Sapo đồng hành cùng sự kiện "Làng dừa Bến Tre online 2019"

Ngày 09/04/2019, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đã bắt tay hợp tác với Lazada tổ chức buổi hội thảo đưa Thương mại Điện tử (TMĐT) về Nông thôn với chủ đề "Làng dừa Bến Tre online". Sự kiện được diễn ra tại Sở Công Thương Bến Tre với sự tham gia của hơn 100 người.  Sapo tham gia hội thảo lần này với vai trò chia sẻ và đem đến những giải pháp bán hàng tốt nhất cho người dân trên sàn TMĐT.

sapo sự kiện

Các đơn vị đồng hành cùng chương trình "Làng dừa Bến Tre online"

Bến Tre là địa phương đầu tiên được chọn để khởi động dự án này với tên gọi “Làng dừa Bến Tre online”. Dự án được triển khai dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt nam (VECOM) và Sở Công thương Bến Tre cùng các đơn vị ban ngành có liên quan, mục đích của buổi hội thảo là hướng dẫn người dân đưa dừa lên sàn TMĐT và quản lý bán hàng bằng công nghệ hiện nay. Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng (Phó chủ tịch hiệp hội TMĐT Việt Nam) đại diện VECOM cho biết: Dự án dừa Bến Tre lần này được diễn ra với 2 giai đoạn.

sapo sự kiện

Không khí của buổi hội thảo "Làng dừa Bến Tre online"

Giai đoạn 1 với chiến dịch đẩy các sản phẩm của làng nghề lên sàn (Lazada), tiếp cận xu hướng TMĐT. Một nguyên tắc bất di bất dịch trong thị trường “muốn bán được hàng phải ra chợ”. Thực tế, người nông dân không đủ công cụ để mang sản phẩm của mình ra thị trường. Vậy làm sao để nông sản có thể vào thị trường một cách nhanh nhất? TMĐT sẽ rút ngắn con đường đi lòng vòng của nông sản, tiếp cận thị trường mới, tiết kiệm chi phí makerting, tăng giá trị. Làm giảm chi phí sản xuất, bớt gánh nặng cho nông dân.

sapo sự kiện

Buổi chia sẻ thu hút được đông đảo sự chú ý trong phiên 1 họp của buổi hội thảo.

Giai đoạn 2 là sẽ tiếp tục mở rộng với chủ đề “Làng nghề đặc sản online”. Bằng những động thái cụ thể của Lazada đối với các cơ sở kinh doanh tại Bến Tre khi tham gia vào dự án này sẽ được hưởng 1 gói hỗ trợ đặc biệt bao gồm: miễn phí mở gian hàng, miễn phí hoa hồng trọn đời, miễn phí các chương trình đào tạo bán hàng online, các hỗ trợ về thiết kế, hình ảnh gian hàng, dán nhãn đặc sản nếu đã có đăng ký chỉ dẫn địa lý… Việc xuất khẩu hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử quốc tế cũng được Lazada Việt Nam hỗ trợ về mặt thông tin và thủ tục cần thiết.  Ngoài ra, VNPost cam kết hỗ trợ miễn phí chi phí vận chuyển và ưu tiên các đơn hàng của Làng dừa Bến Tre trong ngày này.

Anh Hà Kim Sơn - đại diện Sapo tham gia chia sẻ trong buổi hội thảo

Theo sau đó, ở hội thảo lần này anh Hà Kim Sơn - đại diện Sapo tham gia chia sẻ với chủ đề “Tác động của Thương mại Điện tử - xu hướng O2O”. Bên cạnh đó Sapo đem đến công cụ “Quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel hiệu quả"  nhằm hỗ trợ đồng nhất việc quản lý bán hàng trên Lazada và tại cửa hàng cho các chủ cửa hàng. Ngoài ra, Sapo cùng với sự hỗ trợ của VECOM và Sở Công thương Tỉnh Bến Tre tổ chức những buổi giới thiệu và tập huấn miễn phí cho các hộ gia đình khó khăn, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về dừa ở Bến Tre. Qua đó, giúp các đơn vị này nắm rõ cách thức và quy trình mở gian hàng trên sàn TMĐT, xây dựng các chương trình khuyến mại, quản lý gian hàng, kho bãi, quy trình đóng gói, giao nhận, thanh toán, chăm sóc khách hàng…

Thực chất, việc đưa công nghệ về “nông thôn” đã được Sapo “xông trận” từ những năm trước. Sapo đã hợp tác với các nhà vận chuyển và tài chính địa phương, để biết vùng nào có những khách hàng lớn (đơn hàng lớn, bán nhiều mặt hàng lạ, có giá trị), sau đó cử nhân viên tiếp cận với họ để hỗ trợ, từ huấn luyện đào tạo, đóng hàng, xử lý dữ liệu… theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, để chủ cửa hàng hiểu công dụng phần mềm trong kinh doanh của họ”, anh Tuyến (CEO Công ty Sapo) đã tâm sự.

Anh Trần Trọng Tuyến - CEO Công ty CP Công nghệ Sapo

Nhìn thấy nhu cầu của khách hàng muốn mua mặt hàng gốm Bát Tràng, Sapo cử nhân viên xuống “ăn nằm” ở làng gốm Bát Tràng, để tiếp cận khách hàng. Những ông chủ lò gốm rất bảo thủ, anh Tuyến nói vậy. Họ nói rằng, xưa nay không cần nền tảng bán hàng mà vẫn bán được hàng, vậy thì cần gì phần mềm! Kiên trì giải thích, thuyết phục, chạy miễn phí… gần cả năm trời, có chủ lò chịu xài, bán được hàng nhiều hơn. Vậy là nhiều chủ lò khác bắt đầu làm y như vậy, vì “ghét tiếng gáy của con gà kế bên nhà”. “Thấy có chủ lò bán hàng online, “không cần nói gì thêm”, họ cũng phải bán hàng online. Có những trường hợp về sau gặp lại, họ tâm sự thật như vậy, và cũng nhận ra phần mềm quản lý và cách thức kinh doanh online có hiệu quả hơn cách thức bán hàng tại chỗ hàng chục năm qua”, anh Tuyến nói thêm.

Có thể nói thời buổi này, mặt hàng nào có nhu cầu sử dụng đều có mặt trên online. Thương mại điện tử đang là xu hướng kinh doanh không kể cư dân đô thị hay nhà quê. Với tỷ lệ dân số nông thôn chiếm tới 70%, việc đẩy nhanh số hóa về khu vực này sẽ góp phần quan trọng trong lộ trình phát triển TMĐT tại Việt Nam, đạt quy mô 10 tỷ USD vào năm 2020.  Để thực hiện được mục tiêu này, cần có sự chung tay của các doanh nghiệp TMĐT trong hành trình đưa TMĐT về nông thôn, hỗ trợ các hộ kinh doanh tiếp cận được với phương thức kinh doanh mới, giải quyết trực tiếp vấn đề tiếp cận thông tin và kỹ năng hoạt động trên sàn TMĐT.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM