Kinh doanh online thành công và những điều cần biết

Kinh doanh online là xu hướng được nhiều người theo đuổi hiện nay bởi những ưu việt trong kinh doanh và tiết kiệm chi phí vô cùng hiệu quả, hơn thế xu hướng sử dụng internet đang dần bao phủ trên toàn cầu cũng thôi thúc hình thức kinh doanh này phát triển hơn.

Tuy nhiên để kinh doanh online thành công không phải cứ bắt đầu là có thể thực hiện được, những người kinh doanh cần lưu ý rõ ràng về nhu cầu khách hàng, quy trình kinh doanh online hay rào cản mà họ gặp phải. Tất cả các yếu tố đó hỗ trợ cần thiết cho quá trình kinh doanh. Và bài viết: “Kinh doanh online và những điều cần biết” dưới đây sẽ cho các bạn thấy những điều mà bạn còn bỏ sót khiến kinh doanh của bạn thất bại.

1. Tiềm năng của thị trường kinh doanh online

1 điều hiển nhiên bạn cũng thấy là số lượng người sử dụng internet để tìm kiếm, kiểm tra thông tin và lượng tài khoản trên các mạng xã hội đang tăng dần theo từng ngày. Theo thống kê tại riêng thị trường Việt Nam lượng người online chưa từng mua hàng online bao giờ là 44%. Điều đó kích thích việc khai thác thị trường siêu lợi nhuận này từ phía bất cứ nhà kinh doanh nào.

kinh doanh online thành công

Tiềm năng của thị trường kinh doanh online là rất lớn

Thêm vào nữa khi hình thức kinh doanh online mang lại vô vàn lợi nhuận khác ngoài thị trường béo bở. Mức chi phí bằng cửa hàng bằng 0 khi sử dụng hoàn toàn các công cụ online: website hay mạng xã hội. Cung cấp thông tin 24/7 và tiết kiệm thời gian giao tiếp với khách hàng. Điều đó thôi thúc cho thị trường kinh doanh này không ngừng mở rộng.

Xem thêm: Cơ hội kinh doanh online thế nào?

2, Vì sao người tiêu dùng lựa chọn mua hàng online

Điều bạn cần biết rằng vì sao khách hàng của mình ưa thích mua sắm trực tuyến. Điều này rất quan trọng, vì đó chính là 1 phần của việc nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Ưu điểm của kinh doanh online không chỉ dành riêng cho người kinh doanh mà nó còn song song 2 chiều phục vụ lợi ích cho đối tượng mang tên khách hàng:

+ Tiết kiệm thời gian mua sắm

+ Mua hàng 24/7

+ Phương thức giao hàng tại nhà tiện dụng

+ Do chi phí kinh doanh tiết kiệm nên giá thành rẻ hơn

+ Cơ hội kiểm tra giá cả giữa các cửa hàng trực tuyến mà không mất nhiều công sức.

Vì vậy lời khuyên cho các nhà kinh doanh online là không ngừng gia tăng sự thân thiện, lợi ích đến với khách hàng.

Xem thêm: Kiếm 200 triệu/ tháng nhờ kinh doanh online, bạn có tin không?

3, 10 yếu tố ảnh hưởng đến việc mua sắm online của khách hàng

mua sắm online

Khách hàng ngày càng thích mua sắm online

Nắm bắt đầy đủ các yếu tố này sẽ cho bạn công thức cho bài toán khó : Vì sao khách hàng không đến với cửa hàng kinh doanh online của bạn?

+ 56% Chất lượng sản phẩm

+ 49% Miễn phí vận chuyển

+ 35% Dễ dàng trả hàng nếu hàng lỗi hay hỏng hóc từ phía cửa hàng

+ 33% Sự đánh giá từ phía khách hàng

+ 30% Tìm kiếm trực quan dễ dàng, điều này có nghĩa rằng cửa hàng kinh doanh online của bạn phải dễ dàng tìm kiếm ra trên các công cụ tìm kiếm.

+ 26% Điều hướng tốt, cung cấp nội dung có mức thuyết phục cao và độ chính xác

+ 24% Kiểm tra dễ dàng: Khách hàng sẽ yên tâm nếu họ có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm

+ 24% Nhiều sự lựa chọn: Họ có quyền “có” hoặc “không” cho các sản phẩm tại cửa hàng kinh doanh online của bạn.

+ 12% Kích cỡ đặc biệt: Con số này phù hợp cho những người có nhu cầu khác biệt với nhu cầu chung. Thường nằm ở các mặt hàng như quần áo, dày dép.

+ 10% Sản phẩm mới: Đây là yếu tố không quan trọng nhất quyết định đến nhu cầu mua sắm của khách hàng

Vì vậy, bạn phải thật tỉnh táo để lựa chọn ra các phương án thu hút khách hàng hiệu quả hơn là các kế hoạch không có cơ sở.

Xem thêm: Kinh doanh gì 2020? 25 ý tưởng kinh doanh sẽ là xu hướng hốt bạc

4, Các công cụ online tác động như thế nào tới kinh doanh online

Chúng ta sẽ xem xét 2 công cụ cơ bản là website và mạng xã hội vì đây là 2 nền tảng cơ bản của kinh doanh online hiện nay.

Mạng xã hội ảnh hưởng như thế nào tới mua hàng?

+ Có đến 81% các tin tức đăng tải từ bạn bè sẽ quyết định đến nhu cầu mua sắm của khách hàng

+ 44% là con số khách hàng mua với những thương hiệu có hình ảnh đính kèm

+ 40% người tiêu dùng có xu hướng gắn bó với các nhãn hiệu được cập nhật thường xuyên: Thay đổi nội dung và hình ảnh liên tục

+ 55% người tiêu dùng mua hàng từ Facebook

bán hàng trên Facebook

Người tiêu dùng mua hàng từ Facebook

+ 62% khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi quyết định mua sắm online, vì vậy nội dung là điều bạn đừng bao giờ bỏ qua.

+ 9/10 sẽ mua sản phẩm nếu họ được xem video về sản phẩm đó

+ 76% người tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm

+ Các mặt hàng được mua nhiều nhất qua thiết bị di động: 64% đồ điện tử, 57% tạp phẩm và 54% là quần áo.

5, Tâm lý của người kinh doanh online

+ 6% người bán cho rằng lí do họ chọn bán hàng trên online, vì họ nghĩ rằng trên online có rất nhiều khách hàng tiềm năng (hay người mua online).

+ 47% cho rằng khi kinh doanh trực tuyến thì họ có thể bán hàng ra với mức giá tốt.

Kết quả khảo sát trên được công bố tại hội thảo “Hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam” được tổ chức bởi Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương vừa phối hợp cùng Hiệp hội TMĐT Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động chuẩn bị cho chương trình “Ngày mua sắm trực tuyến 2014” lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam vào ngày 5/12/2014.

Đối tượng khảo sát là những người sống tại Việt Nam có thể truy cập internet, chia làm 4 nhóm:

+ Đã mua hàng online trong 1 tháng qua

+ Đã mua hàng online trong 6 tháng qua

+ Chưa từng mua hàng online

+ Đã từng kinh doanh trên mạng.

Trên đây là 5 điều cơ bản nhất mà những người kinh doanh online nên biết để triển khai quá trình kinh doanh 1 cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí ở mức cơ bản nhất.

Nếu bạn đang kinh doanh kinh doanh online và mong muốn tìm được cách bán hàng hiệu quả, hãy dùng thử miễn phí Phần mềm quản lý bán hàng Sapo GO mà nhiều chủ shop đang sử dụng nhé!

Sở hữu gói trải nghiệm miễn phí Sapo POS!
arrow Dùng thử miễn phí

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM