5 mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay

Có thể nói, việc lựa chọn mô hình kinh doanh là một trong những điều kiện quan trọng giúp thương hiệu của bạn có định hướng rõ ràng và phát triển một cách hiệu quả nhất. Vậy trên thực tế, mô hình kinh doanh là gì và có bao nhiêu mô hình kinh doanh? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây. 

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là yếu tố giúp thương hiệu có thể định vị được bản thân và bắt đầu tiến vào thị trường dựa trên những điều kiện phù hợp. Đây là cơ sở để đảm bảo được khả năng lên kế hoạch phù hợp cũng như bước dài, bền vững hơn trên thị trường. 

Việc thiết lập mô hình phù hợp cũng là yếu tố quan trọng để giúp thương hiệu của bạn giảm chi phí, tăng lợi nhuận và phát triển toàn diện. Bởi trên thực tế, sản phẩm, dịch vụ là yếu tố có thể dễ dàng sao chép nhưng mô hình kinh doanh thì là đặc trưng của mỗi thương hiệu. 

2. Những mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

2.1 Mô hình kinh doanh online

Có thể nói, mô hình kinh doanh online đã và đang là mô hình vô cùng phổ biến. Đây được xem là hình thức kinh doanh thông qua mạng xã hội, website và kênh trực tuyến,...Với kinh doanh online, bạn hoàn toàn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các kênh online. 

mô hình kinh doanh

Trên thực tế, kinh doanh online giúp nhà bán hàng tối ưu được rất nhiều chi phí cũng như không bị giới hạn về không gian, thời gian. Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, kinh doanh online chắc chắn là mô hình kinh doanh mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển nhất. 

Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số hạn chế là khách hàng thường xuyên đắn đo và cân nhắc việc mua hàng bởi họ không thể trực tiếp nhìn thấy sản phẩm và nghi ngại về chất lượng thực tế.

Cùng với đó, sự chậm trễ, hỏng hóc hoặc thất lạc hàng hóa trong quá trình giao hàng cũng được xem là hạn chế của mô hình kinh doanh này, khiến khách hàng chần chừ trong việc mua hàng. 

Xem thêm: Hướng dẫn Kinh doanh online thành công cho người mới bắt đầu

2.2 Mô hình tiếp thị liên kết

Mô hình kinh doanh này còn được biết đến dưới khái niệm Affiliate, đây là mô hình mà hoạt động kinh doanh sẽ được thực hiện khi khách hàng thực hiện hoạt động mua hàng khi click vào một liên kết. 

mô hình kinh doanh

Ví dụ, bạn là một người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, kênh truyền thông, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các website, mạng xã hội và gắn các đường link mua sản phẩm vào trong các bài viết của mình. Khi khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ đó bạn sẽ được nhận hoa hồng. 

Xem thêm: Những sai lầm tai hại khi sử dụng Affiliate và cách khắc phục

2.3 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh này có thể tận dụng được những lợi thế của mạng Internet, mọi cá nhân, doanh nghiệp đều có thể bán hàng và thu lợi từ mô hình này. Trên thực tế, mô hình kinh doanh thương mại điện tử sẽ bao gồm: 

  • Mô hình B2B (Business To Business): Mô hình kinh doanh thương mại điện tử này được hiểu là mô hình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác qua các nền tảng Internet. Mô hình B2B thường gặp có thể kể đến như: Alibaba, Amazon,...
  • Mô hình B2C (Business To Consumer): Đây là mô hình kinh doanh mà ở đó, doanh nghiệp bán hàng cho các cá nhân, người tiêu dùng cuối cùng trên nền tảng trực tuyến. 
  • Mô hình C2C (Consumer To Consumer): Mô hình kinh doanh này thể hiện các hoạt động mua bán, trao đổi qua Internet giữa các cá nhân, người tiêu dùng với nhau. Một số nền tảng, website hoạt động theo mô hình C2C có thể kể đến như: Ebay, Chợ Tốt, Shopee, Sendo,...

2.4 Mô hình lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm

Một trong những ví dụ điển hình của mô hình này có thể kể đến chính là Apple với chiến lược tạo ra các nền tảng như App Store và iTunes để bán ứng dụng, bài hát, phim mới giá hợp lý để bán cùng các sản phẩm chủ chốt có giá khá cao như iPhone, iPad, Mac,...

Tuy nhiên, để dùng được iTunes hay App Store thì họ buộc phải mua được các sản phẩm chủ chốt. Điều này vô tình khiến khách hàng cảm thấy bị mắc kẹt trong hệ sinh thái này của Apple.

2.5 Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Đối với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho phía được nhượng quyền giấy phép kinh doanh, thương hiệu, tài liệu đào tạo,... Phía được nhượng quyền sẽ được phép bán sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền. Tùy vào chính sách mà bên nhận nhượng quyền sẽ trả phí nhượng quyền hoặc phần trăm doanh thu tùy thỏa thuận. 

mô hình kinh doanh

Một trong những ví dụ thành công điển hình của mô hình kinh doanh nhượng quyền chính là McDonald’s với số nhà hàng được nhượng quyền chiếm tới 93% tổng số nhà hàng. 

Xem thêm: Bạn đang tìm hiểu về nhượng quyền kinh doanh trong bán lẻ?

3. Những lưu ý khi lựa chọn mô hình kinh doanh 

  • Tiềm năng

Việc hiểu rõ về tiềm năng và quy mô thị trường là yếu tố giúp bạn nắm được lượng khách hàng cũng như phân khúc thị trường. Từ đó, đưa ra quyết định đánh vào thị trường ngách hay thị trường chính, đồng thời xác định rõ đặc điểm của khách hàng mục tiêu, định hình các yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của bạn. 

  • Đối thủ cạnh tranh

Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, đang làm gì là điều quan trọng để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của bạn trên thị trường. Đây là cơ sở để xác định lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng lựa chọn bạn thay vì đối thủ khác. 

  • Kênh phân phối

Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp sẽ quyết định đến doanh thu, lợi nhuận cho cửa hàng của bạn. Bởi trên thực tế, đây là yếu tố để bạn có thể đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng tiềm năng cũng như tăng doanh thu, lợi nhuận hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. 

  • Chi phí, doanh thu, lợi nhuận

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cần phụ thuộc khá nhiều vào tiềm lực tài chính cũng như khả năng mang về doanh thu, lợi nhuận của thương hiệu. Khi này, bạn sẽ cần liệt kê toàn bộ chi phí phải bỏ ra cũng như tính toán doanh thu có thể thu về và tiềm năng sinh lời.

Đây được xem là một trong những cơ sở để thương hiệu của bạn có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh rõ ràng, phù hợp và hiệu quả hơn. 

Trên đây là những yếu tố quan trọng về mô hình kinh doanh mà Sapo muốn chia sẻ với bạn, chúng tôi hy vọng rằng, những chia sẻ trên có thể giúp bạn đánh giá tính phù hợp, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

Xem thêm: 9 bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM