11 kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ thành công

Ngày nay, việc mở cửa hàng bán lẻ không đơn thuần là chỉ cung cấp những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày mà bạn còn phải cung cấp cả một dịch vụ chuyên nghiệp cho người tiêu dùng, một dạng mô hình giống siêu thị mini. Mở một cửa hàng bán lẻ là điều tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng thực ra lại rất phức tạp. Dưới đây là những kinh nghiệm bán hàng bạn nên quan tâm trước khi chuẩn bị mở cửa hàng bán lẻ.

1. Chọn dòng sản phẩm phù hợp

Bạn phải có những dòng sản phẩm có chất lượng tốt để khách hàng cảm nhận rằng những sản phẩm ấy xứng đáng với cái giá mà họ trả. Nếu có thể được, dòng sản phẩm của bạn phải khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh chính của bạn, trừ phi bạn muốn cạnh tranh đối đầu với những đối thủ đó.

Nếu bạn bán áo quần thì bạn nên bán đủ tất cả các size. Điều quan trọng hơn cả là bạn muốn định vị cửa hàng của mình là một cửa hàng có những điểm khác biệt, hơn hẳn những cửa hàng cùng lọai khác.

mở cửa hàng bán lẻ

Mở cửa hàng bán lẻ quần áo

2. Thu thập thông tin khách hàng

Bạn khó có thể tổ chức được những chương trình marketing hiệu quả cho cửa hàng của mình nếu bạn không đầy đủ thông tin về khách hàng hiện hữu của bạn và khách hàng tiềm năng. Bạn cần phải biết ai là khách hàng của bạn, họ muốn điều gì, làm thế nào để tiếp cận họ, làm thế nào để phát triển thêm.

Bạn cần nắm được thông tin thống kê chung về những người sống ở khu vực gần cửa hàng của bạn và những người thường xuyên đi ngang qua khu vực cửa hàng. Bạn cũng cần biết những thông tin rất cụ thể về khách hàng như sở thích và thói quen mua sắm của họ.

Thông thường những nhà bán lẻ nhỏ thường bỏ qua điều quan trọng nầy bởi vì họ cho rằng thu thập thông tin nhân chủng học và những thông tin cần thiết khác thường mất nhiều thời gian và quá tốn kém. Sự thật không hẳn là như vậy. Đa số những thông tin nhân chủng học đều có sẵn từ chính quyền địa phương, khu phố, phường.

Đọc thêm: Kinh doanh online: Bí quyết tăng doanh thu ngay lập tức

3. Tuyển nhân viên bán hàng giỏi

Bạn có thể có giá tốt, sản phẩm tốt, tính tiện lợi tốt hấp dẫn đối với mọi người, và bạn cũng có một chính sách dịch vụ khách hàng tốt trên giấy, nhưng nếu bạn không có giúp đỡ của những nhân viên bán hàng tốt, bạn vẫn khó có thể thành công.

mở cửa hàng bán lẻ

Tuyển nhân viên bán hàng giỏi

Tuyển được một người bán hàng vừa ý là không phải dễ. Do vậy, khi mới mở cửa hàng bán lẻ bạn phải dành thời gian kèm cặp để người mới nầy có thể hội nhập với môi trường làm việc mới, và trở thành nhân viên hữu ích gắn bó lâu dài với bạn.

Bạn phải cử một người nhân viên kỳ cựu kèm cặp người mới nầy, hoặc chính bạn lãnh trách nhiệm nầy. Đặc biệt là trong thời gian hai tuần đầu làm quen với công việc, làm quen với các mặt hàng và các qui trình công việc trong cửa hàng.

4. Để đội ngũ bán hàng của bạn luôn xuất sắc nhất

Đội ngũ bán hàng là “tài sản” quan trọng trong công việc kinh doanh của bạn! Vậy thì nên thuê những nhân viên bán hàng như thế nào? Không dễ tí nào, ngay cả những người quản lí kinh nghiệm cũng thú nhận họ đã từng thể thuê nhầm người. Việc thuê nhầm người là không tránh khỏi, tuy nhiên có thể hạn chế nếu bạn phân tích nhu cầu của mình và tìm người đáp ứng tốt những nhu cầu ấy.

Thường trong lĩnh vực bán lẻ, bạn cần thuê người theo những tiêu chí sau đây:

  • Người thông minh, học nhanh và thích mở rộng kiến thức.
  • Người có diện mạo tươi, vui vẻ thể hiện hình ảnh cửa hàng một cách tích cực
  • Người thích tiếp xúc và quan hệ được với những người khác.
  • Người ân cần với khách hàng, với đồng nghiệp và với cấp quản lý…

Tức nhiên là còn có một số tiêu chí khác mà bạn cũng muốn xem xét như hình thức, cách ăn nói, tố chất, kinh nghiệm trong công việc…

5. Bán lẻ phải cung cấp dịch vụ khách hàng chuẩn

Khách hàng xem dịch vụ là một phần rất quan trọng trong quá trình phục vụ bán lẻ. Dịch vụ khách hàng tốt sẽ làm cho khách hàng quay lại, trong khi dịch vụ kém có thể có nghĩa là quan hệ với cửa hàng ấy xem như chấm dứt.

Thêm vào đó, nhờ vào quảng cáo truyền miệng danh tiếng của một cửa hàng có dịch vụ khách hàng tốt có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh khác. Nhưng trên tất cả, dịch vụ khách hàng tốt còn có nghĩa lợi nhuận cao hơn. Một khi đã hài lòng, khách hàng thường chấp nhận trả cao hơn để có được dịch vụ cộng thêm ấy.

Đọc thêm: Cửa hàng bán lẻ hút khách bằng 3 mẹo trên mạng xã hội

6. Mang lại sự thuận tiện nhất cho khách hàng

Mọi doanh nghiệp bán lẻ đều phải truyền tải ý nghĩa của một cửa hàng tiện lợi. Nó có nghĩa tiện lợi về mặt vị trí, thời gian mở cửa đối với đối tượng khách hàng mà cửa hàng đó nhắm đến.

Chính vì lý do đó cửa hàng tiện lợi có thể bán giá cao hơn so với các cửa hàng thông thường khác. Điều đó không có nghĩa rằng tất cả các cửa hàng đều phải nằm ở góc đường kế bên khu dân cư là đối tượng mà cửa hàng đó nhắm đến, và phải luôn luôn mở cửa đến quá nữa đêm.

Vị trí và thời gian mở cửa của cửa hàng phải phù hợp với thực tế và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trọng tâm và khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn nếu bạn mở một cửa hàng ở khu trung tâm mà lại chỉ mở cửa từ 9g sáng đến 5h30 chiều, bạn chỉ dành cho khách hàng văn phòng của mình có 30 phút để đi mua sắm sau khi họ tan sở vào lúc 5g chiều, và như thế thì không thể gọi là tiện lợi.

7. Áp dụng một chính sách giá tốt

Giá không phải là một vấn đề đơn giản như nhiều người nghĩ. Bạn muốn khách hàng của mình cảm nhận rằng giá của bạn là xứng đáng với món hàng mà họ mua, nhưng khái niệm “giá xứng đáng” có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với nhiều người.

Vị trí tiện lợi và giờ mở cửa của cửa hàng bạn, chất lượng của sản phẩm nói chung, và dịch vụ khách hàng của bạn cũng đều có tác động đến sự cảm nhận của khách hàng về khái niệm “giá xứng đáng”.

Nếu cảm nhận của khách hàng về những yếu tố trên đều là cảm nhận tốt, thì điều đó có nghĩa rằng giá của bạn là xứng đáng. Ngược lại, khách hàng sẽ cho rằng giá của bạn là “cao” nếu họ có những cảm nhận không tốt

mở cửa hàng bán lẻ

Áp dụng một chính sách giá tốt

8. Cửa hàng có nên niêm yết giá?

Hàng hóa trưng bày trong cửa hàng có nên treo giá? Những cửa hàng thường xuyên treo giá thì cho là họ làm như vậy để khách hàng, người mua lẫn người không mua, đều biết mức giá của những sản phẩm bán trong cửa hàng, và đồng thời nhấn mạnh những sản phẩm độc đáo, đặc biệt, cũng như là những sản phẩm đang được giảm giá đặc biệt. Nhưng cũng có nhiều lý do để không niêm yết giá hàng bán.

Nhiều chủ cửa hàng cho rằng việc không niêm yết giá góp phần lôi cuốn khách hàng vào cửa hàng, tạo ra nhiều cơ hội thương lượng giá và bán được nhiều hàng. Họ cho rằng, niêm yết giá khiến cho khách hàng bỏ đi ngay mà không có cơ hội thương lượng.

Nhiều chủ cửa hàng thì cho rằng họ không niêm yết giá vì họ không muốn tham gia cuộc chiến giá cả với các cửa hàng cạnh tranh. Nhưng cũng có nhiều chủ cửa hàng cho rằng niêm yết giá tạo cho cửa hàng một hình ảnh cao cấp.

Người ít tiền sẽ cảm thấy họ không đủ tiền để mua sắm tại cửa hàng nầy, trong khi đối với những người khá giả họ cảm thấy cửa hàng là cao cấp, giá cả thể hiện đẳng cấp chất lượng.

9. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Nếu cửa hàng còn ở quy mô rất nhỏ (do mới mở và ít vốn), quản lý hàng hóa đơn giản thì bạn chỉ cần một chiếc máy tính hoặc thậm chí chỉ cần sổ sách để ghi chép các hoạt động như nhập xuất hàng, thu chi tiền… hàng ngày. Nếu quy mô lớn hơn, nhu cầu quản lý chặt chẽ hơn thì bạn nên đầu tư một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp.

Phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho tức thời, quản lý doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng, siêu thị,…

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm bán hàng, trong đó Sapo POS là phần mềm được rất nhiều chủ shop lựa chọn để quản lý kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các cửa hàng bán nhỏ lẻ đến các chuỗi cửa hàng, siêu thị.

Ngoài việc đầu tư công cụ quản lý siêu thị ở trên, tùy theo quy mô của siêu thị mà bạn có thể mua các trang thiết bị bán lẻ khác như giá kệ, tủ đông, tủ mát, máy tính, lắp đặt mạng, các thiết bị bán lẻ (đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, máy in tem mã vạch, máy kiểm kê, két đựng tiền,…).

Để tăng cường theo dõi, giám sát cửa hàng – siêu thị nhằm giúp giảm thiểu tối đa lượng hàng, tiền thất thoát thì bạn có thể lắp đặt hệ thống an ninh siêu thị như cổng từ an ninh, camera quan sát.

Thực ra, lắp Camera nhiều khi không phải là để theo dõi 100% các hoạt động (vì không đủ thời gian theo dõi) mà chỉ là “đòn tâm lý” với kẻ xấu bên ngoài và với những nhân viên “có tính tắt mắt” mà thôi. Để tăng tính kiểm soát nội bộ, các bạn có thể tham khảo bài viết Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả.

10. Lên kế hoạch cho các chương trình Marketing và chăm sóc khách hàng

Không phải thời điểm nào, nhu cầu mua hàng của khách hàng cũng như nhau. Để kích thích khách mua hàng, cửa hàng nên thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng hợp lý với từng thời điểm để duy trì lượng khách hàng thường xuyên của cửa hàng, tránh trường hợp công việc kinh doanh bị ảnh hưởng do có thời điểm không có khách hàng.

11. Trưng bày hàng hóa trong bán lẻ

Những cửa hàng bày rất ít hàng thường thường muốn chuyển tải một hình ảnh cao cấp. Bằng cách chỉ trưng bày một số lượng hàng hóa hạn chế, thông điệp mà họ muốn chuyển đến khách hàng là: hàng của họ là hàng độc chứ không phải là hàng phổ biến đại trà; hai là họ chỉ nhắm phục vụ một giới khách hàng nào đó chứ không phải tất cả mọi người.

Còn những cửa hàng trưng bày đầy hàng hóa như cửa hàng giầy, cửa hàng dụng cụ đồ nghề, cửa hàng thuốc tân dược… chuyển tải đến khách hàng rằng họ có đầy đủ những mặt hàng phổ biến, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách hàng.

➤ Bài viết liên quan: Kinh doanh bán lẻ: Bí quyết mở cửa hàng thành công 100% cho bạn

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM