5 lý do hạn chế sự phát triển khi bạn mới khởi nghiệp kinh doanh

Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ chính là tiền đề cho rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh. Các doanh nghiệp này khi mới khởi nghiệp thường bắt đầu với một ý tưởng sáng tạo, mới mẻ nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm để có thể nắm bắt các thời cơ thuận lợi trong kinh doanh. Chính vì vậy hầu hết họ đều bị sa lầy trong các vũng bùn từ khi còng “trứng nước”. Blog Sapo hôm nay tổng hợp 5 lý do hạn chế tiềm lực phát triển doanh nghiệp bán lẻ mới khởi nghiệp thường gặp.

1. Khởi nghiệp và không có người dẫn đường

nhung-dieu-can-tranh-khi-sinh-vien-khoi-nghiep1

Khi còn “trứng nước” hầu hết các đơn vị bán lẻ đều gặp phải những khó khăn mà ngay cả những người nhiều kinh nghiệm nhiều khi không ngờ tới. Cũng như đứa trẻ tập đi phải có người dìu dắt, vận động viên cần người huấn luyện để hướng dẫn họ tập luyện và chuyên nghiệp hơn. Những doanh nghiệp trẻ tuổi cũng như những thiếu niên mới lớn luôn tự tin thái quá vào bản thân mình, họ tự tin vào ý tưởng sản phẩm hoặc dịch vụ mới mẻ mà bỏ qua những kỹ năng điều hành cơ bản. Nói một cách hình tượng thì doanh nghiệp trẻ kiến tạo nên cỗ xe ngựa lộng lẫy nhưng chưa đầy đủ chất và lượng, chưa có kinh  nghiệm điều khiển để ngựa đi đúng hướng nên người mua mới chỉ đứng xem và trầm trồ chứ chưa có hành động gì. Và đương nhiên điều đó sẽ làm chướng tai gai mắt những đối thủ của bạn.

Chính vì vậy nên các cửa hàng kinh doanh, đặc biệt là một doanh nghiệp trẻ quy mô lớn nên suy nghĩ đến một cố vấn có kinh nghiệm. Người ấy sẽ đóng vai trò như một hoa tiêu, giúp doanh nghiệp có hướng giải quyết những trở ngại một cách nhanh chóng, tư vấn cách thức quản trị nội bộ, biện pháp tổ chức cơ cấu chuyên nghiệp hơn và giữ doanh nghiệp phát triển theo một nhịp độ ổn định hay linh hoạt tùy theo diễn biến của thị trường.

2. Không sáng tạo mà hay đi theo các lối mòn

nhung-dieu-can-tranh-khi-sinh-vien-khoi-nghiep2

Đây là lỗi rất hay gặp làm hạn chế sự phát triển của đại đa số các doanh nghiệp hay các cửa hàng bán lẻ. Họ thường tham khảo những chiêu thức quảng cáo hay chiến lược kinh doanh được viết sẵn trong sách vở, trên Internet và nhầm tưởng rằng đó là những thứ mới mẻ hay đó là những bước cơ bản, cần thiết. Đây là một sai lầm lớn bởi nếu như bạn đọc được thì người khác cũng đọc được, như vậy thì đâu còn gì là mới mẻ nữa, và những công thức đó không thể áp dụng máy móc cho tất cả mọi lại hoàng hóa, sản phẩm được. Bạn không những cần một ý tưởng sáng tạo mà còn cần phải hành động theo cách khác biệt, phải có tầm nhìn vượt khỏi mọi khuôn khổ và giới hạn thông thường để phát huy hết tiềm năng của doanh nghiệp. Bạn có thể đi theo một lối mòn nhưng hãy là người tạo ra lỗi mòn đó và người khác phải tìm đến bạn.

3. Thiếu kỹ năng định hướng và định vị

Các nhà quản lý trẻ thiếu khả năng định hướng và định vị doanh nghiệp mình trong tương lai theo một kế hoạch dài hạn. Thứ nhất là do thiếu kinh nghiệm, thứ hai là do phải đối mặt và giải quyết quá nhiều vấn đề mới nên phải một thời gian dài sau đó người chủ mới có cơ hội nhìn lại và nhận thấy cần thiết phải có một chiến lược phát triển bền vững. Không có sự đinh hướng thì doanh nghiệp sẽ bị dồn đi tùy hứng, rẽ được ở đâu sẽ rẽ, đổi chiều ở đâu có lợi nhuận cao hơn. Đây chỉ là bước đi tạm bợ, càng đi càng xa dời mục tiêu, điều đó sẽ khiến nhân viên nản lòng, không muốn tận tâm cống hiến, tốn kém nhiều chi phí lót đường.

Running businessman.

4. Không thể tự lực cánh sinh

Hợp tác cùng phát triển là chiến lược phổ biến trong kinh doanh. Nhưng bạn không thể sống cộng sinh mãi được và không có điều gì tồn tại mãi mãi. Không có điều gì đảm bảo rằng những đối tác tận tâm tận lực với bạn hay họ sẽ luôn kinh doanh tốt. Vậy nên tự bản thân bạn phải đứng vững đã. Khả năng tự lực của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở tài chính vững vàng, năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường, có chiến lược kinh doanh và hệ thống phân phối sản phẩm phù hợp. Khi có nội lực mạnh, doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các hợp đồng trục lợi của đối tác kinh doanh.

5. Phát triển các mối quan hệ không thích hợp

Các mối quan hệ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp muốn thành công phải khéo léo lựa chọn các mối quan hệ với nhân viên, cấp quản lý, nhà đầu tư, đối tác chiến lược… sao cho có lợi và phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp. Càng có nhiều mối quan hệ tốt thì càng có điều kiện thúc đẩy, gia tăng doanh số, lợi nhuận và uy tín doanh nghiệp. Cũng cần chú ý rằng chỉ một quan hệ không tốt trong một giai đoạn ngắn cũng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ cần phải thật sáng suốt và cẩn trọng trong ngoại giao, tránh mắc vào những tình huống gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.

Những sai lầm khiến Marketing Facebook không hiệu quả

3 chiến lược Facebook marketing mới giúp tăng hiệu quả kinh doanh

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM