Bạn muốn biết mình kinh doanh giày hiệu quả hay không, hãy dựa vào 6 yếu tố sau

Bạn đang bán hàng online nhưng trước giờ chỉ quan tâm tới doanh số và lợi nhuận có được, với website bán hàng, bạn cũng chỉ nắm được số lượng truy cập và lượng đơn hàng… ? Nhiêu đó là chưa đủ để đánh giá bạn có kinh doanh hiệu quả hay không. Để đánh giá toàn diện nhất về mức độ kinh doanh online hiệu quả trên website, nhất thiết bạn cần quan tâm tới 6 chỉ số quan trọng dưới đây.

6. Chi phí tìm kiếm khách hàng (CAC)

Để có được 1 khách hàng, chắc hẳn bạn đã phải ít nhiều bỏ ra chi phí nhất định, bao gồm chi phí gia tăng lượng truy cập cho website, chi phí thuê nhân sự, chi phí marketing quảng cáo,… Ví dụ bạn thực hiện 1 chiến dịch Google Adwords với chi phí 5 triệu và kết quả thu lại được đó là 50 khách hàng mới thì chi phí bạn bỏ ra để có được 1 khách hàng sẽ là 100.000 đồng.

do-luong-hieu-qua-ban-hang-online-2

CAC sẽ được tính theo công thức:

CAC = quảng cáo trả phí + Khuyến mại, giảm giá + giao dịch + dịch vụ hỗ trợ khách hàng + chi phí phát sinh

Để tính chỉ số CAC một cách chính xác nhất, bạn cần đưa ra chi tiết từng chi phí, càng cụ thể càng tốt và theo dõi thường xuyên. Chỉ số Chi phí tìm kiếm khách hàng càng thấp và giảm dần theo thời gian thì sẽ càng có lợi hơn cho bạn, đồng thời phản ánh mức độ hiệu quả trong kinh doanh online của bạn ngày càng cao.

Khi chỉ số này ở mức độ cao, bạn sẽ phải tìm ra những cách thức khác nhau để giảm thiểu tối đa chi phí. Ví dụ như sẽ tiết kiệm hơn nếu bạn có thể tự chạy và tối ưu quảng cáo Google Adwords cho shop giày của mình thay vì phải đi thuê dịch vụ hoặc thay vì chạy quảng cáo tràn lan, bạn lại đầu tư nhiều thời gian chăm chút cho nội dung quảng cáo hấp dẫn hơn… Sau mỗi chiến dịch thử nghiệm, bạn cần đo lường và đánh giá kết quả, chủ động kiểm soát, điều chỉnh chiến lược cho phù hợp, làm sao cho hiệu quả lớn nhất mà chi phí trung bình bỏ ra để có được 1 khách hàng là thấp nhất.

  1. 5. Tỷ lệ chuyển đổi (CR)

Tỷ lệ chuyển đối là 1 yếu tố vô cùng quan trọng đối với 1 website bán hàng. Tỷ lệ CR chính là tỷ lệ lượng người truy cập trang web và mua hàng, được tính bằng phần trăm số lượng người mua hàng so với tổng số người truy cập website. Ví dụ như, website của bạn có tỷ lệ CR là 10% thì cứ mỗi 100 người truy cập bạn sẽ có 10 khách mua hàng.

Ngược lại với chỉ số đầu tiên Chi phí tìm kiếm khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi càng cao thì chứng tỏ bạn bán hàng càng hiệu quả. Chính vì vậy, việc theo dõi sát sao và đưa ra giải pháp tăng tỷ lệ chuyển đổi là việc bạn cần làm thường xuyên. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết mẹo tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website bán hàng.

  1. 4. Tỷ lệ từ chối hoàn tất giỏ hàng trực tuyến (SCA)

Tỷ lệ khách hàng từ chối hoàn tất giỏ hàng trực tuyến cao chứng tỏ bạn đang thất bại. Chỉ số này có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ chuyển đổi. Nếu tỷ lệ chuyển đổi tăng sẽ giải quyết được vấn đề khách hàng từ bỏ giỏ hàng và nếu tỷ lệ chuyển đổi thấp, bạn cần quan tâm hơn đến tỷ lệ SCA để biết có bao nhiêu khách hàng có ý định mua hàng, cho sản phẩm vào giỏ nhưng chưa hoàn tất quá trình thanh toán. Ví dụ website của bạn có SCA là 70% tức là cứ 100 khách hàng thì có tới 70 khách hàng cho hàng vào giỏ nhưng lại thoát ra và không hoàn tất quá trình than toán.

do-luong-hieu-qua-ban-hang-online-1

Mục tiêu của bạn sẽ là giảm tối thiểu tỷ lệ từ chối hoàn tất giỏ hàng. Hãy nghĩ xem vì sao khách hàng lại từ chối? và làm thế nào để cải thiện chúng. Xem chi tiết trong bài 9 cách giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng trên website.

  1. 3. Giá trị trung bình trên một đơn hàng (AOV)

Không biết bạn có quan tâm đến giá trị trung bình trên một đơn hàng hơn là số lượng đơn hàng không? Chỉ số giá trị trung bình trên 1 đơn hàng thể hiện được cả hiệu quả và tiềm năng của sản phẩm, cho biết mỗi giao dịch mang lại bao nhiêu tiền. So với việc bạn bán được 10 đơn/ngày mỗi đơn 200k và việc bán được 5 đơn/ngày nhưng mỗi đơn 700k là 2 vấn đề khác nhau. Tương ứng với mỗi đơn hàng là 1 khách hàng và lại tương ứng với Chi phí tìm kiếm khách hàng nhất định. Thay vì nhiều đơn hàng nhỏ, để đạt được doanh số đề ra, bạn phải nỗ lực nhiều hơn, chi phí nhiều hơn để tìm kiếm thêm nhiều đơn hàng nữa. Tất nhiên, nếu như bạn có thể bán được càng nhiều đơn mỗi ngày mà giá trị trung bình mỗi đơn lớn nữa thì càng tốt.

  1. 2. Giá trị khách hàng trọn đời (CLV)

do-luong-hieu-qua-ban-hang-online-3

Chỉ số giá trị khách hàng trọn đời được tính bằng chênh lệch giữa tổng số tiền một khách hàng phải chi trả và chi phí tìm kiếm khách hàng. Chỉ số này cho bạn biết được bạn đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Ví dụ, 1 khách hàng trung bình phải chi trả cho bạn 500.000 đồng, trong khi đó chi phí bạn bỏ ra để tìm kiếm 1 khách hàng là 200.000 đồng thì CLV của bạn là 300.000 đồng. CLV càng cao có nghĩa là khách hàng trả nhiều hơn và chi phí tìm kiếm ít hơn, bạn sẽ có nhiều lợi nhuận hơn. Đây chính là lý do vì sao bạn cần phải kích thích khách hàng mua càng nhiều sản phẩm càng tốt bằng cách bán chéo, bán thêm sản phẩm.

  1. 1. Tỷ lệ khách hàng rời bỏ website

Tỷ lệ khách hàng rời bỏ website được hiểu là tỷ lệ người mua hàng chỉ mua 1 lần mà không quay lại mua hàng lần sau. Tỷ lệ này có quan hệ chặt chẽ với giá trị khách hàng trọn đời. Tỷ lệ khách hàng rời bỏ website nhiều thì giá trị khách hàng trọn đời sẽ thấp. Ví dụ tỷ lệ khách hàng rời bỏ website của bạn là 80% nghĩa là trong 100 khách hàng đã từng mua hàng trên website thì có tới 80 người chỉ mua 1 lần duy nhất mà không quay trở lại website thêm lần nào nữa. Bạn cần tìm hiểu thêm các mẹo hay giúp giữ chân khách hàng trung thành.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM