Thẻ Iframe là gì? Có nên sử dụng iframe cho website không?

Để đa dạng bố cục sắp xếp website, lập trình viên thường sử dụng thẻ tag ​​iframe. Ngay cả các SEOer hay các webmaster cũng thường xuyên ưu ái sử dụng iframe trong quá trình tối ưu chất lượng hiển thị. Vậy iframe là gì? iframe có ưu điểm và hạn chế như nào đối với website? Hãy cùng tìm hiểu về iframe trong bài viết dưới đây.

1. Iframe là gì?

Iframe viết tắt của Inline frame, tức là khung. Trong lập trình iframe là một dạng thẻ HTML, các lập trình viên hay các SEOer có thể điều chỉnh bố cục cũng như cách hiển thị của trang web. Ví dụ như: chèn ảnh, video, các file PDF, các trang web khác….

Chính bởi vai trò quan trọng không thể phủ nhận của iframe mà độ ứng dụng của thẻ này không chỉ dừng lại trong công việc thiết kế website, iframe còn có thể sử dụng để chèn vào nội dung quảng cáo, control panel điều khiển….

frame là gì?
Iframe là gì?

2. Công dụng của iframe là gì?

Như đã nói ở trên, iframe là một dạng thẻ HTML được sử dụng để điều chỉnh bố cục, sắp xếp lại hiển thị giao diện website. Ngoài ra, iframe còn có những công dụng khác như:

- Bạn có thể chèn một trang web khác ngay trên website của mình, đảm bảo chỉ số time on site. Người dùng cũng không cần phải thoát trang và mở sang tab mới nữa.

- Trong trường hợp các SEOer có chiến lược chạy các site vệ tinh để tăng uy tín và sức mạnh cho trang web chính, bạn cũng có thể cài đặt chế độ cho phép các website vệ tinh hiển thị ngay trên website gốc.

- Với iframe, bạn có thể “biến hoá” nội dung theo nhiều dạng khác nhau từ hình ảnh, video hoặc các file PDF….

Nhìn chung, vận dụng được iframe, cách giao diện hiển thị sẽ linh hoạt và đáp ứng được nhiều yêu cầu hơn.

3. Những ưu điểm và hạn chế của iframe

Sau đây là những ưu điểm và hạn chế của iframe mà bạn có thể tham khảo và cân nhắc:

3.1 Ưu điểm của iframe

- Cải thiện chỉ số time-on-site, hạn chế tối đa tỷ lệ thoát trang cho website.

- Iframe tương thích với hầu hết các trình duyệt, đảm bảo tính đồng nhất hiển thị trên mọi thiết bị.

- Iframe có độ bảo mật và an toàn khá cao, là bởi người dùng không thể truy cập vào mã nguồn và chỉnh sửa được.

- Sử dụng iframe, tốc độ tải trang sẽ được cải thiện hơn rất nhiều do quy trình download và upload đã được tối ưu.

- Có thể chèn các file hoặc website vệ tinh để tăng độ uy tín cho website.

Những ưu điểm và hạn chế của iframe
Iframe đảm bảo tính đồng nhất trên mọi thiết bị

3.2 Hạn chế của iframe

- Trong trường hợp website của bạn liên kết với trang web bị nhiễm virus hoặc các mã độc, điều này sẽ khiến vấn đề bảo mật website của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không chỉ thế, người dùng cũng có nguy cơ bị nhiễm mã độc và trang web của bạn sẽ bị mất điểm trong mắt khách hàng.

- Nếu bạn đang muốn tìm một thẻ tag HTML nhằm tối ưu thứ hạng thì iframe không thực sự là cái tên bạn nên sử dụng. Iframe có thể khiến tốc độ tải trang của bạn chậm hơn, ít nhiều ảnh hưởng đến trải nghiệm cũng như vị trí trên trang công cụ tìm kiếm.

- Đôi khi, iframe lại khiến bạn gặp rắc rối trong quá trình SEO. Bởi lẽ, bot Google thường nhận diện các link được nhúng thay vì các URL cần SEO. Đây vừa là ưu điểm cũng vừa là hạn chế của iframe.

- Không phải tất cả các thiết bị điều hỗ trợ iframe.

Hạn chế của iframe
Iframe có thể là nguyên nhân khiến máy tính bị nhiễm mã độc

Nhìn chung, iframe cũng giống như các thẻ tag HTML khác, đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bởi vậy, để các kế hoạch phát triển như kỳ vọng, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng iframe.

Xem thêmBảo mật website là gì? 3 cách bảo mật website đơn giản cực hiệu quả (sapo.vn)

4. Những thuộc tính quen thuộc trong iframe

Những thuộc tính quen thuộc khi nhắc đến iframe mà nhiều người đã biết đến là chiều dài, chiều rộng,... Nâng cao hơn thì là kích thước hiển thị, chia đều hai bên, căn trái  căn phải… Sau đây là những thuộc tính iframe điển hình nhất mà bạn có thể tham khảo.

- Src: thuộc tính “nguồn” này có tác dụng khai báo đường link web hoặc link tài liệu.

- Width: Thuộc tính này dùng để khai báo chiều rộng với đơn vị là px hoặc %.

- Height: Thuộc tính này dùng để khai báo chiều cao với đơn vị là px hoặc %.

- Name: Thuộc tính này dùng để đặt tên cho iframe.

- Frame Border: Thuộc tính này dùng để thiết lập đường viền cho iframe. Nếu không cài đặt, frame border sẽ tự động hiển thị. Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng đường viền, bạn có thể đưa frame border về 0.

- Allowfullscreen: Thuộc tính này cho phép iframe được hiển thị toàn màn hình.

- Marginwidth: Thuộc tính cho bạn điều chỉnh khoảng cách phía dưới và trên của iframe.

- Longdesc: Thuộc tính này liên kết trang khác với mô tả dài về nội dung.

Xem thêm: HTML là gì? Vai trò quan trọng của HTML trong website 

5. Có nên sử dụng iframe cho website không?

Dựa vào ưu điểm của iframe đã kể ở trên, iframe thực sự đem lại rất nhiều giá trị cho website. Sử dụng iframe khéo léo sẽ giúp trang web của bạn có nhiều hơn 1 cơ hội ghi điểm trong mắt người trải nghiệm. 

Bên cạnh đó, nhiều SEOer tận dụng iframe để cải thiện chất lượng SEO của mình bằng cách chèn các link uy tín nhằm gia tăng sức mạnh website. Với tất cả những điều này, có thể nói iframe không chỉ tăng tỷ lệ ở lại trang mà còn giúp nâng cao độ uy tín cho trang web và quảng bá thương hiệu dễ dàng hơn.

Thế nhưng chỉ với những ưu điểm trên, để nói nên sử dụng iframe cho website là điều chưa chắc chắn.

Mặc dù iframe đem lại rất nhiều trải nghiệm tốt đẹp cho cả người dùng lẫn chủ website, tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua các vấn đề liên quan đến bảo mật. Ví dụ trang web mà bạn dẫn nguồn có chứa mã độc sẽ trở thành mối nguy hại cho cả website và người xem.

Vậy nên, để biết bạn có nên sử dụng iframe cho website của mình hay không, hãy xác định mục đích rõ ràng, đưa ra các phương án xử lý đề phòng những tình huống xấu nhất có thể gặp phải. Nếu bạn cảm thấy đã đến lúc dùng iframe, bạn có thể đưa iframe vào website của mình.

Có nên sử dụng iframe cho website không?
Chỉ sử dụng iframe khi cần thiết

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về iframe, giải thích iframe là gì cùng những ưu điểm và hạn chế của iframe. Hy vọng bạn đã có những phút giây hữu ích khi đồng hành cùng các bài viết của Sapo. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!

Tweet
3/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM