Doanh thu là gì? Cách đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng với doanh thu

Đối với một cửa hàng hay doanh nghiệp, doanh thu là yếu tố quan trọng để có thể đánh giá được khả năng tiêu thụ cũng như hiệu quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh. Vậy trên thực tế, doanh thu là gì và được đánh giá dựa trên những yếu tố nào? Làm thế nào để bạn có thể nâng cao được doanh thu cho cửa hàng của mình? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Doanh thu là gì?

Theo khái niệm của hiệp hội kế toán Việt Nam số 14, Doanh thu được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu.

doanh thu là gì

Nói một cách dễ hiểu, doanh thu chính là toàn bộ số tiền thu được trong quá trình mua bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ của cá nhân, tổ chức, bao gồm cả khoản thu chính và phụ thu (nếu có). 

Các loại doanh thu:

Doanh thu nội bộ: Là khoản thu đến từ việc bán sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng nội bộ là nhân viên, đơn vị thành viên trực thuộc cùng công ty hay tập đoàn.

Doanh thu hoạt động tài chính: Là các khoản thu ngoài hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chính như:

  • Thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản
  • Tiền lãi từ hoạt động trả góp, đầu tư trái phiếu, lãi vay, lãi tiền gửi,...
  • Chênh lệch lãi do hoạt động chuyển nhượng vốn, bán ngoại tệ
  • Giao dịch chứng khoán
  • Cho thuê hoặc chuyển nhượng cơ sở hạ tầng, mặt bằng kinh doanh,...

Doanh thu bất thường: Là các khoản thu từ các hoạt động phát sinh, không xảy ra thường xuyên như: bán vật tư, hàng hóa dư thừa, dụng cụ đã phân bổ hết, khoản phải trả nhưng không cần trả nữa hay thanh lý tài sản,...

Doanh thu sẽ được tính theo công thức:

Tổng doanh thu = Giá bán * (Số lượng hàng hóa bán ra + Các khoản phụ thu khác)

2. Doanh thu thuần là gì?

Nếu doanh thu là toàn bộ khoản thu của cửa hàng/ doanh nghiệp thì doanh thu thuần sẽ là khoản thu thực nhận của cửa hàng/ doanh nghiệp đó. Đây là khoản tiền thu được sau khi đã trừ đi tất cả các khoản thuế phí như:

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế xuất khẩu
  • Chiết khấu thương mại
  • Giảm giá hàng bán
  • Lợi nhuận từ việc bán hàng bị trả lại

Chỉ số doanh thu thuần sẽ giúp cửa hàng/ doanh nghiệp có thể đánh giá một cách chính xác nhất hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận trước và sau thuế của cửa hàng/ doanh nghiệp, từ đó xác định lãi lỗ một cách chính xác nhất. 

Công thức tính doanh thu thuần:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng - (Chiết khấu hàng bán + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế gián thu)

3. Doanh thu ròng là gì?

Còn được biết đến với một khái niệm khác là lợi nhuận, doanh thu ròng được xác định sau khi đã xét đến thu nhập và các chi phí liên quan như thuế, thanh toán thay thế, khấu hao,...

Công thức tính doanh thu ròng:

Doanh thu ròng = Tổng doanh thu - Tất cả các loại chi phí

doanh thu là gì

4. Ý nghĩa của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu là nguồn tài chính vô cùng quan trọng đối với cửa hàng hay doanh nghiệp. Đây là nguồn thu giúp doanh nghiệp có thể chi trả các khoản chi phí phát sinh hay đảm bảo khả năng thu hồi cũng như xoay vòng vốn. Và doanh thu cũng chính là nguồn tài chính quyết định hoạt động của cửa hàng/ doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. 

Nếu doanh thu được ghi nhận thường xuyên, cửa hàng sẽ đảm bảo được tốc độ xoay vòng vốn, tiết kiệm tối đa các chi phí vay vốn bên ngoài để duy trì vận hành và hoạt động kinh doanh. 

Là yếu tố quan trọng để có thể xác định được kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ và đánh giá tiềm năng phát triển trong tương lai. Đồng thời có cơ sở để đưa ra các kế hoạch kinh doanh hợp lý hơn trong thời điểm tiếp theo. 

Doanh thu giúp cửa hàng đánh giá được lợi nhuận cũng như khả năng tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp cửa hàng theo dõi được hiệu quả của từng chiến dịch cũng như đưa ra được các kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn. 

5. Cách quản lý doanh thu bán hàng hiệu quả nhất 

5.1 Theo dõi báo cáo hoạt động bán hàng chi tiết

Việc theo dõi và quản lý chính xác các loại báo cáo bán hàng, báo cáo doanh thu, chi phí là cách duy nhất giúp cửa hàng có thể đánh giá được doanh thu một cách chính xác nhất. 

báo cáo bán hàng

Tùy theo hệ thống quản lý của cửa hàng mà các báo cáo sẽ được tổng hợp và theo dõi trên sổ sách hay các phần mềm quản lý. Quản lý doanh thu bằng các phương pháp truyền thống không phải là giải pháp không hiệu quả, tuy nhiên nó sẽ gặp một số vấn đề bất lợi nếu số lượng giao dịch trở nên nhiều hơn, hàng hóa cần quản lý ngày một tăng hay bạn muốn theo dõi cụ thể ở từng thời điểm, từng mặt hàng.

Đó là lý do mà các giải pháp quản lý bán hàng bằng công nghệ đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các chủ kinh doanh để có thể theo dõi cùng lúc tất cả các báo cáo như báo cáo bán hàng, báo cáo doanh thu, lãi lỗ của từng kỳ, từng thời điểm cũng như mọi hoạt động của cửa hàng. 

Xem thêm: 6 loại báo cáo kinh doanh cần phải có trong cửa hàng bán lẻ

5.2 Quản lý công nợ

Công nợ cũng được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cũng như chi phí của cửa hàng. Quản lý công nợ không hiệu quả sẽ khiến cửa hàng gặp phải các vấn đề như bỏ sót hay chịu các thiệt hại khác về kinh tế. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định doanh thu, chi phí của cửa hàng mà còn là mối quan hệ với nhà cung cấp hay khách hàng. 

Chính vì vậy, hãy cố gắng theo dõi thật chính xác và chi tiết công nợ cũng như lưu trữ các giao dịch để có kế hoạch thu hồi cũng như thanh toán công nợ hợp lý. Chủ kinh doanh có thể quản lý theo phương pháp truyền thống hoặc phần mềm để đảm bảo không xảy ra các vấn đề thiếu sót.

báo cáo công nợ

5.3 Quản lý chi phí

Doanh thu và chi phí là 2 yếu tố luôn đi kèm với nhau, để đánh giá được doanh thu cũng như lợi nhuận, việc xác định rõ chi phí là yếu tố bắt buộc để đảm bảo tính chính xác của doanh thu ròng.

Đối với chi phí, cửa hàng cần đảm bảo được tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, vận hành hay nhập xuất hàng hóa. Việc theo dõi sát sao cũng là cơ sở để cửa hàng của bạn có thể đánh giá và cân đối trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. 

Xem thêm: Chi phí ẩn và bài toán cạnh tranh trong kinh doanh bán lẻ

Sapo.vn hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ doanh thu là gì cũng như những giải pháp giúp quản lý doanh thu của cửa hàng một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Top 3 phần mềm quản lý doanh thu tốt nhất hiện nay

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM