USP là gì? 5 điều cần nhớ để tìm ra USP cho thương hiệu của bạn

Làm thế nào để thương hiệu của bạn có thể gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng? Đâu là yếu tố giúp bạn có thể cạnh tranh với hàng ngàn thương hiệu lớn mạnh khác? Một USP hiệu quả và “đủ sức công phá” hoàn toàn có thể giúp bạn làm được điều đó. Vậy trên thực tế USP là gì và đâu là những điều cần lưu ý để tìm ra USP? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. USP là gì?

USP - Unique Selling Point được hiểu là điểm độc đáo nhất hay điểm khác biệt của thương hiệu của bạn so với đối thủ. USP là một trong những yếu tố quan trọng giúp phân biệt, tạo nét nổi bật của sản phẩm/ dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Một trong những ví dụ có thể thấy dễ dàng trên thị trường là chi phí thấp nhất, chất lượng tốt nhất hay sản phẩm đầu tiên trên thị trường,...

usp là gì

USP là một trong những yếu tố quyết định đến độ phủ thương hiệu của bạn

Một USP tốt là USP độc đáo, chất lượng và mang lại lợi ích rõ ràng cho khách hàng cũng như doanh nghiệp. USP được thể hiện nhiều qua chính các slogan và mục đích duy nhất mà họ hướng tới, từ đó trở thành khẩu hiệu duy nhất của họ để có thể truyền tải một cách rõ ràng tới các khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng. Vậy ý nghĩa của USP là gì và tại sao nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp?

Xem thêm: Định vị thương hiệu khi mới khởi nghiệp kinh doanh

2. Vai trò của USP là gì?

Đối với một thương hiệu, Unique Selling Point (Unique Selling Proposition) đóng vai trò đặc biệt trong việc gây ấn tượng, “gãi đúng chỗ ngứa” và tạo lòng tin cho các khách tiềm năng của bạn. 

Thông qua các thông điệp truyền tải, slogan mà bạn có thể cho khách hàng thấy được bạn là ai, bạn cung cấp sản phẩm gì, bạn mang lại điều gì cho khách hàng và đặc biệt là bạn hơn đối thủ của mình ở điểm nào.

Không thể phủ nhận vai trò của các thông điệp truyền thông, USP của một thương hiệu, bởi đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để gây ấn tượng với khách hàng, để họ biết bạn là ai, vị thế trên thị trường và tăng độ phủ thương hiệu. Đây là bước đầu giúp bạn có thể bước chân vào nhu cầu của khách hàng. 

USP thường được sử dụng trong suốt thời gian thương hiệu quảng bá sản phẩm của mình thông qua các kênh truyền thông tới thu hút người tiêu dùng và chuyển đổi mua hàng. Đó là lý do mà nếu bạn không thể tạo ra USP thực sự nổi bật so với đối thủ, bạn sẽ không thể gây ấn tượng và biến họ thành khách hàng của mình.  

cách xây dựng thương hiệu thu hút khách hàng 1

9 cách xây dựng thương hiệu chuẩn dành cho doanh nghiệp

Đây là cái nhìn sâu sắc hơn về những cách xây dựng thương hiệu mà bạn có thể thực hiện để thành công trong thời gian ngắn nhất.

👉 XEM NGAY

3. Cách khám phá USP và tăng doanh số hiệu quả với USP

3.1 Đặt mình vào vị trí của khách hàng

Không ít thương hiệu thường tập trung vào việc nói rất nhiều về sản phẩm, dịch vụ của họ mà quên rằng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mới là cách giúp họ hoàn thiện sản phẩm cũng như kích cầu hiệu quả. 

Ví dụ, trong nhà hàng của bạn, bạn coi việc bạn làm việc với các sản phẩm hữu cơ là rất quan trọng. Nhưng cửa hàng của bạn nằm trong một khu kinh tế, vì vậy bạn có rất nhiều doanh nhân, người lao động ghé qua ăn trưa.

Vấn đề của họ là thiếu thời gian, họ không chỉ muốn ăn những món ăn ngon và lành mạnh, họ còn muốn được phục vụ một cách nhanh chóng. Nếu bạn phục vụ bữa ăn của mình nhanh và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực của bạn chậm hơn đáng kể, bạn đã tìm thấy USP của mình.

Nếu bạn muốn thành công trong kinh doanh, tất cả hãy bắt đầu từ việc hiểu một bí mật đơn giản: khách hàng không muốn mua sản phẩm của bạn. Những gì người tiêu dùng muốn, là cơ hội để làm cho cuộc sống của họ tốt hơn, giải quyết các vấn đề của họ hoặc đạt được một mục tiêu thiết yếu.

usp là gì

Eurowindow đã làm tốt trong việc tạo ra USP tác động trực tiếp đến nhu cầu khi sử dụng cửa của người tiêu dùng

Một trong những lưu ý khi tạo nên các USP mà bạn cần lưu ý đó là hãy hạn chế đưa giá cả vào để làm USP. Hãy nhớ rằng, giá cả sẽ không bao giờ là lý do duy nhất khiến mọi khách hàng tìm đến bạn, nó chỉ thực sự hiệu quả trong các chương trình ưu đãi.

Bởi nhiều nhãn hàng khác có thể giảm hơn nữa nhưng nguồn vốn và tỷ lệ rủi ro của bạn thì không chắc với điều đó. Và bạn sẽ không bao giờ đảm bảo được sự duy trì lâu dài khi sử dụng USP này. 

3.2 Biết điều gì thúc đẩy hành vi và quyết định mua của khách hàng

Tiếp thị hay đưa ra một USP phù hợp dựa vào việc đánh giá hành vi và tâm lý khách hàng rất nhiều. Bởi nếu bạn không biết người tiêu dùng cần gì, mong muốn gì hay điều gì có thể làm thỏa mãn họ thì việc tiếp cận đến insight của khách hàng là điều không thể. 

Hãy vượt qua những yếu tố nhân khẩu học thông thường, nghiên cứu kỹ hơn về hành vi của người tiêu dùng trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh hay đối tượng hướng đến cụ thể để xác định rõ hơn về nhu cầu và xu hướng của họ. 

Điều này có thể giúp bạn cải thiện được sản phẩm của mình cũng như đánh đúng vào nhu cầu, mong muốn hay điều mà khách hàng cần. Các công ty mỹ phẩm và rượu là 2 trong những ví dụ đáng để tham khảo bằng việc thúc đẩy hành vi theo định hướng tâm lý dựa trên mong muốn (sang trọng, quyến rũ, xinh đẹp,...) thay vì nhu cầu của họ. 

3.3 Khám phá lý do thực sự mà khách hàng mua sản phẩm của bạn

Không ai có thể cho bạn những thông tin hữu ích nhất về cảm nhận, chất lượng hay những yếu tố khiến khách hàng quyết định đến với bạn thay vì đối thủ cạnh tranh ngoài khách hàng.

Chính vì vậy, khi đã có một lượng khách hàng nhất định, hãy nhờ chính khách hàng của mình cho bạn những chia sẻ và đánh giá cụ thể, ví dụ như chất lượng sản phẩm, độ phù hợp, dịch vụ,...Bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ trung thực của mọi người khi bạn hỏi về cách cải thiện dịch vụ của mình đấy nhé. 

Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ mới bắt đầu, bạn sẽ không có nhiều khách hàng để hỏi, vì vậy hãy "mua sắm" đối thủ cạnh tranh của bạn. Nhiều nhà bán lẻ thường xuyên ghé qua các cửa hàng của đối thủ cạnh tranh để xem họ đang bán gì và bán như thế nào.

Nếu bạn thực sự can đảm, hãy thử hỏi một vài khách hàng sau khi rời khỏi cơ sở xem họ thích và không thích sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. 

Xem thêm: Bí quyết tạo dựng thương hiệu trực tuyến không nên bỏ lỡ

4. Những ví dụ cụ thể từ thương hiệu nổi tiếng về USP là gì?

USP sẽ là khác nhau đối với các sản phẩm khác nhau và hãy cùng Sapo xem các thương hiệu hàng đầu thế giới đã thành công như thế nào với USP mà họ đã tạo ra.

4.1 Domino’s Pizza

“Bạn nhận được bánh Pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”. Khẩu hiệu này của Domino’s Pizza cho đến nay đã trở thành một trong những USP tuyệt vời nhất của hãng Pizza này.

Bởi đây được xem như một lời cam kết thể hiện sự bảo đảm rõ ràng và cam kết chất lượng Pizza nóng. USP này đã giúp hãng Pizza này thành công lớn, tuy nhiên, sau một loạt các tai nạn xe hơi khi lái xe giao hàng, Domino’s đã không còn sử dụng USP này hay cung cấp thỏa thuận này nữa. 

4.2 Tiki 

“Giao hàng siêu nhanh - Siêu tiết kiệm chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ” - đây được xem là một trong những chiến lược USP vô cùng hiệu quả của sàn thương mại điện tử Tiki NOW để đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết nhất của người tiêu dùng. 

usp là gì

Dịch vụ Tiki Now mang về cho Tiki nguồn lợi tương đối lớn nhờ khả năng đáp ứng nhu cầu mua hàng cấp thiết nhất của người tiêu dùng

Đối với một sàn thương mại điện tử, bạn không thể chắc chắn được khi nào mình sẽ nhận được hàng, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp. Hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, Tiki đã tung ra gói giao hàng TIKI NOW với USP như trên và cam kết từ khi đặt hàng đến nhận hàng chỉ trong vỏn vẹn 2 giờ đồng hồ.

Gói dịch vụ đặc biệt này đã giúp TIKI tạo được tiếng vang lớn với lượng đơn hàng bùng nổ và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng cũng như người bán trên sàn của mình. 

4.3 De Beers

Bạn nghĩ rằng, tại sao nhẫn kim cương lại trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu để cầu hôn? De Beers đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra “quy luật” này với chính USP của mình từ năm 1948 - “Kim cương là mãi mãi”.

De Beers đã gán cho kim cương giá trị xoay quanh tình yêu, hôn nhân với ý nghĩa kim cương sẽ tồn tại mãi mãi như tình yêu bất diệt và vĩnh cửu. Điều này không chỉ khiến thương hiệu De Beers được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới mà còn mang về nguồn thu khổng lồ với các sản phẩm của mình. 

4.4 Yakult

Hiểu rõ những vấn đề mà tất cả mọi người đều gặp phải, kết hợp cùng định hướng phát triển sản phẩm, Yakult ngay từ những thời gian đầu khi xuất hiện tại thị trường đã tạo ra tiếng vang lớn với USP: “Tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể”.

usp là gì

Không chỉ hướng tới một sản phẩm sữa chua uống thông thường, Yakult cho người dùng thấy rõ những điều mà mình mang lại qua USP

Không chỉ là một loại sữa chua uống lên men thông thường, Yakult hướng đến thức uống dành cho mọi gia đình với khả năng cải thiện và nâng cao hệ tiêu hóa cho mọi nhà. 

4.5 Milo

Được biết đến như một trong những thức uống gắn liền với bao thế hệ người Việt, các USP của Milo từ xưa đến nay luôn là những câu chuyện truyền cảm hứng, hướng đến các em nhỏ, thanh thiếu niên và phụ huynh.

USP với chủ đề chính là “Nuôi dưỡng thế hệ Việt Nam năng động và khỏe mạnh” luôn là nền tảng giúp Milo đưa các thông điệp truyền thông và khuyến khích các hoạt động rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe.

USP có thể được dùng trong một thời điểm, một chiến dịch hoặc trở thành slogan của một thương hiệu. Và tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể đánh giá hiệu quả của USP thông qua việc theo dõi hiệu quả kinh doanh cũng như bán ra của sản phẩm tại từng thời điểm qua các giải pháp quản lý bán hàng.

Điều này có thể giúp bạn quản lý và đánh giá một cách chính xác, từ đó đưa ra đề xuất cải thiện, thay đổi hoặc đẩy mạnh USP đã đặt ra để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.  

Trên đây là những yếu tố mà bạn cần biết để hiểu rõ USP là gì cũng như vai trò của USP đối với các thương hiệu. Sapo.vn hy vọng rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả truyền thông và phủ rộng thương hiệu của mình trên thị trường và đến với khách hàng tiềm năng một cách tốt nhất.

Tweet
4/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM