Bí quyết để khách hàng quay trở lại website bán hàng (P1)

Tận dụng mạng Internet với khả năng kết nối toàn cầu, kinh doanh online đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đối với khách hàng, việc mua sắm đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, không cần phải đi đâu xa cũng không cần tốn chi phí di chuyển, chỉ cần ngồi nhà nhấp chuột là mọi thứ đều xếp hàng ngoài cửa.

Còn đối với người bán hàng, chẳng cần mặt bằng phức tạp, chẳng cần trang thiết bị tối tân, chỉ với một chiếc máy tính họ vẫn có thể thu được cả trăm triệu một tháng. Thế nhưng, không có nghĩa là kinh doanh online không cần sử dụng bất kỳ công cụ hỗ trợ nào, thậm chí còn dùng khá nhiều là đằng khác, một trong số đó chính là website.

Website đóng vai trò như cửa hàng vật lý, và nếu muốn thành công thì bạn phải làm sao thu hút được càng nhiều người ghé qua càng tốt, quan trọng nhất là sau đó họ phải chuyển đổi thành khách hàng thực sự và thường xuyên quay trở lại. Vậy làm thế nào để khách hàng quay lại website bán hàng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số bí quyết sau nhé!

website bán hàng

Làm thế nào để khách hàng quay lại website bán hàng?

1. Tối ưu hóa thiết kế website

Bạn có muốn quay trở lại một cửa hàng tồi tàn, trang trí nhếch nhác với hàng đống thứ đồ lỉnh kỉnh lần thứ hai không? Kể cả cửa hàng kia bán những sản phẩm chất lượng thì cũng rất khó thuyết phục bạn làm điều đó.

Tương tự như vậy, một website bán hàng được thiết kế cẩu thả, giao diện rối mắt, không tích hợp đầy đủ công cụ hỗ trợ mua sắm, thông tin thiếu sót thì vĩnh viễn đừng bao giờ hi vọng khách hàng sẽ ghé qua lần nữa. Tối ưu hóa thiết kế website bán hàng là một điều rất quan trọng, cần được làm ngay từ khi bạn lên kế hoạch kinh doanh online và hoàn thiện trong quá trình vận hành.

Nếu bạn không phải là một người thiết kế trang web chuyên nghiệp thì tốt nhất hãy thuê bên ngoài thực hiện, nhưng cần chú ý một số điểm quan trọng sau:

Trang chủ và trang mô tả sản phẩm

Website bán hàng khác một website tin tức, bạn phải cho khách hàng biết bạn đang có những sản phẩm gì, thế nên tại trang chủ cần đặc biệt chú ý phần giao diện liệt kê danh sách sản phẩm, càng dễ nhìn, dễ tìm kiếm càng tốt. Còn trang mô tả sản phẩm thì nên cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về tính năng, giá cả, đặc điểm kĩ thuật, hướng dẫn sử dụng,… của sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phải sống động, chân thực và bắt mắt.

Thông tin website

Giống như cửa hàng vật lý cần địa chỉ thì website cũng cần có những thông tin cơ bản để khách hàng dễ nhận dạng và liên hệ. Ngoài ra bạn cũng cần thêm vào một số cam kết để tăng độ uy tín cho website.

Công cụ mua sắm

Website của bạn được thiết kế để bán hàng trực tuyến chứ không phải trưng bày sản phẩm nền cần đặc biệt chú ý đến những công cụ hỗ trợ mua sắm như giỏ hàng, so sánh, thanh toán, vận chuyển.

Hình ảnh, âm thanh, màu chủ đạo

Có nhiều hình ảnh mô tả sản phẩm là tốt, chèn thêm một số video giới thiệu cũng rất hữu ích, thế nhưng chỉ nên dừng ở mức độ vừa phải, đừng biết website bán hàng của bạn thành nơi tạp nham. Chưa kể nếu bạn đưa quá nhiều tệp đa phương tiện vào website sẽ làm chậm quá trình tải trang. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến màu chủ đạo, từ 2 đến 3 màu là đủ, không cần nhiều sẽ làm rối mắt.

Khi bạn tối ưu hóa thiết kế của website, mang đến giao diện thân thiện, tích hợp tính năng tiện ích sẽ tạo ra ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng, tỷ lệ họ quay trở lại lần sau cũng cao hơn.

2. Khai thác tối đa Marketing Online

marketing trong kinh doanh online

Hãy tận dụng các kênh Marketing Online

Điều khiến kinh doanh online “hot” đến như vậy không chỉ vì nó giúp cả người bán lẫn người mua tiết kiệm chi phí và thời gian, mà còn vì khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng trên Internet, tạo điều kiện tốt cho tiếp thị trực tuyến phát triển. Marketing online ngoài tác dụng truyền thông thương hiệu, thu hút khách hàng mới còn có thể giúp bạn giữ chân khách hàng cũ, khiến họ thường xuyên quay trở lại website của mình.

Rất nhiều phương pháp Marketing Online khác nhau có thể làm được điều này, thông dụng nhất là thường xuyên tổ chức khuyến mãi, sự kiện đặc biệt hay thông báo sản phẩm mới.

Ngoài ra bạn nên tận dụng mạng xã hội, lập những fanpage để giữ liên hệ với khách hàng cũ. Việc lập kế hoạch chăm sóc khách hàng cũng cần phải thực hiện ngay từ đầu, càng chi tiết càng tốt. Bạn cần cho khách hàng thấy website của mình luôn được đổi mới, rằng bạn vẫn thường quan tâm đến họ và dành cho họ các ưu đãi đặc biệt.

3. Liên kết với website khác

Tham gia mạng liên kết cũng là một cách khá tốt để thu hút khách hàng mới cũng như khiến khách hàng cũ thường xuyên quay lại website của mình. Các trang web liên kết thường có chung tập khách hàng hoặc nằm trong chuỗi kinh doanh, bạn có thể đặt những banner quảng cáo của mình tại các website đó.

4. Phát triển trang web vệ tinh

Nếu bạn chỉ xây dựng duy nhất một website bán hàng thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn để thu hút khách hàng vì lượng thông tin bị hạn chế. Thông thường, các website bán hàng lớn đều phát triển thêm những trang vệ tinh có nội dung liên quan để phục vụ trang chính. Ví dụ bạn có thể lập một Blog đơn giản chuyên đăng tải những bài viết hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay kinh nghiệm mua sắm chẳng hạn, hoặc một trang thông tin về thị trường cùng ngành.

Không phải lúc nào khách hàng cũng có nhu cầu mua sắm, nếu thời gian quá lâu họ có thể quên mất website của bạn. Nhờ vào những thông tin luôn được cập nhật mới của các trang vệ tinh này bạn sẽ giữ được mối liên hệ với họ, từ đó tỉ lệ khách hàng quay lại cũng cao hơn. Thậm chí, sau một thời gian phát triển nhiều trang Blog phụ còn có thể đem về lợi nhuận cao hơn cả website chính.

5. Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization)

Để tăng mức độ nhận diện và lưu lượng truy cập cho website, nhiều người thường chọn phương pháp SEO, tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm. Hiện nay Google vẫn là công cụ được ưu tiên hàng đầu nhờ lưu lượng thông tin khổng lồ cùng số lượng người dùng đông đảo. Nếu làm SEO tốt sẽ giúp website của bạn có thứ hạng cao trong danh sách kết quả khi khách hàng tìm kiếm, điều này rất có lợi nếu bạn muốn quảng bá website của mình. Muốn vậy bạn phải biết lựa chọn những từ khoá “đắt giá” để SEO, có mức độ cạnh tranh vừa phải nhưng lượng tìm kiếm cao.

SEO mặc dù không có những thuật toán khó hiểu nhưng lại liên tục thay đổi theo xu hướng chung nên bạn cần liên tục cập nhật thông tin để điều chỉnh cho phù hợp. Điển hình nhất là cuối tháng 4 vừa rồi Google đưa ra

6. Hoàn thiện bảo mật

giao-thuc-ssl-bao-mat-tuyet-doi-phan-mem-ban-hang1

HTTPS, giao thức được sử dụng phổ biến để bảo mật thông tin khách hàng

Một trong những trở ngại lớn nhất của kinh doanh online là không thể lấy được lòng tin của khách hàng do thiếu sự tiếp xúc trực tiếp và lo ngại về vấn đề bảo mật. Muốn xoá bỏ hàng rào này thì bạn phải hoàn thiện thật tốt tính năng bảo mật trên website bán hàng của mình.

Bạn có thể sử dụng giao thức HTTPS (kết hợp giữa 2 giao thức HTTP và SSL) giúp mã hoá thông tin, ngăn chặn sự can thiệp của bên thứ ba. Quá trình thanh toán cũng cần áp dụng những phương thức đảm bảo không để lộ thông tin và thất thoát tiền của khách hàng.

7. Tăng cường hỗ trợ khách hàng

Ngoài vấn đề chất lượng sản phẩm và bảo mật thông tin thì các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quay lại website. Đối với kinh doanh online không gặp mặt trực tiếp, không có cửa hàng vật lý thì bạn càng phải làm thật tốt quá trình này. Hãy tích hợp vào website những công cụ hỗ trợ trực tuyến như Yahoo, Skype, Viber, Zalo,… bên cạnh những phương thức thông thường bằng điện thoại hay Email, Fax. Cần đảm bảo rằng các công cụ kia luôn hoạt động, phản hồi của khách hàng phải được giải quyết trong vòng 24h.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm Email Marketing để thông báo những thông tin cập nhật mới cho khách hàng cũ về sản phẩm, dịch vụ của mình, đây cũng là cách rất hữu hiệu để giữ liên hệ với họ.

Như vậy qua 2 phần bài viết chúng ta đã cùng tìm hiểu 7 bí quyết để khách hàng thường xuyên quay lại website bán hàng, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM