Bảo hiểm hàng hóa và những điều cần biết

Bảo hiểm được biết đến là một trong những yếu tố hàng đầu giúp chủ kinh doanh bảo vệ hàng hóa, quyền lợi của mình. Vậy thực tế, bảo hiểm hàng hóa là gì và đâu là những yếu tố cần biết khi đăng ký bảo hiểm? Hãy cùng Sapo Express tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây. 

1. Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa là gì?

Bảo hiểm hàng hóa được hiểu là một cam kết bồi thường, theo đó người có bảo hiểm sẽ được bồi thường trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất hay hư hỏng do những rủi ro được quy định trong hợp đồng gây ra. Để được nhận bảo hiểm bạn phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm. 

bảo hiểm hàng hóa

Thông thường, những phí này sẽ được đối tác vận chuyển đề cập trực tiếp trong quá trình ký kết trở thành đối tác và trước khi rủi ro xảy ra, có thể là trước khi hàng hóa được nhận vận chuyển. Bảo hiểm không thể ngăn chặn rủi ro xảy ra mà chỉ giúp bạn giảm thiểu tối đa tổn thất cũng như quyền lợi của mình khi gặp sự cố.

Xem thêm: Cách gửi hàng qua bưu điện từ A-Z cho người mới bắt đầu

2. Vì sao cần làm hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

Thực tế cho thấy, không ai có thể lường trước được những rủi ro mà hàng hóa của bạn có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển như hư hỏng, cháy nổ, bão lụt,...

Hàng hóa được vận chuyển bởi bên thứ 3, đồng nghĩa với việc bạn không thể biết trước được hàng hóa của mình như thế nào. Đó là lý do mà bảo hiểm được xem là giải pháp tối ưu mà chủ kinh doanh cần cân nhắc để giảm thiểu tối đa tổn thất cho mình. 

Bảo hiểm sẽ giúp chủ kinh doanh được đền bù để giảm thiệt hại về tài chính và giảm bớt rủi ro cho hàng hóa nhờ tăng cường bảo quản kiểm tra cũng như kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.

Xem thêm: Cách gửi hàng Viettel Post cực dễ dàng cho các chủ shop online

3. Điều kiện tham gia bảo hiểm

3.1 Đối tượng được mua bảo hiểm hàng hóa

Đối tượng được đăng ký bảo hiểm là một loại tài sản, một vật thể dễ gặp rủi ro và được vận chuyển trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. 

3.2 Phạm vi áp dụng 

  • Bảo hiểm được xét từ khi hàng hóa bắt đầu được vận chuyển theo đúng hành trình đăng ký bảo hiểm và kết thúc khi hàng hóa được dỡ khỏi phương tiện vận chuyển cuối cùng theo hành trình. 
  • Rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt và gửi bưu điện đảm bảo.
  • Rủi ro xảy ra trong thời gian lưu kho tạm thời tại bất cứ nơi nào trong suốt hành trình vận chuyển. 
  • Mở rộng phạm vi bảo hiểm cho hàng hóa trong khi di chuyển nội bộ, lưu kho hoặc rủi ro kết hợp.
  • Rủi ro được bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào quy định của các điều khoản bảo hiểm. 

hàng đồ vỡ

3.3 Các thông tin cần cung cấp để đăng ký mua bảo hiểm

Tùy vào chính sách của từng đơn vị vận chuyển mà yêu cầu cung cấp thông tin để đăng ký bảo hiểm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường các nội dung sẽ bao gồm:

  • Thông tin hàng hóa cần vận chuyển: Đây được xem là một trong những yếu tố bắt buộc mà cửa hàng cần nêu rõ, bao gồm tên hàng hóa, loại bao bì, cách đóng gói, mã hiệu, trọng lượng, số lượng và giá trị hàng hóa được bảo hiểm.
  • Hành trình của lô hàng hóa: Đây là căn cứ để cơ quan bảo hiểm có thể đánh giá xác suất rủi ro liên quan đến các khu vực địa lý như thời tiết, khí hậu, sự an toàn,...cũng như các vấn đề liên quan đến bảo quản và tính an toàn của hàng hóa. 

3.4 Những trường hợp không được nhận bảo hiểm

Mỗi đơn vị vận chuyển hoặc bên thứ 3 sẽ có quy định bảo hiểm và bồi thường khác nhau, tuy nhiên, hầu hết các trường hợp không được nhận bảo hiểm sẽ bao gồm các trường hợp chính sau:

  • Hàng hóa được chở quá địa điểm kết thúc hành trình ghi trên đơn bảo hiểm
  • Những mất mát, hư hỏng hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất đặc thù của loại hàng hóa được bảo hiểm
  • Khi người nhận bảo hiểm không trả phí đầy đủ trước khi tổn thất xảy ra (trừ khi có thỏa thuận khác)
  • Những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù cho chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm
  • Chiến tranh, đình công, nội chiến, cách mạng hay hành vi phạm pháp, hành động xấu của người được bảo hiểm
  • Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách an toàn về hàng hóa, phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo an toàn giao thông

Xem thêm: Kinh nghiệm đòi bồi thường thiệt hại khi vận chuyển hàng hóa

4. Phí bảo hiểm hàng hóa

Nhiều chủ shop nghĩ rằng khi chọn bảo hiểm hàng hóa sẽ tăng thêm chi phí kinh doanh của shop lên cao. Tuy nhiên trên thực tế, đây chính là phí để đảm bảo được giá trị hàng hóa của shop khi gặp sự cố trong quá trình vận chuyển.

Mỗi đơn vị vận chuyển sẽ có chính sách, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa cũng như phí bảo hiểm khác nhau, vì vậy tùy vào giá trị đơn hàng mà bạn có thể tham khảo các đơn vị vận chuyển và đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. 

Trong trường hợp chủ shop là khách hàng của Sapo và sử dụng Sapo Express để đẩy đơn vận chuyển thì chính sách của Sapo Express sẽ như sau:

bảo hiểm hàng hóa

Chính sách giá chị bảo hiểm của các đơn vị vận chuyển trên Sapo Express

Quản lý kho hàng: Hệ thống, Quy trình quản lý kho của Odoo ERP

Tìm hiểu về giải pháp vận chuyển Sapo Express

Giải pháp giảm phí ship & xử lý đơn hàng nhanh 70% dành cho khách hàng Sapo

👉 XEM NGAY

Sapo.vn hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn nắm được những điều cần biết về bảo hiểm cũng như điều kiện để tham gia bảo hiểm mà chủ kinh doanh cần quan tâm để bảo đảm tuyệt đối quyền lợi của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm 1 giải pháp vận chuyển giá rẻ, nhanh chóng, minh bạch, hãy liên hệ ngay với Sapo Express nhé!

Đăng ký nhận tư vấn ngay từ Sapo Express

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM