Cách sử dụng chatGPT: Bật mí những mẹo hữu ích “đào tạo” AI siêu đỉnh

Chat GPT có rất nhiều thế mạnh để bạn khai thác. Và để nhận được câu trả lời sát với truy vấn tìm kiếm, bạn cần biết cách sử dụng chatGPT. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn “huấn luyện” công cụ tạo nội dung hàng đầu này một cách dễ dàng nhất. 

1. Cách sử dụng chatGPT cơ bản – Tạo mới và đặt câu hỏi cho chatGPT

ChatGPT là công cụ hỗ trợ tạo nội dung mạnh mẽ phổ biến trên thế giới. Bạn có thể sử dụng công cụ này vào nghiên cứu thị trường chuyên sâu, tìm ý tưởng để tạo khảo sát khách hàng, tạo dàn ý blog và chỉnh sửa bài nháp hay tạo nội dung trên các nền tảng khác nhau về cùng một chủ đề… Cách sử dụng chatGPT không khó, điều quan trọng là làm thế nào để chatGPT giúp bạn giải quyết những truy vấn tìm kiếm một cách thông minh nhất.

ChatGPT là công cụ phổ biến giúp bạn tạo nội dung
ChatGPT là công cụ phổ biến giúp bạn tạo nội dung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để bắt đầu “đào tạo” chatGPT, bạn cần nắm được cách sử dụng chatGPT cơ bản nhất để tạo câu hỏi mới và nhận câu trả lời. Cách thực hiện đơn giản với 3 bước như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào đường dẫn mở hội thoại chatGPT.

Bước 2: Chọn “New chat” (góc trái màn hình) để mở giao diện chat (trò chuyện).

Tạo cuộc hội thoại với chatGPT
Tạo cuộc hội thoại với chatGPT. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước 3: Nhập nội dung bạn cần chatGPT giải đáp vào ô trống, nhấn “Enter” để gửi hoặc bấm biểu tượng “Send”.

Bước 4: Nhận câu trả lời từ chatGPT và đánh giá. Bạn cũng có thể thực hiện hỏi chatGPT bằng cách lặp lại bước 3 ở trên.  

Xem thêm: Cách đăng ký tài khoản chat GPT miễn phí

2. Cách sử dụng chatGPT thông minh – cách thiết lập các câu lệnh

Sử dụng chatGPT không khó, điều quan trọng là cách bạn đặt truy vấn cho công cụ này để nhận được những câu trả lời đem đến thông tin có nhiều giá trị.

2.1. Xác định rõ chat GPT đóng vai trò gì?

Mỗi cuộc hội thoại với chatGPT giống như một tờ giấy trắng vì công cụ này không có bất kỳ một chút thông tin nào về bối cảnh cuộc hội thoại hay mong muốn cụ thể của người hỏi. Nếu bạn muốn biến chatGPT trở thành trợ lý giỏi, hãy đào tạo để chatGPT biết nó đóng vai trò gì.

Đơn giản như, trước khi bạn giao cho chatGPT một truy vấn nào đó, hãy kèm theo một vai trò cụ thể “Hãy đóng vai là một nhà quảng cáo”, “hãy đóng vai một nhà báo”, “hãy đóng vai một kế toán”, “hãy đóng vai một chiến lược gia về kinh doanh”…

Ví dụ cách sử dụng chatGPT xác định rõ vai trò của nó: 

“Hãy đóng vai là một blogger công nghệ chuyên nghiệp, đánh giá chi tiết điện thoại iphone 15 plus.”

Xác định rõ vai trò của chatGPT
Xác định rõ vai trò của chatGPT. (Ảnh: Chụp màn hình)

Xác định vai trò chatGPT càng rõ ràng, kết quả bạn nhận được từ công cụ này càng có giá trị. 

2.2. Cách dùng chatGPT- Hãy giao nhiệm vụ cụ thể cho nó

Trong rất nhiều tình huống, chỉ với một câu truy vấn ngắn chatGPT không thể giúp bạn có câu trả lời đầy đủ về vấn đề đang tìm hiểu. Cách sử dụng chatGPT hiệu quả là hãy giao nhiệm vụ cụ thể cho nó, vì với mỗi nhiệm vụ khác nhau, chatGPT sẽ trả kết quả khác nhau. 

Một số câu hỏi giúp bạn đánh giá mức độ chi tiết khi “giao việc” cho chatGPT là: 

  • Bạn đã cung cấp bối cảnh câu hỏi cho chatGPT chưa? 
  • Câu hỏi có dễ bị hiểu lầm không?
  • Loại nội dung bạn muốn chatGPT cung cấp là gì? Một bài báo, bài nghiên cứu, bản tóm tắt, mô tả sản phẩm, báo cáo hay review…?

Ví dụ: “Nhu cầu ăn uống, mua sắm lễ tết cuối năm tăng cao. Hãy đóng vai là một chuyên gia phân tích thị trường, nêu cho tôi những ý tưởng kinh doanh dịp tết cần ít vốn, dễ triển khai và đạt hiệu quả kinh doanh tốt.” 

Giao nhiệm vụ cụ thể cho chatGPT
Giao nhiệm vụ cụ thể cho chatGPT. (Ảnh: Chụp màn hình)

Sapo Web là giải pháp thiết kế website bán hàng tiên phong ứng dụng công nghệ AI vào việc tạo nội dung mô tả sản phẩm tự động, giúp chủ shop, nhà bán hàng tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất nội dung. 

Chỉ cần điền một số thông tin như tên sản phẩm, chọn ngành hàng, liệt kê một vài tính năng/ từ khóa về sản phẩm, chọn giọng văn phù hợp với thương hiệu là hệ thống sẽ gợi ý cho bạn đoạn mô tả sản phẩm chi tiết (khoảng 1000 từ) hoặc tóm tắt (khoảng 500 từ) theo yêu cầu. Bạn có thể tạo nhiều mô tả khác nhau sau đó chọn mô tả mà mình thấy phù hợp nhất. 

Tính năng tạo mô tả tự động tích hợp trên Sapo Web
Tính năng tạo mô tả tự động tích hợp trên Sapo Web. (ẢNh: Chụp màn hình)

Trải nghiệm miễn phí tính năng độc đáo này mới ra mắt trên Sapo Web bằng cách click “Dùng thử miễn phí”. 

Thiết kế website chuyên nghiệp ngay!
arrow Dùng thử miễn phí!

Và đề sử dụng chatGPT hiệu quả, hãy tiếp tục đọc bài viết của chúng tôi!

2.3. Hướng dẫn thực tập sinh chatGPT làm nhiệm vụ

“Giao việc” cho chatGPT thôi chưa đủ, để công cụ này phát huy hết sức mạnh bạn cần hướng dẫn nó cách thực hiện nhiệm vụ được giao. Điều này rất cần thiết khi bạn cần chatGPT gợi ý viết nội dung (content) trên nhiều nền tảng khác nhau. 

Hướng dẫn chatGPT càng chi tiết, kết quả trả về càng có giá trị
Hướng dẫn chatGPT càng chi tiết, kết quả trả về càng có giá trị. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách sử dụng chatGPT làm nhiệm vụ cụ thể bạn có thể tham khảo là: 

  • Công thức viết nội dung: Có rất nhiều công thức triển khai/ trình bày nội dung như AIDA, PAS, FAB, BAB… Mỗi công thức lại cho ra những nội dung khác nhau. Vì vậy, bạn đừng quên hướng dẫn chi tiết chatGPT làm điều này. 
  • Giọng điệu: Bạn muốn thể hiện nội dung với giọng điệu hài hước, nhẹ nhàng, chuyên nghiệp, phổ thông hay mang tính phân tích của chuyên gia? Liệt kê yêu cầu này vào đoạn hội thoại cũng giúp chatGPT hiểu rõ mong muốn của bạn để trả lời. 
  • Tham khảo nguồn tài liệu: ChatGPT hoạt động dựa trên việc thu thập, tổng hợp nguồn dữ liệu khổng lồ từ website, mạng xã hội, trang báo… Có những nguồn thông tin chính xác nhưng cũng không tránh khỏi những nguồn kém chất lượng. Nói rõ nội dung bạn muốn chatGPT trả lời tham khảo từ nguồn uy tín nào sẽ tăng điểm tin cậy cho nội dung bạn nhận được. 

2.4. Định dạng mong muốn chatGPT trả về

Nêu chi tiết yêu cầu định dạng nội dung muốn nhận cũng là cách sử dụng chatGPT hiệu quả. Bạn muốn chatGPT trả về nội dung dạng bài viết hoàn chỉnh, bản tóm tắt, dàn ý sơ lược (hay chi tiết), kịch bản video?... đừng quên ghi rõ ràng trong hộp thoại trò chuyện với công cụ này. 

2.5. Giới hạn số lượng từ cho chatGPT

Số lượng từ khác nhau cũng ảnh hưởng đến cách chatGPT trình bày thông tin trả về cho bạn. Nếu yêu cầu một bài viết 1000 chữ, nội dung chatGPT trình bày chắc chắn sẽ đầy đủ và chia rõ ràng ý hơn là một yêu cầu đoạn văn chỉ 200 - 300 chữ. 

Bạn có thể giới hạn nội dung trả lời cho công cụ chatGPT
Bạn có thể giới hạn nội dung trả lời cho công cụ chatGPT. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách sử dụng chatGPT thông qua việc giới hạn số lượng chữ này đặc biệt hiệu quả với những người cần sản xuất nội dung cùng một chủ đề trên nhiều nền tảng khác nhau: Chi tiết với bài viết trên blog/website; ngắn gọn trên facebook; độ dài vừa phải với định dạng email…

Chú ý: ChatGPT có giới hạn độ dài mỗi lần trả lời. Bạn có thể gõ chữ “Tiếp” hay “Next” vào đoạn hội thoại nếu như thấy thông tin chưa được công cụ này trả lời hết. 

Tổng kết lại, yêu cầu và hướng dẫn chatGPT càng chi tiết bao nhiêu thì kết quả bạn nhận được càng đầy đủ bấy nhiêu. Một công thức lệnh chatGPT được nhiều người chia sẻ trên các diễn đàn marketing uy tín mà bạn có thể tham khảo là: 

Hãy nhập vai [vai trò] + giúp tôi [nhiệm vụ]. Bạn hãy áp dụng [công thức + giọng điệu] để thực hiện. Sau đó, hãy cho tôi [định dạng] + [giới hạn từ]

Chú ý: Tùy từng hoàn cảnh mà câu lệnh có thể có đầy đủ hoặc bỏ qua một số yếu tố nhất định. Tùy thuộc vào mục đích bạn hỏi chatGPT mà hãy áp dụng linh hoạt để có câu trả lời phù hợp. 

3. Một số mẹo giao tiếp hiệu quả với chatGPT người tạo nội dung nào cũng nên biết

Cách sử dụng chatGPT qua việc thiết lập câu lệnh đầy đủ có thể giúp bạn thu thập được đến 80% thông tin cần. 20% còn lại giúp thông tin của bạn là độc nhất nằm ở cách bạn giao tiếp với chatGPT.

Mẹo giao tiếp với chatGPT - Yêu cầu luôn đặt lại câu hỏi trước khi trả lời
Mẹo giao tiếp với chatGPT - Yêu cầu luôn đặt lại câu hỏi trước khi trả lời. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

 Một số bí kíp dưới đây có thể giúp bạn đạt được điều này: 

  • Yêu cầu chatGPT đưa thông tin đa chiều: Bạn có thể ra lệnh cho chatGPT viết về một chủ đề với nhiều góc nhìn hay những quan điểm khác nhau. Hãy chấp nhận rằng có những quan điểm chung chung nhưng điều đó cũng sẽ gợi mở cho bạn thêm những góc nhìn về nội dung quan tâm. Ví dụ như: Hãy đưa những quan điểm độc đáo về…, hãy đưa những ý tưởng gây tranh cãi về…
  • Cải thiện nội dung qua các cuộc hội thoại: Nếu nội dung chatGPT trả về không như mong muốn, bạn hoàn toàn có thể giúp nó chỉnh sửa tốt hơn. Ví dụ như: Hãy sử dụng ý kiến chuyên gia có chuyên môn bổ sung vào câu trả lời; hãy sử dụng nguồn tài liệu A/ B/ C; hãy kiểm tra lại thông tin vừa cung cấp cho tôi…
  • Yêu cầu chatGPT xác nhận và đặt câu hỏi trước khi trả lời: Điều này giúp bạn khoanh vùng thông tin và chắc chắn đề bài mình đưa ra rõ ràng và nhận được câu trả lời đúng với mong muốn nhất. Việc tương tác qua hội thoại cũng giúp chatGPT học bối cảnh cuộc hội thoại đầy đủ hơn. 
  • Đưa trước đoạn thông tin chi tiết cho chatGPT: Điều này phù hợp khi bạn cần chat GPT viết lại đoạn văn hay tóm tắt nội dung từ văn bản dài trước đó. Ví dụ như: Đây là bảng thông tin cá nhân đầy đủ của tôi (Gõ chi tiết bảng thông tin cá nhân vào hội thoại). Bạn hãy viết một đoạn giới thiệu bản thân dí dỏm giúp tôi. 

Đọc thêm: Nội dung do AI tạo ra có ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm hay không?

Trên đây là những tổng hợp chia sẻ của Sapo về cách sử dụng chatGPT hiệu quả. Hy vọng với những bí kíp này, bạn sẽ có thêm một công cụ tạo nội dung sáng tạo, tiết kiệm thời gian và chi phí lao động. Đón đọc nhiều bài viết về chủ đề công cụ AI/ chatGPT hơn nữa trên blog Sapo.vn! Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé. 

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM