Khai thác dữ liệu trong bán lẻ như thế nào?

Ngành bán lẻ nói chung, thu thập số lượng lớn các dữ liệu về doanh số bán hàng và lịch sử mua sắm của khách hàng. Từ khi có sự xuất hiện của thương mại điện tử, các dịch vụ bán hàng qua mạng, số lượng dữ liệu thu thập được tiếp tục mở rộng nhanh chóng, do đó có thể nói ngành công nghiệp bán lẻ đã cung cấp một nguồn dữ liệu phong phú cho các nhà phân tích thị trường.

Việc khai thác các dữ liệu, phân tích chúng, có thể giúp xác định hành vi khách hàng, tìm ra những xu hướng mua sắm cho khách hàng, giúp bạn nâng cao chất lượng dịch vụ của khách hàng. Bên cạnh những lợi ích đó, bạn có thể đạt được những lợi ích như: sự hài lòng của khách hàng, kích thích tiêu dùng, giảm chi phí kinh doanh khi cung cấp đúng nhu cầu khách hàng.

Kinh doanh online thay thế kênh bán hàng truyền thống

Internet ra đời đã làm cho các kênh bán hàng thay đổi một cách mạnh mẽ. Các nhà bán lẻ trực tuyến có khả năng cạnh tranh gay gắt với các nhà bán lẻ truyền thống. Các cửa hàng bán hàng thành công phụ thuộc vào cách họ sử dụng kênh bán hàng online như thế nào.

khai

Một website bán hàng có hình thức đẹp, thoáng, dễ nhìn, có thông tin đầy đủ, khách hàng điều hướng dễ dàng, chắc chắn nó sẽ thu hút người dùng truy cập vào gian hàng để mua sắm. Chính những khách hàng này sẽ cung cấp cho bạn nguồn cơ sở dữ liệu phong phú bao gồm:

  • Danh mục trang: Một trong những cách phổ biến và điển hình đó là phân tích hành vi người tiêu dùng thông qua việc điều hướng trang web của người dùng. Với số liệu có được, bạn sẽ biết cách làm thế nào để tối ưu hóa được trang web, làm cho chúng thân thiện hơn với người dùng, thay đổi để làm sao hấp dẫn và kích thích họ vào site hơn.
  • Trang giới thiệu: Rất nhiều khách hàng muốn tìm kiếm thông tin về website của bạn, do đó việc cung cấp cho khách hàng một trang giới thiệu công ty, doanh nghiệp của bạn là điều cần thiết. Họ sẽ thấy minh bạch hơn, tin tưởng hơn trong việc mua hàng từ website của bạn.
  • Phân tích các lỗi xảy ra: Nếu bạn là khách hàng, có lẽ bạn cũng sẽ cảm thấy phiền nếu cứ gặp các lỗi trong khi truy cập website. Bởi vậy, hãy phân tích, tìm ra các lỗi để giải quyết chúng, hãy làm cho người tiêu dùng cảm thấy tuyệt vời mỗi khi trải nghiệm website
  • Phân tích từ khóa: Đây là một trong những công cụ thường được các nhà phân tích sử dụng để làm marketing. Nhiều người dùng truy cập vào website của bạn bằng các công cụ tìm kiếm, do đó khi phân tích từ khóa, sẽ giúp tối ưu khách hàng tìm đến mình. Phân tích từ khóa Là một trong những cách làm SEO hướng đến marketing trong thương mại điện tử.
  • Sản phẩm liên quan: Nếu khách hàng mua sảng phẩm A, bạn hoàn toàn có thể đề xuất thêm sản phẩm B có liên quan để gợi ý cho khách hàng. Đây cũng là một trong những tính năng nên được sử dụng trong bán lẻ trực tuyến, bởi bạn không thể giới thiệu và trưng bày toàn bộ sản phẩm ra trước mắt của người mua online, do vậy tính năng gợi ý thêm sản phẩm liên quan là một tính năng tốt cho web bán lẻ của bạn.

Việc khai thác dữ liệu, phân tích chúng thông qua bán lẻ trực tuyến giúp người quản lý tiếp cận người dùng tốt hơn. Đáp ứng đúng nhu cầu mua bán của khách hàng trong thị trường bán lẻ.

Báo cáo tài chính trong bán lẻ có gì khác biệt

Trải qua nhiều sự thay đổi của nền kinh tế, những bản báo cáo tài chính hiện nay không còn giống như trước, chúng không đơn thuần là các bản báo cáo hợp pháp được trình lên chính phủ, hoặc công bố rộng rãi ra bên ngoài, mà nó còn là một bản báo cáo nhằm đưa ra chiến lược phát triển cho các nhà kinh doanh hiện nay.

Thậm chí, các bản báo cáo tài chính chỉ yêu cầu lưu hành nội bộ với những thông tin, số liệu được công bố trong phạm vi nghiên cứu của công ty mà thôi, bởi nó đánh vào chiến lược của mỗi ngành nghề kinh doanh cụ thể, cần hạn chế lọt thông tin, số liệu ra bên ngoài, nhất là những đối thủ cạnh tranh.

Cách giúp bạn khai thác dữ liệu trong lĩnh vực bán lẻ

1. Xác định phân khúc khách hàng

Đây là một nhân tố quan trọng trong hoạt động tiếp thị bán lẻ. Phân khúc khách hàng cho bạn một cái nhìn sâu về đối tượng khách hàng tại phân khúc đó bao gồm: giới tính, độ tuổi, xu hướng,..Ví dụ như: Phân khúc khách hàng giúp bạn phân loại được đối tượng khách hàng để tung ra các chiến dịch phù hợp:

  • Phân khúc khách hàng nào phù hợp với chương trình khuyến mãi sắp tới
  • Phân khúc khách hàng nào phù hợp để ra mắt sản phẩm mới
  • Những khách hàng nào phù hợp với chiến lược giảm giá của doanh nghiệp …

2. Hiệu quả của một chiến dịch hay một chương trình xúc tiến

Rõ ràng, khi bạn tung ra một chiến dịch nào đó, bạn cần phân tích được hiệu quả của chiến dịch đo mang lại bao gồm chi phí bỏ ra và lợi ích thu về, nó góp phần thúc đẩy bạn tạo ra được một chiến dịch tiếp thị thành công. Một số câu hỏi bạn có thể đặt ra trong khi phân tích như: Trước đây công ty đã từng sử dụng những kênh truyền thông thành công nào trong các chiến dịch tiếp thị?

  • Chiến dịch đó phù hợp với địa điểm nào?
  • Chi phí bỏ ra và lợi ích của chiến dịch như thế nào?
  • Phân khúc khách hàng nào phù hợp với chiến dịch của công ty bạn?

du

3. Khách hàng tiềm năng trong bán lẻ

Có nhiều khách hàng bạn không thể thấy ngay được lợi nhuận mà họ mang lại, bởi có thể họ sẽ là những khách hàng trung thành của bạn trong tương lai. Vì vậy, việc xác định được tập khách hàng tiềm năng thông qua những chiến dịch tiếp thị là vô cùng quan trọng.

4. Khách hàng trung thành

Bạn có biết rằng, việc giữ chân một khách hàng trung thành ít tốn kém và kinh tế hơn việc bạn đi tìm kiếm một khách hàng mới. Do đó việc tạo ra tập khách hàng trung thành cho cửa hàng là rất cần thiết. Để thực hiện được việc này, bạn phải triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng. Muốn có được những chương trình chăm sóc khách hàng hiệu quả, bạn cần phân tích cơ sở dữ liệu trong quá trình họ đã mua hàng để tạo ra các lý do lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn lâu dài.

5. Giá sản phẩm trong bán lẻ

Đây là một trong những yếu tố quyết định đến thành công trong các chiến dịch tiếp thị của các nhà bán lẻ. Thông thường, việc bạn tăng giá trực tiếp của các sản phẩm, dịch vụ sẽ làm khách hàng khó gia tăng hành vi mua sắm, và như vậy doanh thu của cửa hàng sẽ giảm.

Bạn phải biết cách xử lý thật thông minh khi tăng giá, làm thế nào để tăng giá nhưng vẫn khiến cho khách hàng hài lòng khi mua sản phẩm, dịch vụ. Bạn cần sử dụng kho dữ liệu của khách hàng, phân tích để đưa ra các thay đổi về giá hoặc một chiến lược về giá tốt nhất để khách hàng tiếp nhận dễ dàng hơn, giảm thiểu lý do ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

6. Tiếp cận gần nhất mục tiêu khách hàng

Các nhà bán lẻ cần tiếp thị càng gần, càng cụ thể mục tiêu khách hàng càng tốt. Tiếp thị khách hàng có thể dựa trên những phân tích thói quen mua sắm của khách hàng.

Tuy nhiên, hiện nay những công cụ khai thác dữ liệu khách hàng ngày càng được sử dụng nhiều hơn, nó cho bạn những thống kê cụ thể, chi tiết đáp ứng được những chiến dịch tiếp thị đặc biệt mỗi cửa hàng.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM