Các loại chi phí mở cửa hàng bán lẻ cần phải biết

Khi xác định kinh doanh hầu hết chúng ta đều có chung một câu hỏi: “Mở cửa hàng cần bao nhiêu vốn?” Đây cũng là mối lo lớn nhất của những người mới khởi nghiệp, vì chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm nên có thể bị thâm hụt vốn hoặc phân bổ nguồn vốn không đúng. Để trả lời câu hỏi trên, bạn cần phải liệt kê được các loại chi phí mở cửa hàng và dự trù số tiền cho mỗi khoản. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết những chi phí cơ bản đó là gì để lên kế hoạch kinh doanh chính xác hơn.

chi-phi-mo-cua-hang-1

1. Chi phí thuê mặt bằng

Khi mở cửa hàng bán lẻ, nếu bạn sử dụng mặt bằng có sẵn của gia đình thì không cần liệt kê khoản chi phí mở cửa hàng này, còn nếu không thì đây là một trong những khoản phí lớn nhất, chiếm tới gần một nửa số vốn ban đầu.

Mặc dù tiền thuê mặt bằng tính theo tháng nhưng khi nộp chủ nhà thường yêu cầu đóng một lúc 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm. Vì vậy trong bảng liệt kê chi phí bạn cần lưu ý để không bị nhầm lẫn hoặc thiếu sót.

2. Chi phí thiết kế, trang thiết bị cho cửa hàng

Sau mặt bằng thì đây là khoản tiêu tốn nhiều tiền nhất, đối với một số lĩnh vực đặc thù liên quan đến kỹ thuật thậm chí còn lớn hơn nhiều. Về phần thiết kế, trang trí thường có các khoản sau:

  •  Sửa, sơn lại cửa hàng
  • Làm bảng hiệu
  • Hình dán, vật trưng bày
  • Còn về trang thiết bị sẽ cần chi tiết để mua những thứ sau:
  • Hệ thống chiếu sáng, âm thanh
  • Kệ, tủ, giá treo, bàn ghế
  • Hệ thống camera quan sát
  • Phần cứng bán hàng: máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, cân điện tử (đối với cửa hàng thực phẩm), máy in mã vạch
  • Phần mềm quản lý bán hàng (bao gồm các tính năng báo cáo thống kê doanh số, số lượng hàng hóa, tích hợp phần mềm in hóa đơn,...)

Thiết kế với sự cố định của một xiên lưới liên quan đến 2 bức tường 2 bên không gian

Mở cửa hàng cần chi phí thiết kế, trang thiết bị

Việc sử dụng phần mềm để quản lý cửa hàng sẽ giúp các chủ shop quản lý hàng hóa, tồn kho, lãi lỗ, quản lý khách hàng, nhân viên… từ đó hạn chế thất thoát, gian lận giúp việc kinh doanh ổn định hơn.

Vậy phần mềm nào tốt nhất cho các shop vừa và nhỏ? Cùng tham khảo Top 5 phần mềm được các cửa hàng sử dụng nhiều nhất ngay dưới đây nhé.

3. Các khoản phí dịch vụ

Để cửa hàng có thể duy trì hoạt động bạn cần phải đóng các khoản phí dịch vụ phụ nhưng rất quan trọng khác, bao gồm:

  • Tiền điện, nước
  • Cước phí Internet, điện thoại
  • Phí vệ sinh

4. Các loại thuế phải nộp

Bất kể bạn kinh doanh nhỏ lẻ hay mở cửa hàng quy mô lớn thì đều phải nộp thuế cho Nhà nước, nếu không muốn vi phạm pháp luật thì hãy tìm hiểu hệ thống và các khoản thuế quan trọng, bao gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế môn bài

5. Chi phí nhập hàng

Tiền nhập hàng có thể nhiều hay ít phụ thuộc vào loại sản phẩm mà bạn kinh doanh và cách chọn mối buôn. Nếu biết cách đàm phán giá bạn sẽ nhập được hàng với phí rẻ hơn, chiết khấu cao hơn, thậm chí nhận được một số ưu đãi đặc biệt khác. Nên thống kê tiền hàng theo tháng để dễ quản lý.

Chi phí mở cửa hàng cần có vốn nhập hàng

6. Chi phí thuê nhân viên

Nếu có ý định thuê thêm người về trợ giúp bán hàng thì bạn nên dự trù khoản phí ngay từ đầu. Ví dụ bạn cần thuê 2 nhân viên, tối đa mỗi tháng chỉ chi cho họ 10 triệu đồng, bao gồm cả tiền công và trợ cấp.

Nếu có thể bóc tách thành từng khoản nhỏ như tiền lương, đồng phục, phụ phí xăng xe, điện thoại,… thì càng tốt.

7. Chi phí đóng gói hàng hóa và vận chuyển

Đối với các shop kết hợp cả kinh doanh online thì thường có khoản chi phí mở cửa hàng này, vì bạn sẽ có rất nhiều khách không mua hàng trực tiếp mà chỉ đặt qua mạng.

Bạn cần dự trù trước tiền đóng gói hàng hóa gồm mua bao bì, nhãn dán, vật chèn (túi bóng khí, xốp,…) và phí ship hàng (nội – ngoại thành, trong – ngoài nước). Cần lưu ý là khoản phí này có cộng vào giá bán hay không, nếu để riêng thì khách chịu hay cửa hàng chịu.

8. Chi phí hao mòn

Đối với tài sản cố định bạn còn phải tính thêm cả chi phí hao mòn theo thời gian sử dụng nữa. Ví dụ bạn mua một chiếc tủ bảo quản có giá 20 triệu, tính hao mòn trong 5 năm, vậy mỗi năm mất 4 triệu. Bạn có thể tham khảo thời gian hao mòn tài sản cố định theo Thông tư số 162/2014/TT-BC do Bộ Tài Chính công bố.

Để cắt giảm chi phí kinh doanh, bạn hãy tham khảo bài viết: 11 cách vô cùng đơn giản để cắt giảm chi phí kinh doanh

Trên đây là những loại chi phí mở cửa hàng cơ bản mà bạn cần phải biết. Để dễ dàng thống kê và kiểm soát bạn nên sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng có chức năng quản lý chi phí, nó sẽ tự động tính toán và kết xuất báo cáo theo thời gian một cách chính xác cho bạn. Hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM