Thời gian gần đây, thú vui thưởng thức cafe tại khu cắm trại đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là giới trẻ khi họ đua nhau đi khám phá mô hình cafe này. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh mô hình cafe camping này thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.
1. Cafe camping là gì? Vì sao mô hình này gây sốt?
Trong vài năm trở lại đây, mô hình cafe camping nổi lên như một xu hướng kinh doanh mới, đặc biệt thu hút nhóm khách hàng trẻ đang tìm kiếm những trải nghiệm “đi chơi gần, sống chậm giữa thiên nhiên”. Thay vì đến một quán cafe truyền thống hoặc lên rừng cắm trại hẳn hoi, khách hàng giờ đây có thể làm cả hai – vừa nhâm nhi ly cafe, vừa tận hưởng không gian như đang cắm trại thật sự
Định nghĩa mô hình cafe camping
Cafe camping là mô hình kinh doanh kết hợp giữa dịch vụ đồ uống và không gian cắm trại ngoài trời. Khách hàng đến quán không chỉ để thưởng thức đồ ăn, thức uống mà còn để trải nghiệm không gian thư giãn trong lều, bên bếp lửa hoặc dưới tán cây – mô phỏng cảm giác “đi cắm trại” nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi.
Tùy vào quy mô và mặt bằng, mô hình có thể thiết kế đơn giản (lều trại mini, decor nhẹ) hoặc đầu tư chỉn chu như một khu glamping (cắm trại cao cấp) với nhiều khu vực chức năng khác nhau: quầy bar, sân BBQ, bếp ngoài trời, khu tổ chức sự kiện…

Điểm khác biệt so với quán cafe sân vườn
Mặc dù đều hướng đến không gian ngoài trời và sự gần gũi với thiên nhiên, nhưng cafe camping có nhiều điểm khác biệt so với quán cafe sân vườn:
- Trải nghiệm nhiều hơn, thụ động ít hơn: Khách hàng đến cafe camping không chỉ ngồi uống nước mà còn tương tác – nướng đồ ăn, dựng lều, tổ chức tiệc nhóm hoặc hoạt động ngoài trời.
- Concept độc đáo, dễ viral: Không gian decor như “camping thật” dễ tạo cảm giác mới lạ, từ đó tăng khả năng khách hàng chụp ảnh, chia sẻ, lan toả thương hiệu tự nhiên trên mạng xã hội.
- Tối ưu được khu đất lớn, ít xây dựng: Thay vì xây dựng kiên cố, cafe camping thường tận dụng sân vườn, đất trống, khu nghỉ dưỡng hoặc trang trại để thiết kế mô hình mở – linh hoạt và tiết kiệm chi phí ban đầu.

2. Khách hàng nào phù hợp với mô hình cafe camping?
Không phải ai cũng là khách hàng mục tiêu của cafe camping. Mô hình này đặc biệt thu hút những nhóm đối tượng có xu hướng sống trải nghiệm, yêu thiên nhiên và tìm kiếm sự thư giãn sau những ngày bộn bề. Dưới đây là những nhóm khách hàng thường xuyên lui tới các quán cafe camping – và cũng là lý do bạn nên cân nhắc phục vụ họ ngay từ đầu.
Giới trẻ thành thị – gen Z và millennials
- Đặc điểm: Thích khám phá, chụp ảnh sống ảo, ưa chuộng các mô hình mới lạ.
- Hành vi: Tìm kiếm các địa điểm "chill", hoang sơ, gần gũi thiên nhiên nhưng vẫn tiện nghi.
- Insight: Họ không chỉ đến để uống cafe, mà còn để check-in, trải nghiệm và chia sẻ trên mạng xã hội.
- Kỳ vọng: Quán cần có góc decor đẹp, dịch vụ tốt, giá hợp lý và không gian đủ “độc”.
Nhân viên văn phòng, gia đình nhỏ – tìm chốn “trốn thoát” cuối tuần
- Đặc điểm: Bận rộn, thường tìm đến quán cafe camping vào cuối tuần để đổi gió.
- Insight: Họ muốn có một không gian vừa gần gũi thiên nhiên, vừa có dịch vụ đầy đủ như chỗ ngồi thư giãn, BBQ, thức ăn nhẹ, khu vui chơi trẻ em…
- Kỳ vọng: Dễ đi lại, không quá xa trung tâm, chỗ đậu xe rộng rãi và an toàn.
Người có đất rẫy, sân vườn – quan tâm mô hình kinh doanh tự nhiên
- Đặc điểm: Có sẵn mặt bằng, đang tìm mô hình đầu tư không quá phức tạp.
- Insight: Họ muốn tận dụng khu đất của mình để mở mô hình mang lại trải nghiệm – ít cạnh tranh, có tiềm năng sinh lời lâu dài.
- Kỳ vọng: Mô hình dễ triển khai, không cần quá nhiều vốn và có thể quản lý linh hoạt.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng từ A đến Z cho người mới bắt đầu
3. Ưu điểm của mô hình cafe camping
Không phải ngẫu nhiên mà cafe camping trở thành mô hình được săn đón trong những năm gần đây. Với nhiều lợi thế về chi phí, không gian và trải nghiệm khách hàng, đây được xem là hướng đi tiềm năng cho những ai muốn đầu tư vào ngành F&B nhưng vẫn mong muốn sự khác biệt.
Không gian mở, dễ thu hút khách hàng trẻ
Đối với thế hệ gen Z và millennials – những người yêu thích trải nghiệm và không gian sống ảo – cafe camping là một “mỏ vàng” đúng nghĩa. Không gian ngoài trời, ánh nắng tự nhiên, cây xanh và lều trại được decor bắt mắt chính là yếu tố giúp mô hình này trở nên viral mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Chỉ cần một vài góc chụp đẹp, thiết kế concept phù hợp với xu hướng (boho, rustic, du mục…), quán của bạn có thể dễ dàng thu hút lượt khách nhờ hiệu ứng truyền miệng và check-in.
Tăng doanh thu từ nhiều nguồn dịch vụ
Khác với quán cafe truyền thống chỉ bán đồ uống, cafe camping tạo ra nhiều dòng doanh thu cùng lúc:
- Bán cafe, nước uống, đồ ăn nhẹ
- Cho thuê lều trại theo giờ hoặc qua đêm
- Tổ chức BBQ, tiệc sinh nhật, workshop ngoài trời
- Thu phí chụp ảnh, quay video, livestream
Việc đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn tạo ra trải nghiệm trọn vẹn, khiến khách hàng nán lại lâu hơn và quay lại nhiều lần.
Tối ưu chi phí xây dựng và vận hành
Một trong những điểm cộng lớn nhất của cafe camping là chi phí đầu tư ban đầu không quá cao. Bạn không cần xây dựng kiên cố – chỉ cần mặt bằng rộng, decor sáng tạo và hệ thống vận hành hợp lý là có thể bắt đầu.
Ngoài ra, nhờ đặc thù không gian mở và lều trại có thể di dời, chủ quán cũng dễ dàng thay đổi layout, setup sự kiện theo mùa hoặc xu hướng mà không tốn quá nhiều chi phí cải tạo.
Xem thêm: Chủ kinh doanh cần làm gì để khai trương quán cafe thành công
4. Khó khăn khi kinh doanh cafe camping
Lợi nhuận là thế, nhưng mô hình này cũng vấp phải không ít khó khăn khi bắt đầu kinh doanh.
Đầu tiên là phải kể đến lựa chọn mặt bằng kinh doanh. Đối với mô hình này, mặt bằng đòi hỏi phải có diện tích lớn, rộng rãi, thoáng đãng. Vì ở các vùng xa nên chủ kinh doanh cũng phải lựa chọn địa điểm có giao thông đi lại thuận tiện. Tìm được một mặt bằng kinh doanh đáp ứng được các yêu cầu trên với một mức giá thuê hợp lý không phải là điều dễ dàng.
Bên cạnh đó, chi phí để đầu tư mô hình cafe camping khá tốn kém. Chi phí thuê mặt bằng lớn đã gấp nhiều lần so với mặt bằng của những quán cafe thông thường. Điều này khiến chủ quán phải chuẩn bị một số vốn đầu tư ban đầu đủ lớn. Ngoài ra, còn có các chi phí khác như chi phí cải tạo, nguyên vật liệu, trang trí, nhân sự, thiết kế, lều trại, tiện nghi đi kèm,...
Kinh doanh cafe cắm trại ở ngoài trời nên còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Thời tiết quá xấu là rào cản khiến khách hàng từ chối trải nghiệm dịch vụ này. Vì vậy chủ quán sẽ không tránh khỏi tình trạng đông khách quá mức hay ế ẩm.

4. Những lưu ý khi kinh doanh cafe camping
Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, sự cạnh tranh khi mở quán cafe camping vô cùng khốc liệt. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để kinh doanh cafe cắm trại thành công và thu về lợi nhuận khủng.
4.1 Lựa chọn mặt bằng thích hợp
Đây được xem là yếu tố quyết định khách hàng có đến quán của bạn để trải nghiệm dịch vụ hay không. Bạn nên lựa chọn không gian thoáng và có view đẹp để mọi người tha hồ sống ảo và tận hưởng sự thoải mái.
Mặt bằng đẹp cần đáp ứng các tiêu chí như dễ tìm kiếm, giao thông thuận tiện, an ninh đảm bảo, bãi đậu xe rộng rãi,... Số vốn đầu tư thuê mặt bằng không phải là con số nhỏ nên bạn phải cân nhắc cẩn thận.
4.2 Thiết kế theo concept độc đáo
Giữa nhiều sự lựa chọn, sự độc đáo tại quán của bạn chính là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng. Thiết kế cafe camping thường sẽ phân khu riêng biệt với phong cách khác nhau. Bạn có thể lựa chọn thiết kế theo những xu hướng đang thịnh hành hoặc theo ý tưởng sáng tạo của riêng mình.

4.3 Chú trọng vào chất lượng đồ uống
Đừng chỉ mải mê đầu tư vào không gian mà bỏ quên đi chất lượng dịch vụ và đồ uống. Không gian sẽ là yếu tố thu hút sự chú ý của khách hàng nhưng dịch vụ và đồ uống mới là yếu tố lôi kéo khách hàng quay trở lại trong nhiều lần tiếp theo.
Mô hình cafe camping thường cung cấp đầy đủ tất cả những đồ ăn, đồ uống cho một buổi cắm trại. Vậy nên, hãy lựa chọn nguồn nguyên liệu tươi sạch, đảm bảo để phục vụ khách hàng.
4.4 Đưa ra mức giá hợp lý
Chi phí quá đắt đỏ là yếu tố khiến khách hàng băn khoăn khi lần đầu lựa chọn đến với quán của bạn. Liệu rằng chất lượng dịch vụ và đồ ăn có thực sự xứng đáng với cái giá mà họ bỏ ra hay không? Vừa tò mò muốn thử vừa lo sợ mất quá nhiều chi phí sẽ khiến khách hàng băn khoăn khi lựa chọn.
Đưa ra mức giá hợp lý với chất lượng phục vụ và ăn uống sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Chủ quán có thể tham khảo mức giá của các đối thủ cạnh tranh để cân nhắc. Nếu tự tin vào chất lượng của quán và cung cấp các dịch vụ cao cấp, bạn hoàn toàn có thể đưa mức giá đắt hơn so với đối thủ.

Xem thêm: Mô hình rửa xe kết hợp cafe - Chi tiết Từ ý tưởng đến triển khai
4.5 Sử dụng giải pháp công nghệ vào quản lý
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh giúp quá trình bán hàng của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn. Chủ quán cafe camping có thể sử dụng phần mềm quản lý quán cafe cho mô hình của mình để nâng cao doanh thu.
Phần mềm quản lý quán cafe hỗ trợ chủ quán order bằng mã QR hay trên điện thoại, máy tính bảng; dễ dàng theo dõi tình trạng lều trống; tính tiền nhanh chóng và chính xác; in hóa đơn chuyên nghiệp, theo dõi báo cáo doanh thu ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, quản lý từ xa dễ dàng;...
5. Một số mô hình cafe camping thành công tại Việt Nam
Mô hình cafe camping không còn xa lạ với giới trẻ Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Với ưu điểm nổi bật là không gian mở, gần gũi thiên nhiên và tạo trải nghiệm độc đáo, nhiều chủ quán đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng và triển khai mô hình này một cách hiệu quả. Dưới đây là một số mô hình cafe camping tiêu biểu đã ghi dấu ấn trên thị trường – bạn có thể tham khảo để lên ý tưởng phù hợp cho riêng mình.
Vietgangz Glamping Club – Long Biên, Hà Nội
Vietgangz là một trong những quán cafe camping tiên phong tại Hà Nội, kết hợp giữa không gian cắm trại hiện đại và khu phục vụ đồ uống, BBQ. Nằm gần trung tâm nhưng vẫn giữ được sự yên tĩnh và thiên nhiên xanh mát, quán thu hút đông đảo khách hàng trẻ nhờ thiết kế lều trại bắt mắt, khu vực check-in đa dạng và nhiều sự kiện âm nhạc ngoài trời.
Điểm đáng học hỏi: Tận dụng tốt không gian ven đô, đầu tư vào trải nghiệm thay vì chỉ chú trọng vào đồ uống.
La Pampa Retreat – Sóc Sơn, Hà Nội
La Pampa được định vị là mô hình glamping – camping cao cấp – tích hợp giữa nghỉ dưỡng và dịch vụ cafe. Không gian lều trại tiện nghi, khu vực sân vườn bài bản và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp giúp La Pampa giữ chân được nhiều nhóm khách có nhu cầu đi nghỉ dưỡng ngắn ngày.
Điểm đáng học hỏi: Hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp, sẵn sàng chi trả cho trải nghiệm trọn gói (cắm trại – đồ uống – tổ chức tiệc).
Wecamp Glamping – Sa Pa
Wecamp khai thác lợi thế địa hình đồi núi và cảnh quan thiên nhiên tại Sa Pa để xây dựng mô hình cafe camping quy mô vừa. Ngoài đồ uống, nơi đây còn cho thuê lều ngủ qua đêm, tổ chức tiệc nhóm, tiệc cưới nhỏ. Wecamp là minh chứng rõ ràng cho việc kết hợp giữa kinh doanh dịch vụ và khai thác du lịch địa phương.
Điểm đáng học hỏi: Phát triển cafe camping đi kèm dịch vụ lưu trú, tăng doanh thu từ nhiều nguồn.
Square 39 – TP. Hồ Chí Minh
Khác biệt hoàn toàn với những quán ở vùng ven, Square 39 tận dụng tầng thượng một tòa nhà ở quận 2 để dựng không gian cắm trại giữa thành phố. Mô hình tuy nhỏ gọn nhưng được trang trí chỉn chu, phù hợp với nhóm khách trẻ muốn “đi camping” nhưng không có thời gian rời khỏi Sài Gòn.
Điểm đáng học hỏi: Tận dụng tốt không gian có sẵn, tạo concept độc đáo để phù hợp với giới trẻ thành thị.
Makakamp Café – Đà Lạt
Là một trong những điểm đến được yêu thích tại Đà Lạt, Makakamp Café gây ấn tượng với khu cắm trại giữa rừng thông, nhiều lều nhỏ decor theo phong cách du mục. Ngoài cafe, quán còn trồng rau – hoa và tổ chức các hoạt động tương tác cho du khách.
Điểm đáng học hỏi: Biến cafe camping thành nơi trải nghiệm thiên nhiên thực thụ, gia tăng thời gian lưu trú của khách hàng.
Mô hình cafe camping đang là một trong những mô hình kinh doanh ăn khách nhất hiện nay. Đây là mô hình kinh doanh sinh lời cao, có tiềm năng phát triển siêu lợi nhuận. Đừng quên bỏ qua những kinh nghiệm được Sapo chia sẻ để công việc kinh doanh thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.