Cách tạo chatbot bán hàng đa kênh cho chủ shop

Bạn đang tìm cách quản lý đơn hàng, tư vấn khách và chăm sóc khách tự động trên nhiều kênh như Facebook, Instagram, Shopee…? Chatbot bán hàng đa nền tảng chính là "cánh tay phải" giúp chủ shop tiết kiệm thời gian, tối ưu quy trình và tăng trưởng doanh thu vượt trội. Trong bài viết dưới đây, Sapo sẽ hướng dẫn bạn cách tạo chatbot bán hàng trên Facebook, Instagram, Shopee, Zalo và Zalo hiệu quả, dễ thực hiện, phù hợp với mọi quy mô kinh doanh. Cùng khám phá ngay nhé!

cách tạo chatbot
Hướng dẫn cách tạo chatbot

1. Chatbot truyền thống khác gì chatbot AI?

Chatbot là công cụ hỗ trợ giao tiếp tự động với người dùng thông qua các kịch bản và bộ quy tắc đã được thiết lập sẵn. Các hình thức phản hồi phổ biến của chatbot gồm: trả lời theo từ khóa, theo menu lựa chọn hoặc tự động phản hồi bình luận trên bài viết. 

So với các chatbot thông thường chỉ trả lời theo mẫu cố định, chatbot AI là một phien bản thông minh hơn. Các chatbot AI không chỉ phản hồi tự động, mà còn có khả năng cá nhân hóa nội dung trò chuyện dựa trên hành vi và nhu cầu thực tế của từng khách hàng. Nhờ vậy, chatbot AI trở thành một "trợ lý bán hàng" thông minh, vừa hỗ trợ chốt đơn nhanh chóng, vừa mang đến trải nghiệm tương tác tự nhiên hơn cho người dùng, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các tính năng của AI chatbot so với chatbot truyền thống:

Tiêu chí đánh giá

Chatbot truyền thống

Chatbot AI

Hiểu yêu cầu của khách

Chỉ có thể hiểu các yêu cầu trùng khớp với kịch bản có sẵn.

Tự động nhận diện và hiểu thái độ, quan điểm của khách hàng mà không cần kịch bản.

Đáp ứng đúng nhu cầu

Cung cấp các lựa chọn cố định đã được lập trình sẵn để dẫn dắt người dùng.

Phản hồi linh hoạt và tự nhiên, tùy chỉnh cho từng yêu cầu cụ thể.

Tự động nâng cấp

Cần sự can thiệp của lập trình viên hoặc quản trị viên để cập nhật và tối ưu nội dung kịch bản.

Tự động nâng cấp và cải thiện khả năng hiểu và phản hồi dựa trên các tương tác thực tế.

Đa ngôn ngữ

Chỉ hiểu ngôn ngữ được lập trình sẵn.

Có khả năng hiểu và giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Tiết kiệm chi phí

Chi phí ban đầu thấp nhưng chi phí duy trì đội ngũ CSKH và nâng cấp rất cao.

Chi phí ban đầu cao nhưng mang lại hiệu quả và tiết kiệm hơn về lâu dài.

2. Quy trình 7 bước xây dựng chatbot

7 bước để hiểu cách tạo chatbot
Cách tạo chatbot qua 7 bước

Bước 1: Xác định mục tiêu sử dụng Chatbot 

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình triển khai chatbot. Bạn cần xác định mục đích chính khi sử dụng chatbot là gì, ví dụ như hỗ trợ khách hàng, tư vấn sản phẩm, chốt đơn hàng hay chăm sóc khách hàng sau bán…

  • Lợi ích cho nhà bán hàng: Việc xác định mục tiêu rõ ràng giúp bạn thiết lập một chatbot hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu và tiết kiệm thời gian.
  • Lời khuyên: Hãy phân tích nhu cầu thực tế của khách hàng và mục tiêu kinh doanh để xây dựng kế hoạch cụ thể. Ví dụ: Nếu bạn muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi, chatbot cần tập trung vào việc tư vấn và chốt đơn.

Bước 2: Lựa chọn loại Chatbot phù hợp

Dựa trên mục tiêu đã xác định, bạn cần chọn loại chatbot phù hợp như chatbot theo kịch bản (scripted chatbot) hay chatbot AI.

  • Lợi ích cho nhà bán hàng: Việc lựa chọn đúng loại chatbot giúp tối ưu hóa hiệu quả tương tác với khách hàng và tránh lãng phí nguồn lực vào các tính năng không cần thiết.
  • Lời khuyên: Nếu bạn muốn chatbot có thể tự động học và cải thiện khả năng giao tiếp, hãy chọn chatbot AI. Nếu cần một giải pháp đơn giản và dễ triển khai, dễ kiểm soát, chatbot theo kịch bản có thể là lựa chọn tốt.

Bước 3: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng khi dùng Chatbot

Ở bước này, bạn cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng khi tương tác với chatbot, từ đó xây dựng các câu hỏi, lời chào và phản hồi hợp lý.

  • Lợi ích cho nhà bán hàng: Việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng giúp bạn tạo ra các kịch bản giao tiếp tự nhiên, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
  • Lời khuyên: Hãy khảo sát hoặc thu thập thông tin từ khách hàng hiện tại để hiểu những câu hỏi, yêu cầu thường gặp, từ đó tạo ra một chatbot có thể giải quyết các vấn đề đó một cách hiệu quả.

Bước 4: Đặt KPI khi tạo Chatbot

KPI là các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chatbot. Ví dụ như tỷ lệ phản hồi đúng, tỷ lệ khách hàng hoàn thành đơn hàng, thời gian tương tác…

  • Lợi ích cho nhà bán hàng: Đặt KPI giúp bạn đo lường hiệu quả của chatbot, từ đó điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết và đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Lời khuyên: Bạn cần xác định các chỉ số cụ thể mà bạn muốn cải thiện, như giảm thời gian trả lời hay tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập thành khách hàng, từ đó đặt KPI cho chatbot  sát hơn.

Bước 5: Xây dựng kịch bản trò chuyện, xuyên suốt

Kịch bản là một chuỗi các cuộc hội thoại được lập trình sẵn mà chatbot sẽ thực hiện khi người dùng tương tác. Kịch bản này phải bao quát toàn bộ hành trình mua sắm của khách hàng.

  • Lợi ích cho nhà bán hàng: Một kịch bản tốt giúp khách hàng cảm thấy tự nhiên khi tương tác với chatbot, giảm thiểu sự rối rắm và giúp khách hàng đi đến quyết định mua hàng nhanh chóng.
  • Lời khuyên: Cần thiết lập các kịch bản dựa trên hành vi và nhu cầu của khách hàng. Chú trọng đến các yếu tố như lời chào, câu hỏi mở và gợi ý sản phẩm.

Bước 6: Tạo chatbot

Đây là bước thực tế tạo chatbot bằng cách sử dụng các công cụ tích hợp chatbot vào website như Sapo, ManyChat hay Chatfuel…

  • Lợi ích cho nhà bán hàng: Tạo chatbot giúp tự động hóa quá trình chăm sóc khách hàng, giảm thiểu sự can thiệp của nhân viên và đảm bảo dịch vụ liên tục 24/7.
  • Lời khuyên: Hãy đảm bảo rằng chatbot của bạn dễ dàng tích hợp vào website của bạn và hoạt động mượt mà. Sapo là một trong những phần mềm quản lý bán hàng tích hợp chatbot dễ sử dụng hàng đầu.

Bước 7: Đo lường và tối ưu 

Sau khi triển khai chatbot, bạn cần đo lường hiệu quả hoạt động của nó và tối ưu hóa dựa trên dữ liệu thu thập được, như tỷ lệ phản hồi thành công, tỷ lệ chuyển đổi hay thời gian trung bình của một phiên trò chuyện.

  • Lợi ích cho nhà bán hàng: Đo lường và tối ưu chatbot giúp bạn cải thiện hiệu quả tương tác với khách hàng, tối đa hóa doanh thu và giảm chi phí vận hành.
  • Lời khuyên: Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi các chỉ số hiệu suất của chatbot. Nếu phát hiện các vấn đề, đừng ngần ngại cập nhật và cải thiện kịch bản hoặc tính năng của chatbot.

3. Cách tạo chatbot bán hàng đa kênh trên phần mềm Sapo

Thay vì phải cài đặt và quản lý nhiều chatbot riêng lẻ cho từng kênh bán, giờ đây người bán hàng chỉ cần dùng Sapo: Chatbot của Sapo sẽ hỗ trợ bán hàng đồng thời trên nền tảng Facebook. Mọi tin nhắn tư vấn, chốt đơn đều được xử lý tập trung tại 1 nơi, giúp nhà bán hàng tiết kiệm thời gian quản lý, chăm sóc khách hàng xuyên suốt và gia tăng hiệu quả kinh doanh đa kênh.

Và hơn cả vậy, Sapo đã phát triển và đang cải tiến từng ngày Chatbot AI, hỗ trợ nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả hơn trên nhiều kênh cùng lúc như Facebook, Instagram, Zalo, Zalo OA, Shopee. Chatbot AI của Sapo có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, linh hoạt hiểu từng ngữ cảnh giao tiếp và cá nhân hóa trải nghiệm cho từng người dùng mà không cần cài đặt sẵn kịch bản. Từ tư vấn, chăm sóc đến chốt đơn, tất cả đều diễn ra mượt mà và thông minh, giúp nhà bán hàng tiết kiệm công sức mà vẫn tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Cách tạo chatbot kịch bản trên Facebook

Bước 1: Truy cập vào trang quản trị Sapo của shop bạn > Truy cập ChatOmni AI

Truy cập vào trang quản trị Sapo
Truy cập vào trang quản trị Sapo và chọn Chat Omni AI

Bước 2: Chọn Công cụ > Chatbot kịch bản

chọn chatbot kịch bản
Chọn Chatbot kịch bản

Bước 3: Chọn “Tạo mới chatbot”

chọn tạo mới chatbot
Tạo mới chatbot

Bước 4: Đặt “Tên chatbot” và chọn Fanpage áp dụng chatbot > Nhấn “Tạo

đặt tên và tạo chatbot
Đặt tên cho chatbot và Tạo

Cách tạo chatbot AI bán hàng đa kênh

Bước 1: Truy cập vào trang quản trị Sapo của shop bạn >Truy cập ChatOmni AI

Truy cập vào trang quản trị Sapo
Truy cập vào trang quản trị Sapo và chọn Chat OmniAI

Bước 2: Chọn Công cụ > Chatbot AI

chọn Chatbot AI
Chọn Chatbot AI

Bước 3: Chọn “Thêm mới

Chọn Thêm mới
Chọn Thêm mới

Bước 4: Đặt tên cho Chatbot AIKênh áp dụng, Danh sách kịch bản phản hồi… > Nhấn “Lưu

thêm thông tin và lưu chatbot ai
Thêm các trường thông tin và lưu chatbot AI

Tạo chatbot và vận dụng nó vào kinh doanh là cơ hội để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tối ưu vận hành và gia tăng doanh số vượt trội. Bằng cách thực hiện đúng theo cách tạo chatbot mà Sapo đã chia sẻ, mong rằng bạn sẽ xây dựng được một hệ thống chatbot hiệu quả - luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ và chốt đơn tự động mọi lúc, mọi nơi. Theo dõi Sapo để cập nhật thêm những kiến thức và thông tin hữu ích về ý tưởng và kinh nghiệm kinh doanh!

Xem thêm

Zalo Chatbot là gì? Cách tạo chatbot Zalo miễn phí trong 5 phút

Chatbot Facebook là gì? Top 5 phần mềm chat bot Facebook

Chia sẻ bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5  (0 vote)
Nguyễn Thu Giang
Tác giảNguyễn Thu Giang

Biên tập viên

Dựa trên nền tảng nghiên cứu nội dung kinh doanh, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm xây dựng chiến lược và triển khai bài viết giúp nhà bán hàng nắm bắt xu hướng, tối ưu hoạt động và ra quyết định hiệu quả.
Quy trình biên tập nội dung tại Sapo