Điểm tin: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong thị trường bán lẻ 2014

Trong nửa đầu năm 2014, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở thị trường bán lẻ Việt Nam luôn giữ ở mức trên trung bình, đặc biệt tháng 6 tăng lên ở mức 131. Đây là một trong những nhân tố giúp các nhà bán lẻ nước ngoài tự tin hơn khi gia nhập thị trường Việt Nam.

Năm nay Việt Nam trở thành nơi đón đầu các tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ, khởi đầu là sự xuất hiện và mở rộng thị phần của các nhà bán lẻ khổng lồ như AEON Mall, McDonald’s, Baskin Robbins, Starbuck… Đầu tháng 7 này, Tập đoàn Mapletree (Singapore) đã khởi động cho chiến lược phát triển mạnh mẽ vào năm sau. Trung tâm thương mại SC VivoCity (do Mapletree liên doanh với Saigon Co.op) đến năm sau mới hoàn thành nhưng nay đã có cam kết thuê hơn 50% mặt bằng, tương đương 21.270m2 sàn thương mại.

khach hang tre

Trong số 13 nhà bán lẻ thuê mặt bằng của SC VivoCity, có chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Hàn Quốc CGV, chuỗi của hàng Starbucks, MOF, BreadTalk, ThaiExpress, Pepper Lunch và Shabu Ya… đã có những ký kết chính thức. Trung tâm mua sắm Robins – được quản lý dưới mô hình kinh doanh của Robins Department Store Pcl, thành viên của Tập đoàn Central (Thái Lan), cũng đã có kế hoạch “Nam tiến” vào cuối năm. Sau khi khai trương cửa hàng đầu tiên tại Royal City, Hà Nội, Robins hiện đã thuê bốn tầng lầu với diện tích hơn 10.000m2 tại Crescent Mall (thuộc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng).

Các nhà bán lẻ nước ngoài đã tận dụng rất nhanh chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam. Liệu doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng thế chủ động trên sân nhà ngay trong thời điểm này?

Một phần trong khảo sát CCI, cuộc khảo sát về nhu cầu mua sắm của “tầng lớp tiêu dùng” Việt Nam trong 12 tháng tới cũng rất đáng chú ý. Số người dự định mua xe máy là 98%, xe đạp là 64,4% và ôtô là 1,5%. Trong vòng một năm tới, có 99% người dự định mua tivi, 94% dự định mua tủ lạnh, 90% dự định mua điện thoại, 57% dự định mua máy tính (máy tính bàn lẫn laptop), 17% dự định mua máy tính bảng, 33,3% dự định mua tài khoản ngân hàng, 1,2% dự định vay tiền mua bất động sản, 0,6% dự định các khoản vay khác.

Tuy có sự chênh lệch giữa số người “dự định mua” và số tiêu dùng thực tế nhưng đây cũng là chỉ số hữu ích cho các doanh nghiệp để điều tra và nghiên cứu cho những đầu tư mới hoặc đầu tư chiều sâu. Cũng theo ông Glenn Maguire, hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có phản ứng nhanh nhạy hơn trước diễn biến trên thị trường chứng khoán, vàng hay ngoại tệ trước tình hình chính trị so với các thành phố khác. Nữ giới nhạy cảm hơn trong việc tiêu dùng còn nếu xét về phân bổ thu nhập thì những người giàu cũng có tâm lý “nhạy” hơn trước tác động có ảnh hưởng đến khối tài sản của họ…, nhưng đây cũng là đối tượng có niềm tin giảm sút nhanh và cũng phục hồi nhanh trước những diễn biến do nhạy cảm với thời thế.

Vì thế, xét về góc độ của các nhà quản lý xã hội thì các chỉ số này cũng rất cần thiết để đo lường tâm lý người tiêu dùng trong nước trước khi đưa ra những quyết sách. Bởi từ kinh nghiệm của hơn 70 năm hoạt động trong lĩnh vực này, Tập đoàn Roy Morgan cho biết những ảnh hưởng xấu về kinh tế được khắc phục nhanh hơn nhiều so với tình hình chính trị. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời bỏ thị trường hoặc ít nhất tâm lý dè dặt cũng khiến họ chùn bước khoảng năm năm. Điều này dẫn đến nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nội địa cho bất cứ quốc gia nào đang cần nguồn đầu tư FDI.

page-speed

Tuy nhiên, báo cáo mới nhất về niềm tin của người tiêu dùng do Nielsen cho biết chỉ số người tiêu dùng Việt Nam trong quý 3 năm 2014 đạt một bước tiến vược bậc, tăng bốn điểm (102) so với quý 2 năm 2014 và 3 điểm so với kết quả của đầu năm. Theo Ông Vaughan Ryan - Tổng Giám Đốc của Nielsen Việt Nam, việc tăng 4 điểm để đạt chỉ số 102 của quý 3 năm 2014 là một sự tăng trưởng lớn nhất so với những năm gần đây, chỉ ra một số dấu hiệu tích cực của việc cải thiện sự tự tin của người tiêu dùng cho dù 18 tháng qua rất khó khăn.

Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho các đợt nghỉ, mua áo quần mới, mua các sản phẩm công nghệ mới, thay đổi vật dụng trong nhà và chi phí cho việc vui chơi ở bên ngoài đang tăng lên. Đây là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế trong dịp cuối năm. Tuy nhiên xét về tổng thể, người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn rất thận trọng, lo xa và sự an toàn. Qua khảo sát thì 7 trong số 10 người tiêu dùng ở Việt Nam để dành tiền nhàn rỗi của mình vào tiết kiệm sau khi trừ các chi phí sinh hoạt cần thiết.

Các khảo sát toàn cầu của Nielsen niềm tin tiêu dùng và các ý định chi tiêu được tiến hành từ năm 2005. Mức độ tự tin của người tiêu dùng được đánh giá dựa trên thang điểm 100 và kết quả trên 100 chỉ ra mức độ lạc quan và ngược lai khi kết quả nằm dưới 100 điểm. Khu vực Đông Nam Á được xếp vào hàng Top 5 quốc gia lạc quan nhất trên toàn cầu trong đó Indonesia 125 điểm đứng thứ 2 toàn cầu, Philippine 115 điểm đứng thứ 3.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM