Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh hàng xách tay

Ở bài trước mình đã để cập đến ý tưởng kinh doanh và quản lý bán hàng online đồ xách tay. Để giúp các bạn có được cái nhìn tổng quát về nghề kinh doanh hàng xách tay, chuẩn bị cho mình những điều kiện cần và đủ để bắt đầu công việc kinh doanh này, chúng tôi đã tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cũng như phỏng vấn những người đã và đang kinh doanh hàng xách tay để đưa ra một quy trình gồm những bước đi cơ bản để mở một cửa hàng xách tay như sau:

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh hàng xách tay

Ý tưởng kinh doanh đồ xách tay đang trở thành "chủ đề Hot" trên thị trường hiện nay

1. Chuẩn bị vốn đầu tư

Tiền thuê cửa hàng và mua sắm các trang thiết bị trong cửa hàng

Để thuê một cửa hàng có diện tích khoảng 35-60 m2 bạn cần có số tiền tối thiểu là 30 triệu đồng (vì nhiều cửa hàng sẽ yêu cầu trả trước 6 tháng tiền thuê nhà). Các giá để đồ bạn có thể mua sẵn hoặc đặt làm riêng tại các cửa hàng làm đồ inox hoặc các trang web chuyên cung cấp các thiết bị siêu thị với giá giao động khoảng từ 1,2 triệu đồng trở lên/kệ. Ngoài ra bạn có thể trang bị một máy tính tiền, máy nhập mã sản phẩm để có thể quản lý tốt hàng hóa.

Với hàng xách tay, vì bản thân chất lượng hàng đã là lời quảng cáo tốt nhất nên nhiều chủ shop thường chọn cách bán online, hoặc qua kiểu truyền miệng nhau là chính, cá biệt có cửa hàng cũng phát tờ rơi quảng cáo thông tin về cửa hàng mình. Nếu lựa chọn bán online, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, chỉ cần dành một phòng trong nhà để làm nơi chứa hàng hóa và tiếp khách đến xem và mua hàng.

Tiền nhập hàng hóa

Theo kinh nghiệm của một số người đã và đang kinh doanh ngành hàng này thì tùy vào từng loại hàng bạn phải dành ra khoảng 50 – 100 triệu đồng để nhập hàng. Nếu làm lâu năm, có mối quan hệ với người cung cấp hàng hoặc người làm trong ngành hàng không, có thể bạn sẽ không cần số vốn này. Bạn nhập hàng, bán hàng thu tiền về sẽ hoàn gốc và trả tiền chênh cho bên cung cấp.

2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Nếu mở cửa hàng, bạn nên chọn những địa điểm gần các trường học (nơi dễ thu hút các vị phụ huynh khi đi đưa đón con có thế tiện ghé qua), công sở,… Diện tích cửa hàng không cần quá rộng nhưng đủ để bạn có thể đặt các dãy tủ kệ để đồ sát hai bên tường và chừa lại một chút không gian để khách hàng có thể thoải mái chọn đồ.

3. Nhập hàng

Bạn có thể tìm được nguồn cung cấp hàng bằng cách tiếp cận với một số chủ hàng xách tay chuyên bán buôn hoặc tiếp cận với đoàn tiếp viên.

Chị Thu Trang – một tiếp viên trú tại khu tập thể hàng không trên đường Nguyễn Sơn cho biết: “Phần lớn hàng xách tay được các tiếp viên mua ở các cửa hàng miên thuế hoặc bán giảm giá ở nước ngoài. Tiếp viên hàng không sẽ mang hàng về tận nơi giao cho các cửa hàng trong khu vực phố Nguyễn Sơn và một vài điểm nội thành, thậm chí có những cửa hàng do chính những tiếp viên làm chủ”.

Các loại mặt hàng này đều được chủ mua đặt hàng trước trên catalogue cả về kiểu dáng và giá cả. Mỗi lần giao hàng xong họ cũng nhận được tiền hoa hồng từ 5-10% tùy từng sản phẩm”.

Theo tiết lộ của anh Hà Thanh T., một chuyên gia buôn hàng điện thoại xách tay, có rất nhiều cách để lấy được nguồn hàng đem về nước tiêu thụ. Trong đó có hai con đường cơ bản:

Thứ nhất là nguồn hàng do những người đi máy bay mang từ nước ngoài về trong nước. Chính vì vậy, hàng xách tay còn có tên gọi khác là hàng “bay”. Nguồn này có từ những người thường xuyên phải ra nước ngoài du lịch, công tác, hoặc du học sinh,… Tuy nhiên, theo tiết lộ của anh T., nguồn hàng “bay” ổn định nhất thường là từ nhân viên hàng không phục vụ trên các chuyến bay mang về.

Cách thứ hai là hàng được gửi qua đường chuyển phát nhanh quốc tế về trong nước. Hàng xách tay loại này hay được giới trong nghề gọi là hàng “ship”. Để ship được hàng về nước cũng có nhiều cách. Nếu người buôn có người thân ở nước ngoài, họ sẽ gom hàng từ bên đó rồi gửi về. Nếu không, “con buôn” trong nước sẽ tự tìm hiểu, liên hệ và giao dịch mua hàng trực tiếp với người bán từ nước ngoài qua các trang mạng. Tại nước ngoài, giới buôn bán cũng thường lập ra các nhóm giao dịch để ship hàng đi các nước khác theo nhu cầu.

4. Trang trí và bày biện cửa hàng

Với cửa hàng bán đồ xách tay, chính bản thân hàng hóa đã là một sự thu hút với khách hàng rồi. Bạn hãy đầu tư thêm để có một biển hiệu đẹp mắt, thu hút tầm nhìn của khách, một hệ thống chiếu sáng tốt, cửa hàng sạch sẽ là đã “ăn điểm” với khách hàng.

5. Công cụ quản lý hàng hóa

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ công tác phục vụ bán hàng nhanh chóng bằng mã vạch, kiểm soát doanh thu, chi phí, theo dõi các mặt hàng bán chạy, bán chậm, theo dõi hàng tồn kho chính xác, PR tên tuổi cửa hàng thông qua tiêu đề trên hóa đơn bán lẻ in cho khách…

6. Tuyển dụng và quản lý nhân viên

Với quy mô cửa hàng không lớn lắm, bạn nên tuyển 2 nhân viên bán hàng làm việc theo ca. Bạn cần chú trọng đào tạo nhân viên thái độ phục vụ thân thiện và tận tình với khách hàng, hiểu biết nhất định về từng loại sản phẩm để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng.

7. Tiếp thị và quảng cáo cho cửa hàng

Bạn có thể đăng ký tài khoản trên các diễn đàn như lamchame, webtretho…, trên các trang mạng xã hội để giới thiệu về cửa hàng và hàng hóa của mình. Bạn cũng nên cân nhắc bán hàng online, giao hàng tận nơi cho khách khi họ có nhu cầu, điều này sẽ giúp tăng đáng kể lượng khách hàng cho cửa hàng bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên để ý thủ tục mở cửa hàng bán đồ xách tay hay công việc liên quan khác để kinh doanh thuận lợi.

Thiết kế website các ngành nghề
Thiết kế website các ngành nghề!

Bạn đã có website online chưa? Quảng bá thông tin, sản phẩm cho hơn 150 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website  Sapo Web ngay nào! 

Chúc các bạn thành công!

 Xem thêm

 Phần mềm quản lý cửa hàng kinh doanh hàng xách tay

Bạn đã sẵn sàng bắt đầu kinh doanh thời trang online?

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM