9 yếu tố tạo nên mô hình kinh doanh canvas hoàn chỉnh

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp có hướng đi ổn định về cả lộ trình phát triển lẫn kinh tế. Một trong những mô hình kinh doanh được nhiều người tham khảo và biết đến nhiều nhất hiện nay chính là canvas.

Vậy Mô hình canvas là gì? Ưu điểm của mô hình canvas và những thành tố quan trọng của mô hình kinh doanh canvas. Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây

1. Mô hình kinh doanh canvas là gì?

Mô hình kinh doanh canvas hay còn được biết đến với tên gọi BMC - Business Model Canvas. Mô hình này được Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur nghiên cứu và phát triển. Nhờ vào tính hiện đại, khái quát, ứng dụng dễ dàng, canvas hiện đang là mô hình kinh doanh được nhiều ông lớn tin tưởng nhất, trong đó có thể kể đến Google Facebook, P&G,...

Điểm đặc biệt của mô hình canvas là giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, toàn diện nhất. Dựa vào đó chủ doanh nghiệp có thể thực hiện những bài toán so sánh, phân tích tất cả các yếu tố nào đem đến sự ảnh hưởng đến sự gia tăng đầu tư.

Không chỉ vậy, mô hình canvas còn giúp mọi người có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan nhất thông qua ngôn ngữ chung được sử dụng tại mô hình canvas. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ biết cần có những thay đổi mới mẻ nào để phát triển doanh nghiệp của mình.

Mô hình canvas luôn đảm bảo cân bằng hai yếu tố quan trọng trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp đó là khách hàng và nội bộ. Tất cả những cá thể có liên quan đến doanh nghiệp đều sẽ nhận được những giá trị tương xứng và phù hợp. Và đó là một trong những lý do, mô hình kinh doanh canvas được lựa chọn hầu khắp tại các công ty, doanh nghiệp hiện nay.

Mô hình kinh doanh canvas là gì?
Mô hình kinh doanh canvas

2. Ưu điểm của mô hình kinh doanh Canvas

Sau đây là những ưu điểm nổi bật của mô hình kinh doanh canvas.

- Đơn giản ngắn gọn: Mô hình kinh doanh canvas giúp nhà kinh doanh có thể nhìn nhận tổng quát toàn bộ doanh nghiệp của mình thông qua bản kế hoạch ngắn gọn, xúc tích, đảm bảo đầy đủ những thông tin cần thiết. Điều này thay thế hoàn toàn cho những bản kế hoạch đồ sộ, dài, khó nắm bắt trước đây.

- Dễ kiểm tra và đối chiếu: Nhờ sự giản lược của mình, mô hình kinh doanh canvas sẽ giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt, so sánh và đối chiếu các hạng mục ngay trên bản kế hoạch.

- Ai cũng có thể áp dụng: Mô hình kinh doanh canvas phù hợp với hầu hết quy mô doanh nghiệp, đặc thù các ngành sản phẩm. Đặc biệt, với những người chưa có nhiều kinh nghiệm về lên kế hoạch, mô hình kinh doanh canvas là sự lựa chọn rất an toàn và hoàn hảo.

Xem thêm: 5 mô hình kinh doanh tiềm năng và phổ biến nhất hiện nay

3. 9 thành tố cấu thành nên mô hình kinh doanh canvas

Một mô hình kinh doanh canvas được gọi là hoàn chỉnh là khi có xuất hiện những yếu tố sau:

3.1 Phân khúc khách hàng trọng tâm

Việc xác định phân khúc khách hàng phụ thuộc vào định hướng và tính chất sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và phân chia cho mình vài phân khúc khách hàng để nhắm đến.

Từ những thông tin có được, doanh nghiệp sẽ tìm cách tiếp cận họ bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể là qua TVC, Google ads hoặc Facebook ads…

3.2 Mục tiêu giá trị 

Giá trị mà sản phẩm đem lại cho khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Hãy tự tìm đáp án cho những câu hỏi: Khách hàng cần gì? Điểm chạm nào sẽ khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu? Đối thủ đã làm được gì? Chưa làm được gì… Câu trả lời mà bạn nhận được sẽ giải quyết giúp bạn bài toán về giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.

3.3 Lựa chọn kênh phân phối và truyền thông

Trong mô hình kinh doanh canvas, việc lựa chọn đúng phương tiện để quảng bá và phân phối sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thu được kết quả như kỳ vọng. Thông qua những kênh bán hàng, kênh truyền thông này, doanh nghiệp có thể giới thiệu đến các tệp khách hàng của mình hiểu được những giá trị mà bạn cũng như sản phẩm của bạn muốn đem lại. Nhờ đó dễ dàng gia tăng tỷ lệ tương tác và tạo ra được nhiều cơ hội chuyển đổi.

3.4 Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Mối quan hệ với khách hàng là thành tố không thể thiếu trong mô hình kinh doanh canvas. Chỉ khi bạn hiểu được quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng là gì, bạn mới có thể xây dựng được cho mình kế hoạch để thu hút khách hàng mới, phát triển và giữ chân khách hàng cũ.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Xây dựng quan hệ với khách hàng là thành tố quan trọng của mô hình Canvas

3.5 Dự kiến các nguồn doanh thu

Nguồn doanh thu chính là cơ sở để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình chuyển đổi lợi nhuận của công ty. Cũng từ các nguồn doanh thu này, doanh nghiệp sẽ cân đối các khoản thu chi, thiết lập được nguồn thu trọng tâm và đâu và nguồn có thể xem xét loại bỏ.

3.6 Nguồn lực tài chính

Mô hình kinh doanh canvas rất chú trọng yếu tố nguồn lực tài chính. Và đây cũng là một trong những yếu tố then chốt để doanh nghiệp có thể yên tâm đem đến những giá trị cho khách hàng, triển khai những kế hoạch, phát triển sản phẩm mới và đề phòng những vấn đề phát sinh có thể xảy ra trong quá trình vận hành.

3.7 Những hoạt động chính của doanh nghiệp

Sau khi đã xác định được các hạng mục về tệp khách hàng, các hành động cùng những yếu tố cần chuẩn bị, doanh nghiệp cần lập kế hoạch các việc làm trọng tâm để duy trì việc kinh doanh. Mục tiêu chính của cách hành động này sẽ kết nối được khách hàng và tạo ra dòng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3.8 Tìm đối tác chính của doanh nghiệp

Những đối tác mà bạn lựa chọn sẽ liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động và phát triển sau này của doanh nghiệp. Liệu doanh nghiệp có đưa được nhiều giá trị đến với khách hàng hay không, các sản phẩm có được đón nhận trên thị trường hay không đều phụ thuộc nhiều vào đối tác của bạn (nhà bán lẻ, nhà phân phối, công ty phụ trách quảng cáo….)

3.9 Cơ cấu chi phí

Thành tố cuối cùng cần có trong mô hình kinh doanh canvas chính là cơ cấu chi phí. Doanh nghiệp cần hoạch định rõ ràng những khoản phí để điều hành và duy trì hoạt động kinh doanh. Những chi phí này sẽ bao gồm cả chi phí mặt bằng, chi phí nhân sự, chi phí bán hàng, chi phí dự trù…

Các cơ cấu chi phí cần minh bạch rõ ràng
Các cơ cấu chi phí cần minh bạch rõ ràng

Tổng kết

Có thể thấy, mô hình kinh doanh canvas là mô hình giúp doanh nghiệp dễ dàng lên kế hoạch và nắm bắt các hạng mục quan trọng trong quá trình phát triển. Mô hình kinh doanh canvas này phù hợp với hầu hết mọi mô hình, vậy nên bạn có thể lựa chọn canvas để áp dụng vào “đứa con tinh thần” của mình.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn mô hình canvas là gì, ưu điểm và 9 thành tố quan trọng để cấu tạo nên một mô hình kinh doanh canvas hoàn chỉnh. Chúc các bạn sớm thành công với những kế hoạch cá nhân và hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ tiếp theo trên blog của Sapo.vn.

Xem thêm9 bước lập kế hoạch kinh doanh cho người mới bắt đầu

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM