Chiến lược khác biệt hóa là gì? Cách xây dựng chiến lược khác biệt hóa trong ngành FnB hiệu quả

Một trong những yếu tố gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường và sản phẩm được khách hàng ghi nhớ đó chính là sự khác biệt và độc đáo hơn so với các đối thủ. Làm thế nào để xây dựng chiến lược khác biệt hóa hiệu quả mà không bị xa rời khỏi ngành bạn đang kinh doanh? Cùng Sapo đi tìm hiểu Chiến lược khác biệt hóa là gì và các thức xây dựng nhé.

1. Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa là một chiến lược tổng quát có thể được sử dụng nhằm định hướng chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu và chiến lược marketing. Mục tiêu của chiến lược này là trở thành thương hiệu độc tôn trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Khi khách hàng nhắc tới đặc tính nổi trội sẽ nghĩ tới thương hiệu đó và thương hiệu đó cũng trở thành lựa chọn hàng đầu khi khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm/dịch vụ.

Một chiến lược khác biệt hóa thành công sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn đồng thời cũng là rào cản gia nhập ngành đối với các đối thủ tiềm tàng.

Chiến lược khác biệt hóa là gì?
Chiến lược khác biệt hóa là gì?

2. Các chiến lược khác biệt hóa phổ biến hiện nay

Việc áp dụng chiến lược khác biệt hóa trong các hoạt động bán hàng và marketing giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lạm dụng và tạo quá nhiều điểm khác biệt sẽ làm mất đi những tiêu chuẩn nhất định của sản phẩm/ dịch vụ. Do đó, chủ kinh doanh phải lựa chọn cho mình những chiến lược khác biệt hóa phù hợp để áp dụng cho đơn vị của mình.

Một số chiến lược khác biệt hóa phổ biến thường được áp dụng phải kể đến như:

Chiến lược khác biệt hóa về giá

Tạo ra sự khác biệt về giá bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn hoặc cao hơn vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Việc đưa ra mức giá thấp sẽ thu hút được nhiều người mua hàng còn mức giá cao sẽ hấp dẫn các đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu và tạo ra cảm giác chất lượng hàng tốt hơn.

Chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm

Các doanh nghiệp sẽ tìm cách làm nổi bật sản phẩm của mình vượt trội hẳn về đặc điểm tính năng hoặc hình thức như bao bì, cách đóng gói, thời gian sử dụng, hương vị khác biệt,... Hoặc doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm duy nhất có tính năng đặc biệt đối với người sử dụng mà đối thủ không có.

Chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm là một trong những chiến lược hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp của bạn trở thành doanh nghiệp đi đầu trên thị trường. 

Chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm
Chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm

Chiến lược khác biệt hóa về dịch vụ

Dịch vụ là yếu tố có tác động lớn đến hành vi mua hàng của khách hàng. Nếu không thể phát triển được sự khác biệt hóa về sản phẩm thì bạn có thể lựa chọn phát triển các dịch vụ đi kèm để tác động tâm lý và gia tăng khả năng mua của khách hàng. 

Chiến lược khác biệt hóa về hình ảnh

Chiến lược khác biệt hóa về hình ảnh là kết quả của quá trình thực hiện sản phẩm tốt, dịch vụ tận tâm và mức giá phù hợp. Chiến lược này giúp doanh nghiệp tiếp cận được đa dạng các đối tượng khách hàng, tạo nên hình ảnh thương hiệu thân thiện và gần gũi.

Xem thêm: Marketing nhà hàng là gì? Các bước xây dựng chiến lược marketing nhà hàng

3. Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

3.1 Ưu điểm

Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp xây dựng cá tính riêng cho thương hiệu, tạo ra đặc điểm nhận biết khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường.

Chiến lược này tạo dựng lòng trung thành thương hiệu vững chắc từ khách hàng. Khi có nhu cầu mua sắm, họ sẽ nghĩ tới thương hiệu của bạn đầu tiên và không quan tâm đến yếu tố giá bán. Điều này cũng tạo ra một lợi thế cho doanh nghiệp khi có thể bán giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh nhưng khách hàng vẫn lựa chọn. 

Tạo ra rào cản gia nhập ngành rất lớn đối với các đối thủ cạnh tranh do sự trung thành của khách hàng và nguồn lực đầu tư để xây dựng khác biệt là rất lớn. Phần lớn khách hàng sẽ chọn mua hàng tại một thương hiệu uy tín và chất lượng với mức giá thành cao hơn.

Cuối cùng, chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao khi doanh nghiệp áp dụng cùng chiến lược tối ưu, sản phẩm dễ dàng được bán ra do không có sự lựa chọn thay thế.

3.2 Nhược điểm

Để thực hiện được chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp cần xác định sẽ phải đầu tư một khoản chi phí lớn. Cùng với đó là đội ngũ có tư duy sáng tạo và thời gian để nghiên cứu, phát triển và tạo ra các sản phẩm/dịch vụ khác biệt hóa.

Khi thị trường phản ứng tốt với các đặc điểm khác biệt hóa, đối thủ có thể học theo và tạo ra các phẩm có mức giá rẻ hơn để thu hút khách hàng chuyển sang mua hàng của họ.

Ngay cả khi thương hiệu có một sản phẩm khác biệt hóa, khách hàng vẫn có thể lựa chọn mua một sản phẩm khác không có điểm khác biệt hóa nhưng giá thành rẻ hơn. Sự thay đổi về nhận thức của khách hàng ngày càng thông minh hơn, công nghệ thay đổi có thể ảnh hưởng tới sự khác biệt hóa.

nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa
Thực hiện chiến lược khác biệt hóa tốn kém nhiều chi phí của chủ kinh doanh

4. Cách xây dựng chiến lược khác biệt hóa hiệu quả trong ngành F&B 

Chiến lược khác biệt hóa là chìa khóa giúp các thương hiệu đổi mới và đứng vững trong thị trường FnB cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cafe theo đuổi xây dựng các chiến lược khác biệt hóa nhưng không phải tất cả đều đạt được thành công. Vậy đâu là cách thức xây dựng chiến lược này hiệu quả?

4.1 Xây dựng ý tưởng

Khi bắt tay vào xây dựng chiến lược khác biệt hóa, bạn cần phải xác định:

  • Mục tiêu quan trọng nhất của thương hiệu là gì?
  • Điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu, sản phẩm đang cung cấp cho người tiêu dùng.
  • Tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh

Khi đã hiểu rõ về bản chất của mình và đối thủ cũng như xác định được nhu cầu của thị trường, bạn dễ dàng đưa ra được những ý tưởng hay và sáng tạo cho chiến lược khác biệt hóa của mình.

4.2 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu tệp khách hàng mục tiêu giúp chủ quán biết được khách hàng của mình là ai, họ có thói quen, sở thích như thế nào, mức độ chi tiêu ra sao,... để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh phù hợp.

Hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu còn tạo ra cơ sở để thương hiệu lựa chọn chiến lược khác biệt hóa phù hợp.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu giúp bạn đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp

4.3 Phát triển sự khác biệt

Khi bắt tay vào quá trình thực hiện, thương hiệu cần phải xác định rõ đâu là chìa khóa tạo nên sự khác biệt ở sản phẩm/dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Việc xây dựng những yếu tố khác biệt cũng cần dựa trên tiêu chuẩn chung của ngành, không xây dựng các yếu tố phản cảm hoặc bị cấm.

4.4 Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Thương hiệu được truyền thông mạnh mẽ, hình ảnh ấn tượng thì khách hàng sẽ càng ghi nhớ về thương hiệu. Xây dựng hình ảnh thương hiệu giúp việc triển khai chiến lược khác biệt hóa thành công hơn vì thương hiệu của bạn đã có sẵn một lượng khách hàng chú ý.

Ngược lại, chiến lược khác biệt hóa giúp phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh, từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

Xây dựng và áp dụng chiến lược hóa là công việc quan trọng đối với bất cứ thương hiệu nào trong ngành FnB, giúp doanh nghiệp đổi mới sản phẩm và thu hút sự ý của khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ. Hy vọng với những thông tin mà Sapo chia sẻ đã giúp các chủ quán có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ hơn và xây dựng cho mình chiến lược hóa phù hợp.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM