Hóa đơn bán hàng là gì? Những lợi ích khi sử dụng hóa đơn bán hàng trong kinh doanh?

Trong kinh doanh, buôn bán, việc tiếp xúc với rất nhiều loại hóa đơn là điều khó tránh khỏi. Nhưng làm sao để phân biệt hay sử dụng các loại hóa đơn này đúng với mục đích thì không phải nhà bán hàng nào cũng làm được.Trong bài viết dưới đây, Sapo sẽ chỉ cho bạn hiểu rõ hoá đơn bán hàng là gì? Tại sao phải sử dụng hoá đơn bán hàng? Những đối tượng nào sử dụng hoá đơn bán hàng? 

1. Hóa đơn bán hàng là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản, hóa đơn bán hàng là chứng từ do người bán thực hiện, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Nó thể hiện cho việc hàng hoá dịch vụ đã được bán ra và doanh nghiệp ghi nhận được doanh thu tại thời điểm đó. 

hóa đơn bán hàng là gì
Hóa đơn bán hàng là gì?

Vậy đâu là 1 mẫu hóa đơn bán hàng chuẩn chỉnh? Để đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và người mua, hóa đơn bán hàng cần có đầy đủ những thông tin sau: 

  • Họ và tên, địa chỉ của người mua hàng;
  • Tên hàng hóa, dịch vụ. Nếu không viết hết các dòng hóa đơn, cần gạch chéo các dòng còn trống;
  • Đơn vị tính như cái, chiếc, kg,… Trường hợp kinh doanh về dịch vụ thì không cần ghi đơn vị tính trên hóa đơn;
  • Số lượng hàng hóa bán ra thực tế;
  • Giá bán thực tế (không có thuế GTGT);
  • Tổng giá trị số lượng và đơn giá;
  • Tổng giá trị hàng hóa bên trên, ghi cả bằng số và bằng chữ;
  • Ngày tháng năm bán hàng hóa/ dịch vụ;

2. Vai trò của hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng thể hiện những thông tin liên quan đến hai bên mua-bán nhằm ghi lại lịch sử hoạt động kinh doanh của đơn vị, cũng như là đảm bảo sự uy tín chất lượng của khách hàng. Người bán cần phải có hóa đơn để làm đối chất với người mua một khi xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp. 

Vai trò của hóa đơn bán hàng
Vai trò của hóa đơn bán hàng

Bên cạnh đó, dựa vào hóa đơn bán hàng, chủ kinh doanh dễ dàng theo dõi và kiểm soát tình hình kinh doanh của mình: doanh thu thực nhận, tổng sản phẩm bán ra, số lượng khách hàng,...Để từ đó, đưa ra những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. 

Xem thêm: [Hỏi đáp]Thiết kế website có chịu thuế GTGT không?

Đồng thời hóa đơn bán hàng còn có vai trò trong quản lý thuế. Dựa vào hóa đơn bán hàng ta có thể căn cứ vai trò như một chứng từ thuế. Nó giúp quá trình hạch toán, kê khai thuế dễ dàng hơn. Đối với doanh nghiệp bán hàng ra nước ngoài thì hóa đơn như một chứng từ giao dịch quốc tế. Nó thể hiện quan hệ mua bán hàng hóa dịch vụ một cách rất rõ ràng.

3. Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng gồm những ai?

Hóa đơn bán hàng được dùng cho các đối tượng sau: Cá nhân, tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

4. Các hình thức thể hiện hóa đơn bán hàng

Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

Các hình thức hóa đơn bán hàng
Các hình thức thể hiện hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành, 

Hóa đơn bán hàng online là hóa đơn bán lẻ bản mềm được nhà bán hàng gửi trực tiếp cho khách hàng thông qua các phương tiện kết nối Internet. 

Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

Xem thêm: Những lưu ý trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp cần biết

5. Quy định đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường

Hóa đơn thông thường được các đối tượng liệt kê sau xuất cho khách hàng khi người nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

  • Tổ chức (cá nhân) sản xuất kinh doanh áp dụng tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
  • Tổ chức (cá nhân) làm đại lý bán đúng giá hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Tổ chức (cá nhân) làm đại lý bán đúng giá hàng hóa chịu thuế GTGT, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
  • Các hộ kinh doanh, sản xuất nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, kinh doanh không thường xuyên.
  • Tổ chức (cá nhân) khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Trên đây là tất cả thông tin về hóa đơn bán hàng giúp nhà bán hàng hiểu được hóa đơn bán hàng là gì, mẫu hóa đơn bán hàng, bán lẻ năm 2022. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo trên Sapo nhé

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM