Kinh nghiệm mở cửa hàng gạch ốp lát cho người mới bắt đầu

Kinh doanh gạch ốp lát phục vụ xây dựng luôn được biết đến như một trong những ngành nghề mang lại lợi nhuận tương đối ổn bởi nhu cầu thị trường cũng như ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về những điều cần lưu ý khi mở cửa hàng gạch ốp lát để mang lại doanh thu tốt nhất. 

1. Cửa hàng gạch ốp lát là gì?

Cửa hàng gạch ốp lát là một loại cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến gạch ốp lát. Gạch ốp lát được sử dụng rộng rãi trong công trình xây dựng để trải lát các bề mặt như sàn, tường, bức tường, hoặc các bề mặt khác nhằm tạo nên sự trang trí, hoàn thiện và bảo vệ.

2. Chi phí mở cửa hàng gạch ốp lát là bao nhiêu?

Chi phí mở cửa hàng gạch ốp lát có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí cửa hàng, quy mô, loại sản phẩm, cạnh tranh cục bộ và các yếu tố khác. Dưới đây là một số khoản chi phí chính mà bạn có thể phải đối mặt khi mở cửa hàng gạch ốp lát:

  • Thuê mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào vị trí và khu vực bạn chọn, diện tích cửa hàng, mức độ phát triển khu vực và những yếu tố khác.
  • Mua hàng và khoảng cách vận chuyển: Bạn sẽ cần đầu tư vào việc mua gạch ốp lát và các sản phẩm liên quan khác. Chi phí này phụ thuộc vào loại gạch ốp lát bạn muốn cung cấp, nhà cung cấp, quy mô đặt hàng và khoảng cách vận chuyển từ nhà máy đến cửa hàng.
  • Thiết bị và dụng cụ: Để thực hiện việc lát gạch, bạn sẽ cần các thiết bị và dụng cụ như máy cắt gạch, máy đo, dụng cụ lát gạch và các công cụ cần thiết khác. Điều này sẽ gây ra một khoản chi phí khởi đầu.
  • Trang trí cửa hàng: Để thu hút khách hàng, bạn có thể phải đầu tư vào trang trí và trưng bày sản phẩm. Chi phí này bao gồm nội thất, trang trí, ánh sáng, biển hiệu và các yếu tố khác.
  • Marketing và quảng cáo: Để quảng bá cửa hàng và thu hút khách hàng, bạn cần xem xét chi phí marketing và quảng cáo, bao gồm việc tạo website, quảng cáo trên mạng xã hội, in ấn, tờ rơi và các hoạt động quảng cáo khác.
  • Chi phí hoạt động: Bạn cần xem xét các chi phí hoạt động hàng ngày như tiền thuê nhân viên, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền Internet và các chi phí khác liên quan đến vận hành cửa hàng.
  • Các chi phí phát sinh khác: Ngoài các khoản chi phí trên, còn có các khoản chi phí phát sinh khác 

Nhìn chung, chi phí trung bình để mở 1 cửa hàng gạch ốp lát nhỏ sẽ rơi khoảng 400 - 500 triệu. Tuy nhiên, thời gian thu hồi vốn nhanh chính là lý do để khiến đây trở thành 1 ý tưởng kinh doanh HOT

3. Kinh nghiệm mở cửa hàng gạch ốp lát cho người mới bắt đầu

3.1 Nghiên cứu thị trường

Thị trường kinh doanh gạch ốp lát có tỷ lệ cạnh tranh tương đối cao bởi tiềm năng của nó. Đó là lý do mà để bắt đầu mở cửa hàng gạch ốp lát, chủ kinh doanh cần phải nghiên cứu nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh ở khu vực mà mình dự kiến sẽ kinh doanh. 

cửa hàng gạch ốp lát

Việc nghiên cứu thị trường cũng sẽ giúp bạn tìm ra những yếu tố để có thể cạnh tranh với đối thủ, hiểu thị hiếu và tâm lý của khách hàng. Đặc biệt là phổ giá bán để có thể xây dựng chính sách giá phù hợp. 

Cùng với đó, hãy cố gắng đón đầu xu hướng mua gạch ốp lát đang thịnh hành hiện nay. Điều này sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng. 

3.2 Lựa chọn mặt bằng

Đối với cửa hàng gạch ốp lát, địa chỉ mở cửa hàng sẽ đóng vai trò tương đối quan trọng. Bởi trên thực tế, nếu bạn đặt cửa hàng ở khu đông dân cư, khả năng tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng sẽ lớn hơn nhiều so với ở những khu vực khác. 

Không gian cửa hàng không cần quá rộng, tuy nhiên hãy đảm bảo là bạn đủ không gian để có thể bày trí các loại gạch ốp lát cũng như kệ đặt để khách hàng có thể tham quan và chọn mua. Đặc biệt, với những quy mô cửa hàng kinh doanh kết hợp thiết bị vệ sinh, điện nước, không gian cửa hàng sẽ cần nhiều hơn để có thể bày trí được các thiết bị. 

Xem thêm: Vấn đề cần chú trọng khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh bán lẻ

3.3 Lựa chọn mặt hàng kinh doanh

Đối với kinh doanh gạch ốp lát, có nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, tùy vào nguồn vốn và định hướng cửa hàng. Thông thường, các cửa hàng gạch ốp lát sẽ lựa chọn mô hình kinh doanh chỉ tập trung vào gạch ốp lát hoặc kinh doanh kết hợp gạch ốp lát với thiết bị điện nước, thiết bị vệ sinh hay vật liệu xây dựng. 

cửa hàng gạch ốp lát

Để lựa chọn loại gạch ốp lát phù hợp để kinh doanh, chủ kinh doanh cần phân loại rõ ràng được các loại gạch như sau:

  • Gạch men: Đây là các loại gạch có độ sáng bóng, ít hút nước, khả năng chịu lực tốt cũng như tính thẩm mỹ cao. 
  • Gạch bóng kiếng: Là các loại gạch có độ cứng cao với thành phần chính là bột đá nên thường được dùng để lát nền cho các công trình lớn như văn phòng, trung tâm thương mại, tòa nhà,...
  • Gạch bông: Là loại gạch thường được dùng phổ biến ở các công trình như quán cafe, nhà hàng, công trình nông thôn,..bởi khả năng ứng dụng và tạo ra những điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo.
  • Gạch Granite: Với thành phần chủ yếu là đất sét, tràng thạch anh với độ cứng lớn, sáng bóng và khả năng dễ dàng vệ sinh thì gạch Granite thường được sử dụng để lát nền cho nhà ở, biệt thự hay khách sạn sang trọng. 
  • Ceramic: Là loại gạch dùng để lát công trình nhà ở, cửa hàng, trung tâm thương mại với độ cứng và khả năng chịu lực tốt nhờ trải qua quá trình nung gạch ở chế độ 1000 độ C. 
  • Gạch giả gỗ: Với những đường vân và màu sắc tương tự gỗ tự nhiên, gạch giả gỗ sẽ có độ cứng cao cũng như khả năng chống va đập tốt và không bị trầy xước, không thấm nước. 

Để lựa chọn được loại gạch phù hợp, chủ kinh doanh cần tăng khả năng hiểu biết của mình về các loại gạch để có thể lên kế hoạch nhập hàng và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, chất lượng nhất. 

3.4 Lựa chọn nhà cung cấp gạch ốp lát

Nguồn hàng gạch ốp lát tương đối đa dạng. Các loại gạch ốp lát Trung Quốc, nội địa với ưu thế rẻ và nhiều mẫu mã và chất lượng tốt hiện đang chiếm phần lớn thị trường Việt.

Hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng để lựa chọn các loại sản phẩm cũng như nhà cung cấp phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được khả năng tiêu thụ cho cửa hàng gạch ốp lát của mình. 

Nếu chọn các loại gạch men Trung Quốc, bạn nên tìm người có kinh nghiệm để chọn mua sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và hạn chế tối đa các nguy cơ chọn mua hàng kém chất lượng hay phải nhập hàng giá cao. 

Đối với cửa hàng gạch men lựa chọn mua hàng trong nước, nên lựa chọn hàng hóa từ các nhà máy sản xuất, đại lý lớn để vừa đảm bảo giá nhập tốt, vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm. 

Khi lựa chọn nhà cung cấp, hãy cố gắng trao đổi kỹ từ đầu về vấn đề chiết khấu, vận chuyển cũng như hỗ trợ trong chính sách giá, triển khai chương trình ưu đãi. Đặc biệt, ngay cả khi bạn đã tìm được một đơn vị cung cấp hàng phù hợp, hãy cố gắng đánh giá về khả năng hỗ trợ và cung cấp hàng kịp thời. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành và bán hàng của cửa hàng gạch ốp lát. 

3.5 Kế hoạch kinh doanh và quản lý cửa hàng

Đối với cửa hàng gạch ốp lát, số lượng sản phẩm, loại sản phẩm cũng như mẫu mã là vô cùng đa dạng. Do đó, việc lên kế hoạch kinh doanh, Marketing và quản lý sản phẩm cũng như theo dõi tình hình kinh doanh là vô cùng quan trọng. 

Kế hoạch kinh doanh nên được vạch ra rõ ràng bởi khác với những ngành hàng khác, kinh doanh gạch ốp lát sẽ không có đối tượng khách hàng mục tiêu rõ ràng mà tất cả những người có nhu cầu xây dựng đều có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. 

cửa hàng gạch ốp lát

Do đó, hãy lên kế hoạch kỹ càng từ giá thành đến tiếp cận khách hàng để đảm bảo khả năng tiêu thụ cho sản phẩm của bạn. Để theo dõi được tình hình tiêu thụ của từng sản phẩm cũng như lên kế hoạch nhập hàng phù hợp hơn trong tương lai, chủ kinh doanh cần quản lý và kiểm soát chi tiết ở từng thời điểm. 

Một phần mềm quản lý bán hàng sẽ là giải pháp phù hợp giúp bạn có thể tối ưu được hoạt động bán tại cửa hàng như bán không cần nhớ giá, kiểm soát số lượng sản phẩm, tồn kho thực tế và đánh giá được hiệu quả bán ra của từng mã hàng. 

Điều này không chỉ giúp chủ kinh doanh tối ưu được chi phí cho nhân công, giảm thiểu tối đa sai sót mà còn là cơ sở để đánh giá và theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng ở từng thời điểm dựa vào hệ thống báo cáo trực quan và chi tiết. Từ đó đưa ra được kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai. 

Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS
arrow Dùng thử miễn phí

3.6 Đăng ký mở cửa hàng

Mọi cửa hàng kinh doanh đều cần chuẩn bị thủ tục cần thiết để bắt đầu đăng ký kinh doanh và mở cửa hàng. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị tên riêng cho cửa hàng của mình, tên cửa hàng cần đủ thành tố về loại hình và tên gọi riêng. Tên cửa hàng không được giống với tên cửa hàng đã đăng ký trước đó trong phạm vi cấp huyện. 

Tên cửa hàng phải được viết bằng chữ số, ký hiệu cũng như chữ cái và cấm dùng các từ ngữ trái thuần phong mỹ tục, thiếu văn hóa đặt tên cho cửa hàng. 

Ngành nghề kinh doanh khi đăng ký phải phù hợp với lĩnh vực buôn bán gạch ốp lát để có thể được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định. Ngành nghề đăng ký kinh doanh cần phải đáp ứng những điều kiện liên quan để đảm bảo khả năng vận hành. 

  • Số lượng nhân viên cửa hàng cần được ghi rõ nếu cửa hàng của bạn có thuê nhân viên. 1 cửa hàng chỉ được thuê tối đa 10 nhân viên. 
  • Số vốn kinh doanh cũng cần ghi rõ vào giấy đăng ký kinh doanh
  • Địa chỉ cửa hàng sẽ được trình bày rõ trong giấy phép đăng ký. Địa chỉ cần phải chính xác và không được đăng ký địa chỉ giả. 
  • Thông tin chủ kinh doanh cần được kê khai rõ họ và tên, địa chỉ cư trú cũng như ngày cấp, số CMT/CCCD của chủ hộ kèm xác nhận, chữ ký. 

Chủ kinh doanh tiến hành đăng ký kinh doanh bằng cách chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh, mở cửa hàng, đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trong nội dung cần ghi rõ tên, địa chỉ cửa hàng, ngành nghề, vốn kinh doanh, tên, địa chỉ, số và ngày cấp CMT/CCCD của chủ hộ kèm chữ ký xác nhận. 
  • Bản sao CMT/CCCD hoặc hộ chiếu của người đăng ký kinh doanh, chủ cửa hàng, hộ kinh doanh. 
  • Hợp đồng thuê cửa hàng nếu có hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất hợp pháp. 

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chủ kinh doanh mang hồ sơ đăng ký nộp lên Phòng kinh tế trực thuộc UBND cấp huyện/ quận nơi đặt địa chỉ cửa hàng. Nếu hồ sơ đảm bảo đầy đủ và hợp lệ thì cửa hàng của bạn sẽ được cấp giấy phép sau 5 ngày làm việc. 

Trên đây là những yếu tố quan trọng về mở cửa hàng gạch ốp lát mà chủ kinh doanh cần lưu ý để bắt đầu kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ và bước đầu chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM