3 bước lập kế hoạch kinh doanh khách sạn hoàn hảo cho người mới bắt đầu

Bắt đầu từ đâu và làm như thế nào là câu hỏi mà những ai có ý định kinh doanh khách sạn luôn thắc mắc. Đây là một lĩnh vực cần đầu tư lớn và nhiều rủi ro, vì vậy, nếu không tính toán kỹ lưỡng và lập kế hoạch kinh doanh chi tiết thì rất khó để khởi nghiệp thành công. Sau đây là 3 bước lập kế hoạch kinh doanh khách sạn hoàn hảo cho người mới bắt đầu.

3 bước lập kế hoạch kinh doanh khách sạn hoàn hảo cho người mới bắt đầu

Xác định địa điểm và giá phòng cho thuê

Địa điểm mở khách sạn là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của việc kinh doanh khách sạn. Vị trí thích hợp nhất để mở khách sạn còn phụ thuộc vào mô hình khách sạn mà bạn hướng tới. Mô hình khách sạn thành phố thường được xây dựng ở khu trung tâm thành phố, gần các khu vui chơi, cơ quan hành chính để phục vụ cho đối tượng khách thương gia, làm việc công vụ. Mô hình khách sạn nghỉ dưỡng thì nên ở các khu du lịch, nơi có phong cảnh đẹp để phục vụ khách tham quan. Bạn cũng có thể mở khách sạn ở gần đường lớn để đón khách vãng lai.

Về cách tính giá phòng thì tùy thuộc vào vị trí, hạng khách sạn và mức giá chung khu vực quanh đó mà bạn đặt giá. Thông thường, những khách sạn sát bãi biển bao giờ cũng đắt hơn là những khách sạn ở phía sau, khách sạn nằm trong phố cổ sẽ đắt hơn là khách sạn ở ngoại thành.... Ngoài ra, nếu khách sạn được trang bị những đồ nội thất xa xỉ cũng sẽ đắt đỏ hơn. Bạn cũng cần lưu ý rằng, giá phòng khách sạn cũng thay đổi theo thời vụ. Khách sạn dù lớn hay nhỏ đều có bảng giá riêng cho từng thời điểm trong năm, đặc biệt là ở các khu du lịch. Không chỉ thay đổi theo thời vụ mà giá phòng còn có thể khác nhau ở các ngày trong tuần. Nhiều khách sạn áp dụng giảm giá phòng các ngày trong tuần, vừa là một cách thu hút khách hàng, vừa giúp khách sạn giảm tải vào cuối tuần.

Thuê nhân viên

3 bước lập kế hoạch kinh doanh khách sạn hoàn hảo cho người mới bắt đầu

Thuê nhân viên là điều không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh khách sạn. Đương nhiên cũng có những khách sạn với quy mô nhỏ thì bạn có thể “tự biên tự diễn” nhưng điều này chỉ thích hợp nếu số lượng phòng dưới 5, còn nếu khách sạn lớn hơn thì bạn cần phải thuê nhân viên. Việc cần thuê nhân viên đầu tiên là dọn phòng, bên cạnh đó là một số vị trí khác như nhân viên lễ tân, kế toán, bảo vệ…, đối với khách sạn hạng sang thì còn có thể có thêm nhân viên bê đồ, giặt là, nhân viên marketing... Bạn cũng nên xem xét có nên làm nhà hàng hay không, nếu có thì bạn sẽ phải đầu tư thêm trang thiết bị, thuê đầu bếp, phụ bếp, bồi bàn…

Thủ tục kinh doanh

Giấy tờ quan trọng nhất khi kinh doanh khách sạn đó là Giấy đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, bạn sẽ cần có giấy phép riêng cho dịch vụ lưu trú. Mức phí thường không đáng kể và thủ tục giấy tờ cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu khách sạn của bạn nằm ở khu vực trung tâm, việc xin giấy phép sẽ rất dễ dàng, nhưng nếu khách sạn của bạn nằm trong khu vực không được quy hoạch để xây nhà nghỉ, khách sạn thì bạn sẽ phải xin giấy phép hoạt động kinh doanh có điều kiện. Đọc ngay bài viết Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh khách sạn cần gì nếu bạn chưa nắm được quy trình đăng ký.

Một số địa phương có thể sẽ có những quy định riêng khác ví dụ như giới hạn thời gian lưu trú của khách (thường là trong 7-14 ngày), hạn chế số phòng cho thuê hoặc không cho phép khách nấu nướng trong phòng… Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải giải trình với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh của mình và cam kết không gây ảnh hưởng đến cảnh quan chung cũng như đời sống của người dân địa phương.

3 bước lập kế hoạch kinh doanh khách sạn hoàn hảo cho người mới bắt đầu

Bên cạnh đó là những vấn đề về biển hiệu và bãi đỗ xe. Hầu hết các địa phương đều yêu cầu doanh nghiệp phải dành một phần diện tích tương ứng với số phòng để làm chỗ để xe cho khách và nhân viên. Tuy nhiên, tùy nơi mà bạn có thể “né” quy định này bằng cách nói rằng khách của mình có thể gửi xe ở những điểm trông xe gần đó hoặc cam kết chỉ đỗ xe trên vỉa hè. Về biển hiệu, quy định về kích cỡ, khoảng cách, vị trí đặt biển ở một số nơi khá phức tạp. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi làm biển hiệu cho khách sạn.

Trên đây là 3 bước cơ bản mà bạn cần lưu ý trước khi mở một khách sạn. Hy vọng với những kinh nghiệm này bạn có thể lập kế hoạch kinh doanh khách sạn chi tiết để đón đầu thành công.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM