Tối ưu trang đích đúng cách, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 150%

Tối ưu trang đích là mục tiêu quan trọng của rất nhiều doanh nghiệp. Trang đích càng được tối ưu hiệu quả bao nhiêu, cơ hội chuyển đổi càng tốt bấy nhiêu. Nếu bạn chưa biết làm sao để trang đích của bạn thu hút, sát nhu cầu khách hàng hơn, thì các cách được đề cập dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết được bài toán này.

Trang đích - Yếu tố quyết định thành công của cả chiến dịch marketing

Không chỉ quảng cáo, mà với SEO, việc tối ưu trang đích - landing page cũng là bài toán khó cần nghiên cứu và thực hiện tỉ mỉ. Sở dĩ trang đích lại quan trọng như vậy vì nó chính là nơi tạo ra chuyển đổi - cũng là mục tiêu lớn nhất của những người làm marketing.

Để hiểu rõ hơn về trang đích, bạn có thể tham khảo trong bài viết landing page là gì của Sapo.

Mặc dù quan trọng là vậy, nhưng đây cũng là vị trí mà nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm nhất, dẫn đến tình trạng kéo khách hàng vào đến cửa hàng rồi nhưng không thể thuyết phục khách mua hàng/ để lại thông tin. 

Điều này không chỉ gây ra lãng phí về cơ hội chuyển đổi, mà nó còn ảnh hưởng trầm trọng đến thứ hạng SEO của bạn. Vì nếu xét 1 cách khách quan nhất, số lượng traffic đầu vào và số lượng chuyển đổi quá chênh lệch nhau là căn cứ để các công cụ tìm kiếm dựa vào đó đánh giá và xếp hạng trang đích của bạn.

Còn đối với quảng cáo, trang đích không ra chuyển đổi sẽ gây lãng phí 1 khoản tiền không nhỏ. Chưa kể nếu giá thầu từ khoá cao thì việc trang đích phải được tối ưu đúng cách chính là điều bắt buộc mà các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách giải quyết.

1. Tối ưu trang đích đúng cách: Persona

Bước đầu tiên mà bạn sẽ phải làm trong kế hoạch tối ưu trang đích của mình đó là vẽ chân dung khách hàng. Có thể khi đọc đến đây, nhiều người sẽ nghĩ rằng “ồ, trang đích của tôi được thiết kế theo chân dung khách hàng rồi mà”. Tuy nhiên, điều bạn sẽ cần phải làm rõ ở đây:

  • Persona của bạn được làm từ bao giờ?
  • Và đây có phải là kết quả của 1 quá trình nghiên cứu, phân tích rõ ràng không?

Với những đơn vị đã sở hữu persona hoàn chỉnh thông qua những cuộc khảo sát chuyên nghiệp có thể bỏ qua bước này. Còn lại, bạn sẽ cần phải nhìn nhận 1 cách khách quan về những dữ kiện persona mà bạn đang sử dụng cho trang đích của mình.

Trong kinh doanh nói chung, chỉ khi bạn biết được khách hàng của mình là ai, họ đang thiếu gì, cần gì, insight của họ là gì,... thì mới có thể tạo ra những trải nghiệm chuẩn xác nhất tại trang đích. 

Tuỳ từng đối tượng khách hàng hướng đến khác nhau, mà những nội dung bạn cung cấp tại trang đích cũng khác nhau. Ví dụ, với khách hàng 18 - 25 tuổi, yêu cầu thẩm mỹ và xu hướng tiếp cận sẽ khác những khách hàng 35 - 40 tuổi. Yêu cầu của nam giới cũng khác nữ giới, người có tuổi cũng khác người trẻ tuổi…. Vì vậy, muốn tối ưu trang đích hiệu quả, trước hết bạn hãy tìm ra cho mình persona sát nhất với tệp khách hàng của mình.

toi-uu-trang-dich-dung-cach
Chân dung persona mẫu

2. Tối ưu trang đích đúng cách: Traffic

Tiền đề để tạo ra chuyển đổi chính là traffic, muốn tỷ lệ chuyển đổi tăng lên 150%, bắt buộc trang đích của bạn phải tăng trưởng ít nhất 150% traffic hoặc hơn thế. Và điều này sẽ đơn giản hơn nhiều nếu như bạn đã có trong tay chân dung khách hàng như đã đề cập ở phía trên. Tiếp đó, hãy làm sao để trang đích của bạn tiếp cận được với nhiều người nhất có thể.

Vậy, phải làm thế nào?

Như bạn đã biết, traffic được đến từ 2 nguồn chính: Nguồn tự nhiên (SEO) & Nguồn quảng cáo. Nhưng dù cho traffic đến từ đâu, bạn cũng phải thực hiện tốt mục hiển thị ngoài trang SERPs (impression) để thành công thu hút khách hàng vào trang đích của mình. Những việc bạn cần quan tâm nhất đó là:

- Chọn từ khóa: Những từ khóa được chọn làm từ khoá chính phải đáp ứng được rất nhiều yếu tố như: volume lớn, có xu hướng tăng trưởng tốt, liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ được đề cập đến trang đích,....

- Title cuốn hút, chứa từ khóa, nhấn mạnh được vào nhu cầu của khách hàng: Giá cả, tính năng, hiệu quả, ưu đãi…

- Thẻ mô tả: Cũng chứa từ khóa, làm sao vừa giới thiệu được sản phẩm dịch vụ, vừa kích thích trí tò mò để khách hàng bấm vào link trang đích của bạn.

- URL ngắn gọn, thân thiện với các công cụ tìm kiếm, như vậy sẽ giúp thứ hạng trang đích của bạn được xếp cao hơn.

Bên cạnh những yếu tố trên, để cải thiện thứ hạng, tăng trưởng traffic cho trang đích, bạn sẽ cần kết hợp tối ưu nhiều hạng mục khác như: Tốc độ tải trang, đồng nhất hiển thị trên mọi thiết bị (responsive), lựa chọn phương tiện xuất hiện trong trang đích,...Ngoài ra, đối với quảng cáo, bạn sẽ phải quan tâm đến ngân sách quảng cáo, vị trí địa lý, giá thầu, phương thức quảng cáo,... Tất cả những điều này đều tác động rất nhiều đến traffic.

Tối ưu trang đích đúng cách
Tối ưu traffic sẽ gia tăng chuyển đổi

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết 16 cách tăng traffic siêu hiệu quả cho website. Tại đây gợi ý tất cả những phương án tốt nhất giúp tăng traffic nhanh chóng và hiệu quả, bạn đều có thể áp dụng cho trang đích của mình.

3. Tối ưu trang đích đúng cách: Thử nghiệm

Chắc chắn tối ưu trang đích không thể bỏ qua phần nội dung. Và đây gần như là yếu tố tiên quyết thúc đẩy khách hàng tạo ra chuyển đổi. Để tìm ra 1 nội dung chất lượng, đảm bảo giữ ổn định cho các chỉ số, bạn sẽ cần phải liên tục đưa ra các giả thuyết, test A/B. Một số gợi ý dành cho bạn đó là:

  • Đảm bảo các kết quả đo lường có cùng 1 hệ tham chiếu

Các kết quả này bao gồm traffic, tỷ lệ chuyển đổi CR. Bạn không thể so sánh traffic, CR các dịp nghỉ lễ tết với các thời điểm bình thường trong năm được. Nếu không, tất cả sự so sánh đều là khập khiễng, kết quả về trang đích cũng sai lệch

  • Đưa ra và phân tích các giả thuyết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trang đích không đạt hiệu quả như kỳ vọng: thoát trang cao, khách không kéo hết landing page,...Với mỗi một nguyên nhân mà bạn tìm được, bạn sẽ đều phải đặt ra những giả thuyết vì sao khách lại hành động như thế? Do nội dung chưa đủ tốt hay vị trí nút đặt sai….

Thông thường tại bước này, mọi người sẽ tiến hành đối chiếu persona, kết hợp cùng xu hướng hành vi của khách hàng, nội dung đang triển khai trên landing liệu có khớp nhau hay không.

Tối ưu trang đích đúng cách
Test A/B

Khi đã có tất cả các dữ kiện xác đáng, bạn hãy tiến hành thử nghiệm để tìm ra kết quả tối ưu. Việc thử nghiệm này có thể là sự thay đổi bố cục, điều chỉnh 1 phần nhỏ nào đó, hoặc cũng có thể triển khai thêm 1 trang mới để test A/B. Thời gian lý tưởng để thực hiện công đoạn này là tầm từ 1 - 2 tháng.

Xem thêmA/b testing là gì? 7 bước thực hiện quá trình a/b testing

4. Tối ưu trang đích đúng cách: Chỉ số

Bạn sẽ cần xây dựng bộ chỉ số để có căn cứ phân tích tính hiệu quả của trang đích. Các số liệu càng chính xác bao nhiêu, bạn càng có nhiều cơ hội gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bấy nhiêu.

Hiện nay, mỗi một đơn vị sẽ có bộ chỉ số đo lường khác nhau để phù hợp với tính chất sản phẩm/dịch vụ, cũng như mục tiêu chiến lược kinh doanh. Thế nhưng tất cả những số liệu này đều xây dựng dựa trên tính minh bạch, khẳng định được những kết luận về trang đích là chính xác chứ không phải cảm tính.

Bạn có thể tham khảo những chỉ số đánh giá hiệu suất trang đích dưới đây:

- Lượng người dùng xem trang (Page view)

- Số lượng lead

Trong chỉ số về lead này, bạn cần chia nhỏ các chỉ số:

  • Bao nhiêu lead chuyển đổi thành công?
  • Giá trị trung bình của mỗi lead là bao nhiêu? (trang đích bán hàng)
  • Tỷ lệ tăng/giảm lead qua các tháng là bao nhiêu, để đánh giá câu chuyện thị trường

- Thời gian khách hàng ở lại trang

- Tỷ lệ khách hàng bỏ trang

- Tỷ lệ lead/traffic (CR) 

Các chỉ số trên được lấy chủ yếu trong Google Analytics. Ngoài ra, có 1 công cụ đặc biệt có tên Crazy Egg. Công cụ này sẽ cho bạn biết tỷ lệ khách hàng click vào từng vị trí trên trang đích là bao nhiêu, trung bình khách sẽ cuộn bao nhiêu cuộn chuột? Tất cả đều được thể hiện rõ ràng trên công cụ này.

Các số liệu này sẽ là lời giải đáp cho các thay đổi, thử nghiệm mà bạn đã làm trước đó. Nếu các kết quả được cải thiện, có nghĩa là những phán đoán của bạn đã chính xác, bạn có thể áp dụng cách tối ưu đó cho nhiều trang đích khác.

Tối ưu trang đích đúng cách
Hãy lập bảng các chỉ số quan trọng

Xem thêmBiết tận dụng Google Search Console trăm trận SEO trăm thắng!

5. Tối ưu trang đích đúng cách: Theo dõi thường xuyên

Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ cho mình những điều kiện trên, hãy liên tục thực hiện để đảm bảo trang đích của bạn vẫn được vận hành một cách nhịp nhàng, hiệu quả.

Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc “tối ưu trang đích thành công chẳng phải là thành công rồi sao?”. Thế nhưng, trong phần trên, Sapo đã nhắc đến 1 ý như này “Tần suất theo dõi tỷ lệ tăng/giảm lead qua các tháng là bao nhiêu để có thể đánh giá câu chuyện thị trường”

Đôi khi việc 1 trang đích thành công là do những gì mà bạn tối ưu đúng với những gì mà khách hàng cần trong thời điểm đó. Thị trường là một bài toán với rất nhiều bất ngờ, trang đích hiệu quả tháng này không có nghĩa nó sẽ phù hợp ở tháng sau. Đó là lý do mà bạn sẽ cần xây dựng bộ chỉ số như đã đề cập ở trên. 

Tối ưu trang đích đúng cách
Liên tục theo dõi chỉ số

Các chỉ số này không chỉ dừng lại ở việc trang đích thành công trong việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Thay vào đó, bạn sẽ cần đo lường, theo dõi liên tục, cho đến khi bạn ngừng sử dụng trang đích đó.

Trong trường hợp trang đích sau khi đã tối ưu thành công mà lại gặp vấn đề về chuyển đổi sau 1 thời gian triển khai. Bạn sẽ cần phải thực hiện lại các bước, từ việc kiểm tra lại persona, thị trường, traffic cho đến test thử nghiệm. Chỉ như vậy bạn mới đảm bảo kết quả chuyển đổi luôn tăng trưởng bền vững.

Tối ưu trang đích đúng cách, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy kết quả trong thời gian sớm nhất. Những thông tin mà Sapo.vn chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là kim chỉ nam quan trọng giúp bạn hình dung ra cách vận hành trang đích, sớm đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Chúc các bạn thành công. 

Web

Sapo Web

Bán hàng trên website

Giải pháp thiết kế website chuẩn SEO, đa ngành nghề

Sapo Web - Giải pháp thiết kế website chuyên nghiệp giúp chủ kinh doanh tăng doanh thu online và phủ rộng thương hiệu. Tìm hiểu thêm và dùng thừ 07 ngày hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM