Kinh nghiệm mở đại lý gạo cho người mới bắt đầu

Có thể nói, gạo là sản phẩm kinh doanh mang lại nguồn thu tương đối ổn bởi nhu cầu là vô hạn và cạnh tranh cũng không quá căng thẳng. Vậy làm thế nào để kinh doanh gạo một cách hiệu quả nhất? Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về bí quyết mở đại lý gạo mang lại nguồn thu tốt nhất.

1. Điều kiện và thủ tục mở đại lý gạo

Để mở đại lý gạo, chủ kinh doanh cần thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể
  • Bản sao CMT/ CCCD của cá nhân chủ thể mở cửa hàng kinh doanh gạo hoặc người đại diện hộ gia đình
  • Biên bản cuộc họp về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với các cửa hàng đại lý gạo được thành lập bởi nhóm cá nhân thành lập

Ngoài ra, đối với đăng ký mở đại lý gạo, chủ kinh doanh còn cần đảm bảo các thông tin:

  • Họ tên chủ hộ kinh doanh
  • Địa chỉ chính xác mở đại lý gạo
  • Ngành/ nghề kinh doanh
  • Số vốn mở cửa hàng kinh doanh gạo
  • Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày cấp, địa chỉ cư trú, chữ ký của các cá nhân tham gia mở đại lý kinh doanh gạo

2. Kinh nghiệm mở đại lý gạo

2.1 Nghiên cứu thị trường

Mở đại lý gạo là loại hình kinh doanh không quá khắt khe trong việc đánh giá thị trường bởi nhu cầu là rất lớn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường trong trường hợp này sẽ được dùng để đánh giá nhu cầu của người dân về các sản phẩm khác liên quan. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng kinh doanh và tăng nhanh doanh thu hiệu quả. 

nghiên cứu thị trường khi mở đại lý gạo

Đặc biệt, bạn cũng có thể biết được thói quen mua hàng, loại gạo thường dùng và khả năng tiêu dùng để lựa chọn những thương hiệu phù hợp. Đây là cơ sở để đại lý gạo của bạn đảm bảo được nguồn thu ổn định cho mình. 

Không quá khó khăn, hãy bắt đầu từ việc đi khảo sát trong bán kính khoảng 1km khu vực bạn kinh doanh để tìm hiểu về các cửa hàng, đại lý gạo cũng như nhu cầu của khách hàng.

Trong quá trình mở đại lý gạo, khách hàng của bạn là tương đối đa dạng. Đó có thể khách hàng cá nhân (hộ gia đình, khách lẻ,...), cửa hàng gạo bán lẻ hay khách hàng tập thể (bếp ăn công ty, trường học, cơ quan, quán ăn, nhà hàng,...). Tất cả mọi người đều có thể là khách hàng của bạn. Tùy vào định hướng mà bạn có thể xác định đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng đến. 

2.2 Nguồn vốn

Đối với mặt hàng kinh doanh là gạo, sẽ không có quá nhiều sự chênh lệch về chi phí nhập hàng giữa các nhà cung cấp. Tuy nhiên, bạn sẽ cần chuẩn bị 1 nguồn vốn nhập hàng ở thời điểm đầu để thử nghiệm và bắt đầu quá trình kinh doanh một cách hiệu quả hơn.

Theo đó, quy trình nhập hàng và thử nghiệm sẽ được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Nhập thử đa dạng mẫu gạo - khảo sát thị trường
  • Giai đoạn 2: Lựa chọn mẫu gạo bán chạy nhất
  • Giai đoạn 3: Tối ưu hóa nguồn hàng

Tùy vào kế hoạch kinh doanh mà lượng hàng ở thời điểm đầu là ít hay nhiều. Thông thường, mở đại lý gạo sẽ nhập khoảng 2-3 tấn ở giai đoạn 1 và 2, tiêu tốn khoảng 15-20 triệu.

Ở giai đoạn này, bạn sẽ có thể xoay vòng vốn và đánh giá được tình hình kinh doanh của cửa hàng. Từ đó đưa ra kế hoạch nhập hàng phù hợp hơn để đảm bảo khả năng tiêu thụ cũng như doanh thu cửa hàng. 

Ngoài vốn nhập hàng, có một số chi phí cố định bạn cần nắm được như chi phí thuê cửa hàng (nếu không có sẵn mặt bằng), chi phí điện nước, dịch vụ,... Đặc biệt, vốn dự phòng là một trong những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần quan tâm để đảm bảo khả năng vận hành trong thời điểm đầu khi cửa hàng của bạn chưa có nhiều nguồn thu.

Xem thêm: Các loại chi phí mở cửa hàng bán lẻ cần phải biết

2.3 Địa điểm bán hàng và dụng cụ

Đối với việc mở đại lý gạo, mặt bằng kinh doanh sẽ cần tương đối rộng để đảm bảo khả năng chứa số lượng gạo lớn và các sản phẩm liên quan. Trong trường hợp bạn không có mặt bằng và phải đi thuê thì tùy địa điểm mà giá thuê sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, mặt bằng trong mở đại lý gạo không cần quá nhiều tiêu chí phức tạp, hãy cố gắng tìm một địa điểm đủ rộng và gần khu dân cư. Việc trưng bày gạo cũng cần được quan tâm để khách hàng có ấn tượng và bước vào cửa hàng của bạn. 

địa điểm bán hàng và dụng cụ
  • Tạo không gian thoáng, sạch sẽ 
  • Đổ ra các thùng đựng sạch sẽ kèm biển tên thương hiệu gạo để khách hàng dễ dàng lựa chọn
  • Sắp xếp các bao gạo gọn gàng, những loại gạo được ưa chuộng nên được để ở những nơi dễ nhìn thấy

Đối với dụng cụ cho cửa hàng đại lý gạo, bạn nên chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản như sau:

  • Cân: 2 loại cân bao gồm: cân nhỏ và cân tạ 
  • Túi bóng: Túi bóng loại 1kg, 5kg, 10kg
  • Chậu đựng gạo: Tùy vào mặt bằng và thương hiệu gạo mà cửa hàng cần chuẩn bị số lượng chậu khác nhau
  • Xe đẩy: Xe đẩy sẽ được dùng cho các trường hợp bán cho nhà bán lẻ với số lượng lớn

2.4 Nguồn hàng 

Đối với quá trình mở đại lý gạo, nguồn hàng sẽ đến từ nhà phân phối, nhà sản xuất. Do đó, bạn có thể lựa chọn trực tiếp những thương hiệu gạo uy tín và có chính sách đại lý tốt. Trên thực tế, một nhà cung cấp uy tín sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng sản phẩm, có nguồn hàng ổn định và giá tốt để đảm bảo hoạt động kinh doanh. 

Việc mở đại lý gạo cũng giúp cửa hàng nhận được hướng dẫn và hỗ trợ tư vấn chi tiết về từng loại gạo, phân loại sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng cung cấp. Điều này cũng giúp bạn đảm bảo được các loại giấy tờ cần thiết và đạt tiêu chuẩn quy định.

Xem thêm: Quy trình đánh giá nhà cung cấp chuẩn dành cho nhà bán lẻ

2.5 Kiến thức về gạo

Thông thường, một cửa hàng bán lẻ hay đại lý gạo sẽ bán khá đa dạng về sản phẩm. Đó có thể là các loại gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, các loại hạt, cám, thức ăn chăn nuôi,...Tùy vào nguồn vốn, định hướng và quy mô mà loại sản phẩm bày bán sẽ khác nhau. 

Do đó, hãy cố gắng trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể tư vấn cho khách hàng một cách chi tiết, chính xác và cụ thể nhất. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được việc khách hàng hài lòng và quyết định quay trở lại với cửa hàng của bạn. 

2.6 Quản lý sản phẩm

Đối với đại lý gạo, chủ kinh doanh cần quản lý được số lượng gạo còn lại theo từng thương hiệu. Cùng với đó là sắp xếp và phân loại theo từng nhóm sản phẩm để hạn chế tối đa thất thoát cho cửa hàng. 

quản lý sản phẩm khi mở đại lý gạo

Việc nhập xuất cũng cần được kiểm soát để đảm bảo hiệu quả bán ra của từng sản phẩm cũng như quản lý công nợ nhà cung cấp. Đặc biệt, đây là cơ sở để đánh giá nguồn hàng hiện tại của bạn có thực sự ổn hay không, từ đó đưa ra quyết định nhập hàng phù hợp hơn trong tương lai. 

Một số phần mềm quản lý như Sapo POS cho phép chủ kinh doanh có thể quản lý toàn bộ hệ thống sản phẩm của cửa hàng cũng như hoạt động nhập xuất hàng hóa. Số lượng tồn sẽ tự động được cập nhật sau mỗi giao dịch phát sinh. Điều này sẽ giúp chủ kinh doanh hạn chế tối đa sai sót cũng như đảm bảo khả năng vận hành cho cửa hàng. 

Trên đây là những yếu tố quan trọng về mở đại lý gạo mà chủ kinh doanh có thể tham khảo. Sapo hy vọng rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh chuẩn bị hành trang vững chắc và kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Kế hoạch và kinh nghiệm kinh doanh buôn bán gạo lẻ online lãi lớn

Tweet
4.3/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM