Lập trình viên là làm gì? Những yêu cầu cơ bản của lập trình viên

Hiện nay nghề lập trình viên là một trong những nghề được tìm kiếm nhiều nhất không chỉ vì mức thu nhập tốt mà còn được đánh giá là vô cùng bền vững và có nhiều cơ hội phát triển. Nếu bạn đang thắc mắc lập trình viên là làm gì, những yêu cầu cơ bản cần có ở một lập trình viên là như nào hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm cho mình đáp án chính xác nhất.

1. Lập trình viên là làm gì?

Như chúng ta đã biết, lập trình viên là người chịu trách nhiệm tất cả những công việc liên quan đến mã code lập trình. Nhiều người khi hỏi công việc của lập trình viên là làm gì đều thấy công việc này khá khó hình dung. Tuy nhiên trên thực tế, tuỳ vào con đường bạn lựa chọn (lập trình mobile, lập trình website, lập trình game…) mà nội dung và tính chất công việc sẽ khác nhau. Ngoài ra, trong ngành lập trình cũng có nhiều vị trí, mỗi vị trí sẽ đảm nhận một việc chuyên môn cụ thể. Để hình dung rõ hơn, sau đây là những công việc cơ bản mà bất cứ lập trình viên nào cũng phải làm mỗi ngày.

- Tiếp nhận những yêu cầu từ khách hàng hoặc các bộ phận liên quan, sau đó dùng nghiệp vụ của mình tiến hành phân tích một cách kỹ lưỡng.

- Chuẩn bị sẵn những bản mô tả chi tiết và các nguyên mẫu cơ bản.

- Sau khi đã phân tích và phác thảo cho mình một bản thiết kế phù hợp, lập trình viên sẽ bắt đầu viết code dựa trên những công cụ và phần mềm hỗ trợ đã được trang bị sẵn. Khi này các lập trình viên sẽ lựa chọn ngôn ngữ phù hợp và có khả năng thực thi cao. Tất cả các đoạn code sẽ xây dựng lên một sản phẩm hoàn chỉnh theo những yêu cầu có sẵn trước đó.

- Hợp nhất tất cả những phần mềm cá nhân thành hệ thống nâng cao.

- Dựa vào nền tảng web để lựa chọn và sử dụng những công cụ lập trình chuyên nghiệp để tạo ra những phần mềm dạng dịch vụ nâng cao khi ứng dụng được.

- Tiến hành kiểm tra code để khắc phục những sự cố kịp thời nhất đồng thời nâng cao tính bảo mật, hệ thống hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn.

- Phối kết hợp với các technical writers để viết các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm hoặc website.

Lập trình viên là làm gì

Xem thêm: Lập trình là gì? 8 ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất 

2. Những kỹ năng cần có của một lập trình viên là gì?

Mặc dù hạng mục các công việc của lập trình viên không quá nhiều như một số nghề khác nhưng ngược lại lập trình viên đòi hỏi phải trau dồi nhiều kỹ năng phức tạp mới có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Sau đây là những kỹ năng cơ bản cần có của một lập trình viên.

- Được đào tạo bài bản về lập trình tại các trường đại học hoặc các trung tâm chuyên nghiệp.

- Có thể lập trình bằng ngôn ngữ thông dụng như: C++, C#, JAVA, Python,...

- Có thể sử dụng thành thạo những phần mềm chuyên nghiệp như: SQL Server 2005, Visual Studio 2005 trở lên, Netbeans, Adobe Photoshop, JCreator, IIS,…

- Biết tiếng anh chuyên ngành có tư duy logic và nhạy bén.

- Thường xuyên cập nhật tin tức về công nghệ và các thuật toán.

- Có kiến thức về thu thập thông tin và xử lý dữ liệu, các công nghệ SQL - ORM.

- Chủ động trong công việc, kiên nhẫn và có tinh thần làm việc nhóm.

Nhìn chung, yêu cầu quan trọng nhất của một ​​lập trình viên đó là kiến thức về ngôn ngữ lập trình và cách ứng dụng vào thực tế. Và đây chính là đáp án cho câu hỏi nghề lập trình viên là gì mà rất nhiều người đã thắc mắc trước đó.

kỹ năng cần có của một lập trình viên

3. 5 cấp bậc của nghề ​​lập trình viên

Hiện tại nghề lập trình viên được chia thành 5 cấp bậc, thế nhưng tuỳ vào bộ máy phân cấp của mỗi công ty khác nhau vậy nên một số cấp có thể được lược bỏ. Sau đây là 5 cấp bậc trong nghề lập trình viên.

- Junior Developer : Là những người mới vào nghề, thường là dưới 3 năm kinh nghiệm, có thể làm được những công việc đơn giản, lập trình những phần mềm không đòi hỏi cần quá nhiều kinh nghiệm chuyên môn.

- Senior Developer: Là những người có kinh nghiệm từ 4 - 10 năm trở lên, những lập trình viên ở cấp bậc này đã có rất nhiều kinh nghiệm và nắm vững kiến thức chuyên môn và có thể xử lý hầu hết những vấn đề khẩn cấp một cách hiệu quả. Ở cấp bậc này, lập trình viên cũng có thể lập trình được những ứng dụng, phần mềm phức tạp.

- Leader Developer: Là những người có từ 7 - 10 năm kinh nghiệm, thành thạo tất cả các đầu mục công việc, có thể hoàn thành công việc một cách độc lập, ngoài ra Leader Developer cũng là những người có khả năng gắn kết và dẫn dắt đội nhóm hoàn thành công việc tốt nhất.

- Mid-level Manager: Đây là những người quản lý Leader Developer, các lập trình viên và chỉ dưới quyền Senior Manager. Tại vị trí này, họ có thể giám sát tất cả các công việc của cấp dưới và có thể sa thải những nhân viên dưới quyền của mình.

- Senior Manager: Đây là quản lý cấp cao nhất trong nghề lập trình viên. Người thuộc cấp bậc này sẽ nhận chỉ đạo kế hoạch từ ban giám đốc và chỉ đạo những nhân viên của mình làm việc.

5 cấp bậc của nghề ​​lập trình viên

4. Những điều cần chuẩn bị để trở thành lập trình viên

Nếu bạn đã sẵn sàng để bước vào con đường trở thành lập trình viên, sau đây là những điều bạn cần chuẩn bị để quá trình học tập và thực hành sau này diễn ra tốt đẹp.

4.1 Trau dồi kỹ năng tiếng anh

Có một sự thật là khi làm lập trình viên bạn sẽ cần phải sử dụng rất nhiều tiếng anh trong quá trình học tập và làm việc của mình. Ngay từ những phần mềm chuyên dụng trong lập trình đến cả những đoạn code cũng cần phải viết bằng tiếng anh. Ngoài ra, cơ hội làm việc và thăng tiến tại những công ty đa quốc gia đang vô cùng rộng mở, vậy nên việc bạn có trình độ về tiếng anh chính là một trong những lợi thế hơn rất nhiều.

4.2 Rèn luyện thái độ làm việc

Thái độ làm việc rất quan trọng, nó không chỉ quyết định bạn có thể theo nghề lập trình viên được không mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc sau này. Bạn cần rèn luyện những thái độ sau:

- Cẩn thận: Để hạn chế tối đa việc mắc lỗi làm ảnh hưởng đến hệ thống

- Nhanh nhạy: Một người nhạy bén với các công việc và yêu cầu sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình thăng tiến sau này.

- Kiên nhẫn: Nghề lập trình viên cần nhất là sự kiên nhẫn, có khi bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm lỗi và chạy thử…Vậy nên hãy rèn thêm cho mình tính kiên nhẫn để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe sau này trong công việc.

Xem thêmHướng dẫn tạo website: Cách tạo trang web từ A - Z cho người mới

4.3 Rèn luyện những kỹ năng cơ bản

Ngoài việc rèn luyện thái độ trong công việc, những lập trình viên tương lai cũng cần rèn thêm cho mình những kỹ năng cơ bản, cụ thể:

- Kỹ năng tư duy nhanh: Để dễ dàng nắm bắt và bám sát các công việc.

- Kỹ năng tập trung cao độ: Như đã nói ở trên, nếu bạn không tập chung sẽ rất dễ mắc phải những sai lầm trong quá trình viết code.

- Kỹ năng xử lý thông tin: Những lập trình viên sẽ nhận những yêu cầu từ phía khách hàng hoặc các phòng ban liên quan vậy nên kỹ năng xử lý thông tin là rất cần thiết.

- Kỹ năng quản lý thời gian: Việc của bạn không chỉ có mình bạn mà còn liên quan đến nhiều người, nếu bạn không quản lý thời gian tốt để hoàn thiện việc trước deadline chắc chắn sẽ làm lỡ kế hoạch của rất nhiều người.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Một lập trình viên sẽ cần phải có đội nhóm làm việc của mình, kỹ năng làm việc nhóm càng hoàn thiện công việc sẽ càng ăn khớp với nhau.

- Kỹ năng chịu được áp lực: Tất nhiên rồi, môi trường nào cũng có những áp lực riêng, vậy nên để trở thành lập trình viên hãy làm quen với áp lực nhé.

Rèn luyện những kỹ năng cơ bản

4.4 Trau dồi kiến thức chuyên môn

Để có thể phát triển lâu dài trong ngành lập trình này, mỗi lập trình viên cần phải liên tục trau dồi kiến thức chuyên môn ví dụ như các dùng ngôn ngữ lập trình phù hợp, thuật ngữ lập trình…Những kiến thức bạn học được sẽ áp dụng rất nhiều vào quá trình làm việc sau này của bạn.

Tổng kết

Có thể thấy công việc của lập trình viên nhìn qua tưởng chừng khá nhàn tuy nhiên khi bắt tay vào con đường trở thành lập trình viên chuyên nghiệp bạn sẽ cần phải trau dồi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên biệt mới có thể hoàn thiện công việc một cách tốt nhất.

Hy vọng tất cả những thông tin có trong bài viết chủ đề lập trình viên này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nghề lập trình viên, biết được lập trình viên là làm gì? công việc của lập trình viên là gì?...Chúc các bạn sớm tìm được cho mình hướng đi phù hợp và hẹn gặp lại các bạn tại những bài blog tiếp theo của Sapo.vn.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM