Kinh doanh bán lẻ: Bí quyết mở cửa hàng thành công 100% cho bạn

Bạn sắp mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ và chưa biết phải chuẩn bị những gì? Bài viết này Blog Sapo sẽ chia sẻ cùng bạn tất cả các yếu tố cần thiết như cách lựa chọn mô hình bán lẻ, chiến lược kinh doanh bán lẻ, phân tích thị trường bán lẻ để giúp bạn sẵn sàng cho công việc kinh doanh. Hãy cùng bắt đầu ngay thôi!

1. Kinh doanh bán lẻ là gì?

Kinh doanh bán lẻ là loại hình kinh doanh phân phối hàng hóa cho đối tượng khách hàng là các cá nhân và mua hàng hóa với số lượng ít.

Những người kinh doanh thành công và có nguồn vốn lớn có thể xây dựng cả chuỗi cửa hàng bán lẻ.

Kinh doanh bán lẻ ngày càng phổ biến và chủ yếu là hoạt động ở quy mô nhỏ. Người kinh doanh dễ tham gia và đầu tư có lãi hơn so với một số loại hình đầu tư khác.

kinh doanh bán lẻ

Kinh doanh bán lẻ ngày càng thu hút nhiều người tham gia

2. Các mô hình bán lẻ phổ biến

Lựa chọn mô hình pháp lý cho doanh nghiệp là một trong những quyết định quan trọng nhất để bắt đầu công việc kinh doanh. Mô hình pháp lý có thể thay đổi kết cấu của doanh nghiệp trong tương lai, gây ra sự khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp của bạn, do đó tốt hơn hết nên đưa ra quyết định về việc lựa chọn mô hình pháp lý trước khi bắt đầu công việc kinh doanh.

Chọn mô hình bán lẻ là bước đầu tiên của quy trình mở cửa hàng kinh doanh.

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh bán lẻ thế nào?

Các công ty, nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh bán lẻ phải thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ thì chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Bạn hãy tìm hiểu kỹ các quy định thủ tục để thực hiện cho đúng, đảm bảo cửa hàng vận hành trôi chảy, thuận tiện.

kinh doanh bán lẻ

Thủ tục đăng ký kinh doanh bán lẻ

Trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình, cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý như giấy phép kinh doanh, các hình thức kinh doanh của cửa hàng để cửa hàng để không bị sai phạm về mặt pháp luật; ngoài ra bạn nên tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với mặt hàng, dòng sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh.

Nếu cần, hãy xin ý kiến tư vấn của luật sư và sự trợ giúp của kế toán để công việc kinh doanh của bạn được trôi chảy và hạn chế mắc những sai lầm đáng tiếc với luật pháp.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục cần làm trong bài viết Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng bán lẻ trước khi bắt đầu kinh doanh nhé.

4. Các bước mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ

Bước 1: Nghiên cứu thị trường bán lẻ

Nghiên cứu thị trường bán lẻ là việc làm rất cần thiết bởi bạn cần có cái nhìn tổng quan về các hoạt động của ngành hàng kinh doanh để đưa ra chiến lược phù hợp.

kinh doanh bán lẻ

Nghiên cứu thị trường bán lẻ trước khi kinh doanh

Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2020 chịu ảnh hưởng to lớn bởi 2 đợt dịch Covid. Tuy nhiên, ngành bán lẻ vẫn có cơ hội phát triển bởi nguồn cung hàng hóa dồi dào, nhu cầu tiêu dùng lớn.

Bạn nên nghiên cứu xu hướng của thị trường để cập nhật các phương pháp kinh doanh mới cũng như đổi mới hệ thống cơ sở vật chất và cơ cấu sản phẩm.

Bước 2: Chọn tên cửa hàng

Tên cửa hàng, doanh nghiệp nên dễ nhớ nhưng phải ấn tượng với mọi người. Đặc biệt nó nên có một ý nghĩa nhất định nào đó và gắn liền với mặt hàng mà bạn đang kinh doanh, để khi nhắc đến mặt hàng đó, người ta sẽ nghĩ đến cửa hàng của bạn. Hãy nhớ việc chọn tên cửa hàng cũng là bước đầu của công đoạn tạo thương hiệu. Do vậy, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho công đoạn này trong quy trình mở cửa hàng kinh doanh.

Bước 3: Chọn sản phẩm kinh doanh

Việc tìm kiếm mặt hàng kinh doanh có tiềm năng và phù hợp với thời điểm, với thị trường là một trong những quyết định khó khăn với chủ doanh nghiệp bán lẻ. Vậy nên, trước khi quyết định dòng sản phẩm mà mình kinh doanh, các chủ cửa hàng nên xem xét các yếu tố liên quan đến thị trường, đến nhu cầu tiêu thụ, đến tiềm lực phát triển trong tương lai của dòng sản phẩm đó để công việc kinh doanh được phát triển thuận lợi nhất.

Mở cửa hàng bán lẻ cần đa dạng các mặt hàng

Bước 4: Tìm nguồn hàng và nhà cung cấp chất lượng

Đầu mối cung cấp hàng hóa là một mắt xích quan trọng liên quan đến các khâu sau này của bán hàng như: giá thành bán ra của sản phẩm, số lượng hàng hóa nhập về có đáp ứng được sức tiêu thụ của cửa hàng,… Vậy nên, đầu mối cung cấp hàng hóa là yếu tố tối quan trọng đối với sự thành công của cửa hàng.

Khi lựa chọn đầu mối cung cấp nguồn hàng, cần phải chú ý đến giá thành sản phẩm mà họ cung cấp, chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng,… để không làm ảnh hưởng đến công việc bán hàng của cửa hàng bạn.

mở cửa hàng bán lẻ

Bạn nên tìm đến các nhà cung cấp uy tín

Bước 5: Viết kế hoạch kinh doanh và mua sắm trang thiết bị

Cho dù đó là chính thức hay không chính thức, trên giấy tờ hay trên phần mềm, quá trình xây dựng một kế hoạch kich doanh sẽ giúp cửa hàng của bạn thành công – đây là một trong các bước để mở một cửa hàng quan trọng nhất để bắt đầu kinh doanh.

Hãy tìm hiểu cách làm thế nào để lên được một kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, tại sao lại cần phải có một kế hoạch kinh doanh, các phần mềm xây dựng kế hoạch kinh doanh hoặc có thể tìm kiếm và xem các kế hoạch kinh doanh mẫu miễn phí trên Internet.

Sau khi lên kế hoạch xong, hãy bắt tay vào các công việc như mua sắm thiết bị bán hàng cần thiết để kinh doanh cửa hàng bán lẻ hiệu quả nhé!

Bước 6: Xây dựng chính sách cho doanh nghiệp

Thời gian tốt nhất để xây dựng các chính sách là quy định cho doanh nghiệp chính là trong giai đoạn lập lên kế hoạch cho việc mở cửa hàng. Việc xây dựng các chính sách, quy định cho doanh nghiệp dựa trên những dự đoán về các tình huống phát sinh trong quá trình bán hàng, trong mối quan hệ giữa nhân viên với nhau, giữa nhân viên với khách hàng, cách bạn sẽ xử lý trong các tình huống đặc biệt đó – điều này giúp cửa hàng của bạn có được sự quy cũ ngay từ đầu, tránh những sai lầm đáng tiếc trong quá trình giao dịch với khách hàng.

Có thể bạn quan tâm: Thị trường bán lẻ - những bí quyết giữ chân khách hàng

5. Các loại chi phí cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ

Sau khi chọn được mô hình kinh doanh, bạn cũng cần chuẩn bị cho các loại chi phí mở cửa hàng bán lẻ. Một số chi phí phổ biến bao gồm chi phí mặt bằng, chi phí nhập hàng, trang thiết bị,...

mở cửa hàng bán lẻ

Mở cửa hàng bán lẻ nên tìm địa điểm đẹp, khu đông dân cư để hút khách

Mặt bằng bán lẻ: Địa điểm mở cửa hàng là một trong những yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng của cửa hàng bạn, chọn địa điểm không phù hợp rất có thể khiến công việc kinh doanh của bạn thất bại.

Tùy vào kinh phí để lựa chọn địa điểm mở cửa hàng, tuy nhiên, cửa hàng mặt tiền các đường lớn và tập trung đông dân cư thường mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt.

Các trang thiết bị bán hàng: Các trang thiết bị hỗ trợ cho việc bán hàng sẽ giúp bạn quản lý cửa hàng khoa học và dễ dàng hơn. Một số trang thiết bị cần thiết có trong cửa hàng gồm: Máy tính, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm in hóa đơn, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn,...

6. Cách quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả

6.1 Xây dựng kế hoạch tiếp thị

Tiếp thị là hoạt động nhằm đưa khách hàng đến gần hơn với cửa hàng của bạn, để những sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến, để xây dựng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp đến người dùng – đây là một công việc cần thiết đối với mọi cửa hàng và doanh nghiệp.

marketing bán hàng

Dùng các kênh tiếp thị cho việc kinh doanh của bạn

Hiện nay, có rất nhiều cách thức để tiếp thị cho sản phẩm, cho cửa hàng của bạn, có thể dùng các kênh tiếp thị truyền thống hoặc các kênh qua Internet, các kênh tiếp thị này sẽ giúp tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp bạn.

Ngoài ra, nên tham khảo các cách làm tiếp thị của những doanh nghiệp có cùng mô hình và rút ra những bài học kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ của mình.

6.2 Ứng dụng công nghệ vào kinh doanh

Sự ra đời của máy tính và Internet đã tạo ra bước ngoặt lớn cho nhân loại, trong đó có cả ngành bán lẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bán lẻ là một điều tất yếu, lưu trữ thông tin về hàng hóa, về doanh số bán hàng, thông tin khách hàng,… theo cách thủ công bằng ghi chép và trí nhớ đã không còn phù hợp với công việc bán hàng hiện nay, do đó các phần mềm hỗ trợ bán hàng bắt đầu ra đời, giải quyết những khó khăn cho công tác bán lẻ.

kinh doanh bán lẻ

Dùng công cụ hỗ trợ bán hàng hiện đại giúp cửa hàng kinh doanh hiệu quả hơn

Việc lựa chọn một phần mềm quản lý bán hàng đảm bảo độ an toàn, nhiều tính năng hỗ trợ các công việc của cửa hàng với giá thành phải chăng là một điều cần thiết đối với một doanh nghiệp mới xây dựng, kinh nghiệm con non kém.

Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu xem phần mềm sẽ giúp gì trong công tác quản lý bán hàng tại cửa hàng nhé.

Bán hàng chuyên nghiệp và dễ dàng với sự hỗ trợ của phần mềm

👉 XEM NGAY

7. Cách thu hút khách hàng trong kinh doanh bán lẻ thế nào?

Việc thu hút khách hàng trong kinh doanh bán lẻ không phải là việc dễ. Bởi mỗi nhà bán hàng lại có những lợi thế riêng để cạnh tranh với đối thủ trong việc kéo khách đến cửa hàng.

kinh doanh bán lẻ

Chương trình khuyến mại, sale off giúp thu hút khách đến cửa hàng

Do vậy, bạn cũng cần trang bị cho mình một số thủ thuật, tuyệt chiêu nho nhỏ như: Thực hiện các chiến dịch giảm giá, khuyến mại, ưu đãi; Đề giá theo số lẻ; Thay đổi cách sắp xếp các mặt hàng,...

Bạn có thể tham khảo bài viết 10 tuyệt chiêu thu hút khách hàng bán lẻ để bán được nhiều hàng hơn giúp cho việc kinh doanh phát triển.

8. Bí quyết kinh doanh bán lẻ thành công là gì?

Kinh doanh ngành nghề nào cũng vậy, muốn thành công phải có bí quyết. Vậy bí quyết thành công trong kinh doanh bán lẻ là gì? Một số bí quyết được nhiều người chia sẻ như Biết cách quản lý nhân viên bán hàng; Đầu tư cho công nghệ quản lý; Kết hợp giữa kinh doanh trực tuyến và truyền thống;... Hãy cùng theo dõi bài viết được chúng tôi tổng hợp lại những bí quyết được nhiều người kinh doanh chắt lọc và đúc rút trong suốt nhiều năm kinh doanh bán lẻ sau đây.

Xem thêm: 10 bí quyết thành công trong kinh doanh bán lẻ

Như vậy bài viết đã chia sẻ cùng bạn các bước để mở một cửa hàng kinh doanh bán lẻ hiệu quả. Bạn hãy nắm chắc và thực hiện theo đúng quy trình để cửa hàng của bạn hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là vận dụng linh hoạt các bí quyết vào công việc quản lý cửa hàng nhé! Chúc bạn thành công!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM