6 yếu tố "sống còn" bạn cần cân nhắc khi khởi nghiệp

‘Thất bại là mẹ thành công” – mỗi lần vấp ngã bản thân sẽ trưởng thành hơn, học được nhiều điều để né tránh sai lầm. Khởi nghiệp là một quá trình khó khăn, trải đầy chông gai, nếu ai không đủ kiên nhẫn, niềm tin, tầm nhìn chắc chắn không thể đạt được thành công. Sản phẩm, Khách hàng và thời điểm là 3 yếu tố đầu tiên những người bắt đầu kinh doanh cần tính đến, nó giúp ta đưa ra được định hướng phát triển. Trong phần 2 Bizweb sẽ tiếp tục giới thiệu những yếu tố sống còn cần cân nhắc khi khởi nghiệp.

Adam Khoo – Triệu phú trẻ tuổi người Singapore đã nói rằng: “Thành công không phải là một yếu tố bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình nỗ lực”. Khởi nghiệp kinh doanh không phải việc dễ dãng mà cần một quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Người ta thường ví một công ty mới thành lập như một con tàu chưa hoàn thiện, trong đó giám độc là thuyền trưởng, đa phần chưa dày dạn sương gió.

Quản lý kho dễ dàng với Sapo POS
Quản lý kho dễ dàng với Sapo POS

Không biết hàng hóa còn bao nhiêu trong cửa hàng? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc sử dụng phần mềm quản lý kho Sapo POS để quản lý hàng tồn kho chi tiết, tự động hoàn toàn

Dùng thử miễn phí ngay

6 yếu tố "sống còn" bạn cần cân nhắc khi khởi nghiệp

6 yếu tố "sống còn" bạn cần cân nhắc khi khởi nghiệp

Một nghiên cứu được tiến hành bởi tạp chí Inc và Hiệp hội Ươm mầm doanh nghiệp Mỹ (NBIA) cho thấy cứ 10 doanh nhân khởi nghiệp thì có 8 thất bại. Vì vậy, việc tự đặt cho mình hàng loạt câu hỏi trước khi đầu tư thời gian và nguồn lực là vô cùng quan trọng như việc bạn sẽ đi đâu và kinh doanh gì. Dưới đây là 6 tiêu chí cần thiết mà các doanh nhân cần thực sự cân nhắc trước khi bắt đầu kinh doanh.

1. Khách hàng

Câu nói “Khách hàng là khởi nguồn của mọi sáng tạo” của Tom Peters đã phần nào khẳng định vai trò quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Họ chính là nhân tố ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh, thậm chí có thể tác động tới sự tồn vong của cả một ngành hàng. Do đó, việc tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cũng như duy trì, giữ chân khách hàng là bài toán thường trực mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không được lơ là, đắc biệt khi bắt đầu khởi nghiệp.

Cần nắm bắt tâm lý khách hàng

Điều bạn cần làm là xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, nhu cầu mà thị trường hiện tại chưa có khả năng đáp ứng hay sản phẩm bạn cung cấp liệu có đủ hấp dẫn để thuyết phục khách hàng. Sẽ là khôn ngoan nếu bạn hướng tới thị trường phù hợp với chính nhu cầu và năng lực của mình. Nếu đó là một nền tảng tài chính tốt, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm thị trường quy mô lớn. Ngước lại nếu bạn đang khởi nghiệp một mình, thì trường ngách sẽ dễ mang lại thành công hơn và bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều về việc bị loại khỏi thị trường bởi những đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh.

2. Sản phẩm

80% sản phẩm và dịch vụ đang được tiêu thụ hiện nay hoàn toàn khác với cùng loại sản phẩm và dịch vụ tương tự tiêu thị trong 5 năm trước. Hàng ngàn loại sản phẩm và dịch vụ đang sẵn sàng phục vụ cho người tiêu dùng hiện nay, điều quan trọng nhất là việc bạn có thể phát huy khả năng lựa chọn và đưa ra đúng loại sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng của mình trong một thị trường mang tính cạnh tranh hay không? Sẽ có vô vàn các cơ hội đặt ra nếu bạn bước vào thị trường và cạnh tranh một cách có hiệu quả bằng sản phẩm hay dịch vụ mới với phương diện tiến bộ hơn so với sản phẩm hay dịch vụ cùng loại của các đối thủ khác.

Bên cạnh đó, bạn đừng mơ hồ với việc bổ sung thêm các tính năng hay thông điệp vào sản phẩm. Điều này có thể làm khách hàng rồi trí và pha loãng giá trị sản phẩm bạn đem lại. Khi bắt đầu lấy nguồn hàng hay thiết kế sản phẩm của mình, hãy tránh xa những điều khiến người mua ngần ngại như chi phí chuyển sang dùng hàng của bạn quá cao, khó sử dụng hay không tương thích với các đồ dùng khác họ đang có. Hơn hết, hãy nhớ rằng các sản phẩm phù hợp nhất với việc bán hàng trên Internet là các hàng hóa được công nhân hoặc có nhãn hiệu, nó sẽ có giá trị thuyết phục khách hàng cao hơn.

3. Thời điểm

Việc lựa chọn kế hoạch kinh doanh và thời điểm nào là thích hợp phụ thuộc vào mặt hàng bạn đang kinh doanh là gì và ý định sử dụng kế hoạch kinh doanh đó vào mục đích như thế nào. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định đến tầm ảnh hưởng của chiến lược và  mức lợi nhuận mà bạn có thể thu về

Mỗi một thị trường đều có vòng đời nhất định và cơ hội cũng không kéo dài mãi mãi. Ở giai đoạn đầu khi sáng tạo một thị trường mới, bạn sẽ thấy rất dễ dàng để gia nhập và kiếm tiền. Nhưng đừng vội vui mừng vì việc nhập cuộc quá sớm cũng là một rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh. Nếu tiềm năng của thị trường chưa được xác định trước đó, thì việc vội vàng mở cửa sẽ khiến bạn thất bại hoặc khó có thể thu lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động. Những lợi ích vội vàng trước mắt sẽ không đủ để bù vào những thâm hụt sau này. Các doanh nghiệp mới khởi sự nên đi theo chiến lược “người theo gót nhanh chóng”. Đó là khi bạn tìm ra một ý tưởng tốt đã được kiểm nghiệm và nhanh chóng thực hiện theo. Khi ấy, bạn đã gia nhập cuộc chơi đủ sớm khi nhu cầu của khách hàng vẫn chưa được đáp ứng.

4. Cạnh tranh

Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới thất bại của đa số những doanh nghiệp non trẻ bởi họ không thể cạnh tranh với các ông lớn trong cùng lĩnh vực. Thị trường mặc dù lớn nhưng không phải vô tận trong khi số lượng các doanh nghiệp nhảy vào cuộc chơi ngày càng nhiều vì vậy không ai muốn chia sẻ lợi ích của mình với người khác. Chính vì vậy họ hình thành tâm lý “tận diệt khi còn trong trứng’, các tập đoàn lớn dùng nhiều cách khác nhau ép buộc những đơn vị vừa thành lập đứng trước nguy cơ phải sát nhập hoặc phá sản.

6 yếu tố sống còn cần cân nhắc khi khởi nghiệp

“Cá lớn nuốt cả nhỏ” là tình trạng thường thấy trong cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố giúp thị trường phát triển vì vậy một doanh nghiệp khi nhân rộng quy mô, tiếp cận với khách hàng chắc chắn sẽ gặp phải sự tấn công của đơn vị truyền thống. Để có thể tồn tại điều bạn cần làm là tạo sự khác biệt, trong thời gian đầu nên tiếp cận một nhóm khách hàng nhất định đồng thời không nên tạo tiếng vang quá lớn, dẫn tới sự chú ý của những doanh nghiệp lớn. Khi “đủ lông đủ cánh”, tạo cho doanh nghiệp một nền tảng vững chắc, việc đánh sâu vào thị trường là không muộn. Câu chuyện về sự thành công của tiki.vn là một ví dụ điển hình.

5. Tài chính

Tài chính là một trong những vấn đề rất quan trọng, nó được xem là nguồn máu nuôi dưỡng để doanh nghiệp phát triển vì vậy nếu bạn có ý tưởng khởi nghiệp cần hiểu biết những vấn đề cơ bản nhất về tài chính để điều hành hoạt động. Để ước tính được số vốn cần thiết, bạn cần có một kế hoạch càng chi tiết càng tốt, theo đó có một số mục cần lưu ý như: Ngân sách dành cho tài sản cố đình (văn phòng, bàn ghế, thiết bị…); ngân sách cố định để duy trì (tiền thuê văn phòng, lương nhân viên, các khoản tiền phải trả…).

Trên thực tế rất khó tính được số tiền cần thiết để khởi nghiệp, nó phụ thuộc rất nhiều vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Bạn cần tính toàn kỹ càng khoảng thời gian công ty sẽ làm ra lợi nhuận để từ đó cân đối được chi phí phải trả. Trên thực tế rất nhiều người tự tin mình có một số vốn lớn nên không quan tâm nhiều đến việc quản lý dòng tiền dẫn đến việc vốn cạn kiệt, thiếu lương nhân viên, từ đó dẫn tới phá sản. Mỗi công việc kinh doanh đòi hòi đầu tư lớn, nhưng mục đích bạn cần đạt được là tối thiểu hóa chi phí và rủi ro, đồng thời lường trước những gánh nặng tài chính so với lợi nhuận thu về.

6. Nhân sự

Dù bạn có rất nhiều tiền, có hướng đi đúng nhưng không có người thực hiện chắc chắn kế hoạch mãi nằm trên giấy bởi chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hóa, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn – con người lại đặc biệt quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu.

Nếu như nguồn nhân lực hạn chế bạn nên hoạt động trong thị trường nhỏ đợi doanh nghiệp đủ ‘cứng cáp”, đồng thời liên tục ‘chiêu mộ’ những người tài giỏi về “đầu quân”. Trên thực tế những tập đoàn hàng đầu thế giới đều sở hữu cho mình một đội ngũ nhân viên không chỉ chăm chỉ mà còn sáng tạo trong sản xuất, nhanh nhẹn, đáp ứng được sự thay đổi của xã hội. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người đi trước để tránh đi đường vòng và thiết kế sản phẩm đáp ứng được chính xác nhu cầu người dùng.

Trên thực tế ngoài 6 yếu tố trên, còn có rất nhiều vấn đề cần lưu ý trước khi khởi nghiệp, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đúc rút được kinh nghiệm khởi nghiệp. Tuy nhiên để đạt được thành công đòi hỏi bạn phải có ý chí, tin tưởng vào con đường đã chọn đồng thời nắm vững được sự thay đổi của thị trường để có sự thay đổi, đầu tư thích hợp.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM