GDN là gì? Ưu điểm và hạn chế của quảng cáo GDN

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn quảng bá thương hiệu và thu thêm khách hàng thông qua chạy quảng cáo GDN. Vậy quảng cáo GDN là gì? GDN có những định dạng hiển thị quảng cáo nào? Câu trả lời sẽ có trong  bài viết sau đây. 

1. GDN là gì?

GDN hay quảng cáo GDN (Google Display Network) là một dạng quảng cáo hiển thị banner trên những website đã kết nối với hệ thống Google Adsense. Hệ thống khổng lồ bao gồm rất nhiều website trên internet và được chia thành rất nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau như: Bất động sản, kinh tế, du lịch, giải trí….

GDN là gì
GDN là gì?

2. Ưu điểm của quảng cáo GDN 

Dưới đây là những ưu điểm khi lựa chọn chạy quảng cáo GDN:

Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn

Chạy quảng cáo GDN sản phẩm của bạn sẽ có cơ hội tiếp cận được tệp khách hàng khổng lồ. Có điều này là bởi GDN sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào ngay cả khi khách hàng không tìm kiếm từ khóa trên Google. 

2.1 Tiết kiệm ngân sách

So sánh CPC giữa quảng cáo GDN và Google Search thường thì GDN sẽ rẻ hơn. Vậy nên, nếu bạn muốn thu được tệp khách hàng lớn mà không cần bỏ ra số tiền lớn thì quảng cáo GDN là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.

2.2 Quảng cáo bằng banner

Không giống như quảng cáo thông thường, GDN có thể sử dụng banner tĩnh hoặc động để thu hút khách hàng click vào quảng cáo của mình. Vậy nên, nếu lựa chọn vị trí đặt banner đúng chỗ, đúng trang thì tỷ lệ CTR và conversion (chuyển đổi) sẽ cao hơn.

Quảng cáo bằng banner
Quảng cáo GDN có thể dùng banner quảng cáo

2.3 Nhiều mức giá cho bạn lựa chọn

Chạy quảng cáo GDN, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức trả phí CPM (cost per mile) thay vì hình thức thanh toán theo lượt click như trước đây. CPM sẽ có lợi cho doanh nghiệp hơn vì chi phí này được tính dựa trên lượt view (1000 view). Với cách trả phí này doanh nghiệp vừa có thể tăng ROI hiệu quả vừa tối ưu được chi phí cho quảng cáo.

2.4 Remarketing hiệu quả

Quảng cáo remarketing sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra chiến dịch mới với đối tượng trọng tâm là những khách hàng đã từng truy cập vào website có chứa nội dung quảng cáo của bạn.

Thông qua cookie, website chứa quảng cáo sẽ cân nhắc hiển thị lại ads thêm một lần nữa. Lâu dần, khách hàng sẽ cảm thấy tò mò và click vào quảng cáo của bạn, gia tăng cơ hội chuyển đổi mục tiêu sản phẩm tốt hơn.

Remarketing hiệu quả
Quảng cáo GDN remarketing hiệu quả

3. Hạn chế khi chạy quảng cáo GDN

Thật sự chúng ta không thể phủ nhận được những ưu điểm của quảng cáo GDN, tuy nhiên bất cứ dạng quảng cáo nào cũng sẽ có những hạn chế nhất định, vậy hạn chế của chạy quảng cáo GDN là gì?

3.1 CTR thấp hơn so với Google ads search

Hạn chế đầu tiên của quảng cáo GDN chính là tỷ lệ CTR sẽ thấp hơn so với chạy quảng cáo tìm kiếm, tỷ lệ thường là 1 - 5. Tức là nếu bạn chạy quảng cáo tìm kiếm, CTR là 1.8% thì sang đến quảng cáo GDN thì tỷ lệ CTR sẽ khoảng là 0.3%. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là bởi khách hàng của quảng cáo tìm kiếm đã có như cầu trước đó vậy nên họ chủ động tìm kiếm và click vào, còn GDN thì không.

Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng về điều này, bởi CTR không đồng nghĩa với việc chiến dịch chạy quảng cáo GDN của bạn thất bại. Khi khách hàng quảng cáo GDN tức là họ cũng đã ghi nhớ được sản phẩm và thương hiệu của bạn. Vậy nên khi có nhu cầu chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến những sản phẩm đã để lại ấn tượng cho họ. 

3.2 Chất lượng traffic không ổn định

Sở dĩ, quảng cáo GDN sẽ có phạm vi tiếp cận rộng hơn so với quảng cáo thông thường, vậy nên đôi khi điều này cũng gây ra một số bất lợi không mong muốn ví dụ như traffic có được không thực sự chất lượng là bởi khách hàng chỉ cảm thấy tò mò hoặc vô tình chạm phải chứ không phải có chủ đích quan tâm.

Chất lượng traffic không ổn định
Chạy quảng cáo GDN có chất lượng traffic không ổn định

3.3 Nhắm đối tượng khó hơn 

Nếu như quảng cáo tìm kiếm là khách hàng có nhu cầu và chủ động tìm kiếm đến doanh nghiệp thì GDN lại khá thụ động và “chờ” khách hàng click vào bạn. Chính vì vậy, nếu không có những phân tích và lựa chọn chính xác thì khả năng nhắm trúng đối tượng có nhu cầu của GDN thường không cao. 

3.4 Vị trí đặt quảng cáo không liên quan đến nội dung quảng cáo

Sẽ rất khó để bạn nắm rõ chính xác từng vị trí đặt quảng cáo GDN của mình trong hệ thống website đồ sộ. Vậy nên đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng quảng cáo GDN của bạn xuất hiện trên những trang web không liên quan đến sản phẩm mà bạn quảng cáo. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tiếp cận khách hàng trong chiến dịch quảng cáo của bạn.

Xem thêm3 phương pháp quảng cáo website hiệu quả cho các shop online

4. Những định dạng quảng cáo của GDN

Bạn có thể lựa chọn nhiều định dạng quảng cáo GDN bao gồm: hình ảnh, chữ, media…Cụ thể như sau:

Quảng cáo chữ: Dạng quảng cáo này cho phép bạn chạy như Search bao gồm title, nội dung,...

Quảng cáo hình ảnh: Hình ảnh sẽ được thiết kế theo kích thước nhất định và phủ trên các website lựa chọn để hiển thị. Bạn có thể thiết kế ảnh tĩnh, ảnh gif, những cụm từ kêu gọi hành động… 

Quảng cáo media: Đây là dạng quảng cáo có những thành phần tương tác, hoạt hoạ…thay đổi theo cách khách hàng tương tác với quảng cáo.

Quảng cáo video: Youtube càng phát triển định dạng quảng cáo này càng phát triển.

Dưới đây là 20 kích thước quảng cáo GDN:

định dạng GDN
định dạng GDN

5. Những yếu tố tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN là gì?

Để chiến dịch quảng cáo GDN của bạn được tối ưu, sau đây là những điều bạn cần lưu ý:

- Cài đặt và lựa chọn giá thầu quảng cáo thông minh

- Không nên sử dụng quá nhiều hình thức quảng cáo vào một quảng cáo. Thay vào đó, hãy phân chia thành nhiều quảng cáo khác nhau vừa tối ưu hiệu quả vừa phù hợp với giá thầu.

- Ưu tiên lựa chọn những kích thước: 728 x 90, 300 x 250, 160 x 600. Những kích thước này có độ bao phủ lên đến 95%.

- Nghiên cứu kỹ lưỡng chân dung khách hàng kỹ lưỡng để đưa ra những thông điệp, lời kêu gọi phù hợp.

- Nên dẫn link về trang chứa nội dung chính quảng cáo thay vì dẫn về trang chủ, danh mục…

- Không nên chèn quá nhiều chữ trên banner.

- Nút kêu gọi hành động cần thiết kế nổi bật, rõ ràng, vị trí thuận tiện thu hút khách hàng click.

- Đối với video nên sử dụng thumbnail tỷ lệ 16:9 để tăng tương tác và phù hợp với mọi thiết bị.

- Liên tục theo dõi xem quảng cáo nào đang có chuyển đổi tốt để lên phương án tối ưu lại nội dung trang đích, CTA,...

GDN là gì
Cần lưu ý những yếu tố tối ưu để chiến dịch quảng cáo GDN hiệu quả

Hy vọng với bài viết trên đây, khách hàng đã có thêm kiến thức GDN là gì? Những dạng quảng cáo GDN thường gặp và những điều cần lưu ý để tối ưu GDN. Sapo Web chúc bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng, nâng cao doanh số thông qua những chiến dịch GDN hiệu quả.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM