15 bài học khởi nghiệp quan trọng mà nhà trường sẽ không dạy bạn

Có rất nhiều điều để tìm hiểu về kinh doanh và đầu tư trước khi bạn khởi nghiệp và đúng là càng có nhiều bài học khởi nghiệp và kinh nghiệm thực tế, bạn sẽ càng có nhiều hơn cơ hội để trở thành một doanh nhân thành đạt.

Trong khi trường học có thể dạy cho bạn khá nhiều những gì bạn cần biết về kinh doanh và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhìn vào chương trình giảng dạy của nhiều trường kinh doanh và tương tác với một số lượng sinh viên đã tốt nghiệp thì bạn mới biết rằng những bài học quan trọng sau bị thiếu hụt trong các trường kinh doanh.

15 bài học khởi nghiệp quan trọng mà nhà trường sẽ không dạy bạn

1. Bạn không nhất thiết phải bắt đầu một cách hoàn hảo

Trường học sẽ dạy cho bạn để làm cho sản phẩm của bạn gần như là hoàn hảo nhất trước khi có thể bắt đầu khởi động nó. Nhưng tung ra một sản phẩm trước khi nó được hoàn thiện có thể sẽ là một động thái thông minh trong bối cảnh thế giới hiện đại ngày nay. Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm phần mềm, khi mà sự chậm trễ của bạn có thể làm bạn mất đi một vị trí quan trọng trên thị trường.

Khách hàng ngày nay đã trở nên khoan dung hơn với các lỗi nhỏ trong phiên bản đầu tiên của một sản phẩm, vì vậy, bạn sẽ không thực sự thất bại nếu sản phẩm của bạn thu hút khối lượng lớn phản hồi của người dùng, đó thậm chí là những khiếu nại, phản hồi tiêu cực. Và ở đây, bạn cần phải tận dụng những phản hồi đó để làm cho sản phẩm của bạn dần hoàn hảo hơn và tạo ra lượng đơn hàng cũng như niềm tin nơi khách hàng nhiều hơn.

2. Mối quan hệ có thể quan trọng hơn bằng cấp

Điều này nghe có vẻ hơi bất công nhưng đó lại đang là một thực tế. Có thể người ta tự nhiên thích làm việc với người mà họ quen biết thay vì một ai đó xa lạ. Xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ với những người thành công trong lĩnh vực của bạn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho bạn, vì họ có thể sẽ giúp đỡ, tư vấn cho bạn hoặc thông báo cho bạn về những cơ hội mới mà họ biết.

7 bài học khởi nghiệp quan trọng mà nhà trường sẽ không dạy bạn

Bạn cũng nên biết rằng mối quan hệ sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp khi được xây dựng từ 2 phía. Đừng trông chờ vào những gì họ làm cho bạn, trước tiên bạn hãy sẵn sàng giúp đỡ họ khi họ cần đến bạn.

3. Thất bại là điều không thể tránh khỏi

Trong trường học, thầy sẽ dạy cho bạn rất nhiều về kế hoạch, chiến lược và họ hầu như không dạy bạn rằng thất bại là điều không thể tránh khỏi trong thế giới kinh doanh và làm thế nào để đối mặt với thực tế khi gặp thất bại. Điều này giải thích tại sao nhiều nhà đầu tư tiềm năng thường e ngại khi nói đến làm việc với sinh viên mới ra trường.

Bạn có thể có được sản phẩm tốt nhất trọng lớp học nhưng sự thành công của bạn lại dựa rất nhiều vào sự thất bại và thử thách khắc nghiệt mà bạn đã có kinh nghiệm xử lý.

4. Một kế hoạch kinh doanh thường là không mấy cần thiết

7 bài học khởi nghiệp quan trọng mà nhà trường sẽ không dạy bạn

Thực tế nhiều doanh nhân thành công, bao gồm cả Steve Jobs và Bill Gates được xây dựng thương hiệu toàn cầu mà không cần sử dụng đến một kế hoạch kinh doanh đã chứng minh một kế hoạch kinh doanh không phải là duy nhất. Những trường học luôn luôn nhồi nhét vào sinh viên về tầm quan trọng của một kế hoạch kinh doanh. Trong khi nó chỉ phục vụ như một hướng dẫn để bắt đầu một doanh nghiệp cũng như việc huy động vốn, tài trợ từ một bên thứ 3. Điều đó thường sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Với những hoạt động kinh doanh cần thiết phải có một kế hoạch kinh doanh, bạn nên dành khoảng thời gian và sức lực của bạn ngoài dành cho doanh nghiệp của mình.

5. Phá vỡ các quy tắc vào các thời điểm

Các trường kinh doanh sẽ dạy cho bạn rất nhiều quy tắc áp dụng trong thế giới kinh doanh và tầm quan trọng của chúng. Nhưng sự thật là hầu hết các quy tắc này không được “khắc trên đá” mà lại rất “mong manh dễ vỡ”.

Trong thực tế, việc phá vỡ những quy chuẩn này đôi khi lại dẫn đến những thành công nổi bật hoặc giúp bạn có những hiểu biết, trải nghiệm mới mẻ.

Người ta thường nói rằng các quy tắc đều có thể bị phá vỡ, và kinh doanh là một trong những con đường tốt nhất để thực hiện câu nói đó. Nhưng các trường học về kinh doanh lại không khuyên bạn làm như vậy trong mọi trường hợp.

6. Thành công không đến nhanh chóng

Nhiều người đi học kinh doanh với kỳ vọng sai lầm rằng điều này sẽ tạo ra cơ hội thành công sớm trong kinh doanh và tệ hơn là trường kinh doanh làm cho họ tin rằng điều này là đúng.

7 bài học khởi nghiệp quan trọng mà nhà trường sẽ không dạy bạn

Trong khi bạn sẽ cảm thấy rất hào hứng, thú vị khi đọc được trong những cuốn sách về các doanh nghiệp lớn như Amazon, Facebook, Twitter… tuy nhiên, để có được những thành công như vậy, họ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, đấu tranh và thất bại. Không có công thức nào cho sự thành công và sự thật con đường dẫn đến thành công là một nỗ lực rất lớn, theo đó là những vấp ngã và kiên trì.

7. Marketing là khó lường trước

Về cách thức, chiến dịch marketing có hiệu quả hay không, bạn cũng khó lòng mà đoán trước được. Vì vậy bạn sẽ lên những ý tưởng và thử nghiệm chúng, tìm ra những gì tốt nhất. Trong suốt quá trình bạn phải tiếp tục đánh giá hiệu quả các chiến lược tiếp thị vì những gì làm hôm nay chưa chắc đã phù hợp với ngày mai. Trường kinh doanh sẽ không dạy bạn những thực tế này.

8. Vốn là nguyên nhân dẫn đến sụp đổ

Điều này đúng với rất nhiều công ty công nghệ. Càng có nhiều tiền khi khởi nghiệp, bạn càng dễ mắc phải sai lầm. Vì vậy, tốt nhất bạn không cần phải có quá nhiều vốn khi khởi nghiệp. Có như vậy bạn mới không mắc phải những sai lầm như thuê số lượng chuyên gia nhiều hơn nhu cầu hay thuê một văn phòng hoành tráng mà hoàn toàn không phù hợp cho những ngày đầu khởi nghiệp. Nếu bạn muốn mở một công ty sản xuất, hãy tận dụng những nguồn lực mà bạn có từ việc tiết kiệm hay vay mượn bạn bè và gia đình. Có nhiều cách để huy động tiền cho hoạt động sản xuất. Nếu bạn lên kế hoạch bắt đầu công ty dịch vụ, hãy tìm những khách hàng đầu tiên và sau đó thuê một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

9. Hạn chế chi tiêu giúp kinh doanh thành công

Điều đầu tiên cần phải nhất quán dành cho những nhà khởi nghiệp mới bước chân vào kinh doanh đó là hạn chế chi tiêu. Người giàu họ không tiêu tiền, cùng mua một căn nhà nhưng tư duy của người muốn làm giàu là đầu tư thay vì mua nhà để ở. Từ ngôi nhà đó, có thể cho thuê và thu được dòng tiền hàng tháng, hàng năm và sau một thời gian thì có thể bán đi. Tương tự như việc mua một chiếc xe hơi, nếu muốn làm giàu, đừng bao giờ nghĩ rằng mua xe là để “hơn bạn hơn bè”, hãy nghĩ rằng chiếc xe sẽ phục vụ cho công ty và khấu hao khi chúng tạo ra doanh thu.

10. Tạo thu nhập từ nhiều nguồn

Chỉ với một công việc ngồi tại văn phòng trong 8h đồng hồ với mức lương vẻn vẹn 5triệu/tháng có giúp bạn trở thành một người giàu có và đảm bảo mức sống? Câu trả lời là không bao giờ!

Những người giàu có thực sự không bao giờ chỉ dựa trên một nguồn thu nhập. Hãy giả sử như bạn có vốn, đầu tiên, bạn sẽ lập công ty tư vấn kinh doanh. Khi đang thu lời hàng chục triệu USD mỗi năm, bạn lại đổ tiền vào bất động sản. Khi cả hai việc đang tốt đẹp, bạn lại lập hãng phát triển phần mềm…

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên nếu biết người giàu cũng muốn bạn giàu như họ. Lý do rất đơn giản. Đầu tiên, bạn có thể mua sản phẩm và dịch vụ của họ. Thứ hai, họ cũng muốn giao lưu với những người giàu khác nữa. Họ biết rằng mình không đặc biệt và tài sản luôn sẵn sàng tới với những người có mục tiêu và kiên trì.

11. Coi việc làm giàu như một nhiệm vụ bất khả kháng

Muốn trở thành người giàu có, hãy coi làm giàu như một việc không thể tránh được, nó cũng như là kiếm được việc làm vậy, một khi đã tồn tại ở trên đời thì phải giàu có và tạo nên nhiều giá trị được thị trường công nhận. Khởi nghiệp thành công không chỉ dừng lại ở mục tiêu về tiền bạc mà nó còn phải thỏa mãn mong muốn được thể hiện hết khả năng của bản thân.

Các triệu phú không hạ thấp mục tiêu khi gặp khó. Thay vào đó, họ nâng kỳ vọng với bản thân, do nhận thấy mình có thể tạo ra sự khác biệt cho gia đình, công ty và xã hội.

12. Luôn nỗ lực và quyết tâm

Để bắt đầu khởi nghiệp bạn phải có kế hoạch, để khởi nghiệp thành công bạn phải có mục tiêu, khi đã có mục tiêu chỉ có nỗ lực và hạ quyết tâm thì bạn mới có thể trở thành người giàu có được. Vì vậy, đừng bao giờ hạ thấp giá trị bản thân, hãy luôn nhớ rằng “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” – Adam Khoo.

13. Hãy suy nghĩ khác đi

Thời nay không còn chỗ cho những ý nghĩ như “Ăn hết thức ăn đi, ngoài kia có đầy người đang thiếu đói đấy”, “Đừng lãng phí cái gì cả”, “Tiền không mọc trên cây đâu”… Trên trái đất đang có rất rất nhiều tiền chờ bạn mang bao tải đến để kéo về, vấn đề là nếu không thay đổi những suy nghĩ kể trên thành “Ngoài kia toàn những người giàu có thôi, làm sao để bằng được họ bây giờ”, “Cậu bé này mới tí tuổi mà đã thành tỉ phú”, “Cái này mà cũng kiếm ra tiền được sao”…

Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy thay đổi suy nghĩ và bắt tay vào hành động, của cải sẽ vẫn nằm đó và chờ bạn đến khuân về. Nhớ nhé, đừng để những suy nghĩ nghèo khó làm nhụt ý chí của bạn, thành công sẽ không đến với bạn đâu.

14. Hãy mở to mắt ra và học hỏi nhiều hơn

Làm giàu không phải là một năng khiếu bẩm sinh, nhiều người phải trải qua quá trình tìm tòi, học hỏi dài lâu và qua nhiều nhiều lần thất bại mới rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cách giúp bạn học hỏi nhanh hơn thông qua việc đọc sách, trao đổi kinh nghiệm trên các diễn đàn… vậy tạo sao bạn lại không tận dụng? Hãy học cách làm giàu từ những tỉ phú, triệu phú , tận dụng internet để tìm kiếm thông tin, giải đáp thắc mắc và đem đến cho mình những cơ hội kinh doanh. Ai nói “Tiền bạc không làm cho con người hạnh phúc”? hay “Những người giàu đều tham lam”? Đó là người không giàu. Người giàu có sẽ không nói như vậy. Bạn cần phải biết họ đã làm thế nào để tạo ra tài sản, đọc sách gì, đầu tư vào gì để noi gương họ.

15. Hãy sống như một tỉ phú

Những người thành công trong kinh doanh có lối sống và cách nghĩ rất khác.

Quan niệm về thời gian, họ mua thời gian, còn người nghèo lại bán. Người giàu biết thời gian đáng giá hơn tiền. Vì thế, họ thuê nhân viên làm những việc họ không giỏi, hoặc không năng suất bằng. Nhưng đừng cho rằng người giàu không chăm chỉ. Những người thành công về tài chính luôn đeo đuổi mục tiêu và làm việc đến khi họ cảm thấy mình chiến thắng thì thôi.

Hầu hết các doanh nhân thành công đã công khai tuyên bố rằng có bằng đại học hay theo học trường kinh doanh không quyết định việc bạn có xây dựng một doanh nghiệp thành công hay không. Không ai trong số họ công nhận việc thành công của mình trong kinh doanh có được khi ở trường đại học bởi họ thấy không có mối quan hệ giữa kinh doanh và trình độ học vấn. Có một điều là đúng, trường học chính là cái nôi nền tảng, cho bạn làm quen với những kiến thức về kinh doanh. Điều quan trọng hơn hết, bạn cần phải có một thái độ tích cực và nghiêm túc với những việc bạn đang và sẽ làm mặc dù biết rằng chắc chắn không ít những thách thức, khó khăn.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM