Hướng dẫn khắc phục tình trạng noindex cho website

Nhiều trường hợp website bị gắn thẻ noindex mà không hề hay biết, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình SEO. Và dưới đây sẽ là hướng dẫn khắc phục tình trạng noindex đơn giản mà rất nhiều SEOer đang áp dụng.

1. Noindex là gì?

Thỉnh thoảng bạn sẽ được nghe nhắc rằng: kiểm tra url index chưa, các url đã gửi được đánh dấu noindex….. Vậy noindex là gì mà mọi người phải tìm đến các hướng dẫn khắc phục tình trạng noindex?

Noindex hay index là hai giá trị dùng để khai báo với Google. Nếu như index là giá trị đánh dấu những trang web cho phép Bot Google tìm kiếm và thu thập thông tin, thì ngược lại, noindex lại dùng để đánh dấu việc trang web không cho phép Bot Google vào và lập chỉ mục. Và tác dụng của noindex lại “vô tình” trái ngược với mục tiêu cơ bản trong SEO.

Nếu một trang web gắn noindex, đồng nghĩa với việc các nội dung, từ khoá sẽ mất đi cơ hội được lọt Top Google. Một website có số lượng URL noindex càng nhiều, càng nguy hiểm đến thứ hạng, khi bị Google phát hiện chắc chắn trang web của bạn sẽ bị liệt vào danh sách đen. Và đó là lý do nhiều người phải nắm chắc các hướng dẫn khắc phục tình trạng noindex để xử lý kịp thời.

Noindex là gì?
Noindex là gì?

2. Vì sao trang web lại bị noindex?

Về vấn đề trang web bị noindex, có thể do 1 trong những nguyên nhân sau đây:

- Trong file Robots.txt xuất hiện tính năng noindex

- Trong code bị gắn thẻ noindex

- Sử dụng các plugin đánh dấu noindex

- Do website mới nên các Google chưa tìm thấy url của web

- Tên miền đã được lập chỉ mục trước đó, tên miền hiện tại là tên miền phụ

- Trang web chưa sở hữu site map

- Kiểm tra tốc độ tải trang xem có đang bị chậm hay không

- Url không được update trong 1 thời gian dài

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì cũng có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng website noindex. Và khi bạn phát hiện trang web của bạn đang gặp vấn đề này, hãy tham khảo hướng dẫn khắc phục tình trạng noindex ngay lập tức.

Vì sao trang web lại bị noindex?
Trang bị noindex có rất nhiều nguyên nhân

3. Hướng dẫn khắc phục tình trạng noindex

Dưới đây là các hướng dẫn khắc phục tình trạng noindex hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

3.1 Kiểm tra file Robots.txt

Robots.txt thường được dùng để điều hướng Bot Google đi theo đúng chỉ dẫn trên website. Và nếu trang của bạn bị noindex, hãy kiểm tra ngay file này vì rất có thể đã vô tình bị gắn noindex.

File Robots.txt chuẩn trên website của Sapo sẽ là:

Kiểm tra file Robots.txt
Kiểm tra file Robots.txt

Tìm hiểu thêm: Robots.txt là gì? Cách tạo nhanh robots.txt chuẩn SEO trên Sapo Web

3.2 Kiểm tra lại mã nguồn

Hãy xem lại mã nguồn (code) của website xem có bị gắn thẻ noindex hay không. Việc này có thể được kiểm tra nhanh chóng bằng cách bấm F12, hoặc truy cập vào trang quản trị web và xem code.

3.3 Khai báo url bị noindex trong Google Search console

Hãy truy cập vào Google Search console, dán url bị noindex để kiểm tra tình trạng url. Với hành động này, Google sẽ cho Bot đi tìm kiếm và kiểm tra, bạn đã thành công trong việc “ngầm chỉ điểm” url nào đang noindex, và bạn có thể yêu cầu lập chỉ mục ngay tại đây.

3.4 Cập nhật nội dung

Nếu file Robots.txt, code chưa phải nguyên nhân dẫn đến url noindex, hãy check lại nội dung web để xem có phải do bạn không update trong 1 thời gian dài hay không. Hoặc những nội dung kém chất lượng, spin cũng có thể là lý do khiến website bị noindex.

Hãy tối ưu lại tất cả những nội dung đang có trên trang web, đồng thời bổ sung thêm các nội dung mới để Google đánh giá cao chất lượng nội dung đăng tải hơn. Sau đó bạn có thể kiểm tra tình trạng trên Google Search console và yêu cầu lập chỉ mục lại.

3.5 Cải thiện tốc độ tải trang

Nếu nguyên nhân từ việc tốc độ tải trang, bạn hãy cải thiện bằng cách làm theo các gợi ý tối ưu từ các công cụ kiểm tra load trang hoặc các hạng mục mà bạn cho đang gây ảnh hưởng nhiều nhất. Như vậy, vừa có thể gia tăng trải nghiệm khách hàng, vừa giúp Bot Google dễ dàng lập chỉ mục cho trang web của bạn.

Cải thiện tốc độ tải trang
Cải thiện tốc độ tải trang web

3.6 Hạn chế link out

Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống link trên website và cắt bớt link out nếu số lượng quá nhiều. Thay vào đó, hãy xây dựng hệ thống link nội bộ để gia tăng liên kết giữa các url trên site, cải thiện sức mạnh SEO, giúp nhanh chóng được lên Top Google.

Xem thêm: External link là gì? Nên sử dụng external không? | Sapo Web

4. Khi nào nên dùng noindex

Khi website noindex hầu hết chúng ta sẽ tìm cách khắc phục tình trạng này. Nhưng trong 1 vài trường hợp, thẻ noindex lại được sử dụng để bảo vệ website, áp dụng cho trường hợp sau:

- Các site có nội dung chưa chất lượng, phải gắn thẻ noindex để Google không lập chỉ mục.

- Các trang admin, quản trị không cần chế độ index.

Mặc dù đã gắn thẻ noindex, nhưng bạn cần nhớ rằng, Google vẫn có thể dễ dàng thu thập các thông tin tại những trang web này. Bên cạnh đó, nếu số lượng site đã index của website quá lớn, thì dù bạn có để noindex thì Bot của Google vẫn “không bỏ qua” cho bạn.

Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về noindex là gì, hướng dẫn khắc phục tình trạng noindex hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Chúc website của bạn luôn hoạt động hiệu quả, tạo ra được nhiều giá trị và đừng quên theo dõi những bài chia sẻ hữu ích về website trên blog Sapo.vn nhé.

Xem thêmn: SEO on-page là gì? 10 cách tối ưu SEO on-page giúp website thăng hạng

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM