Sapo công bố khảo sát tình hình kinh doanh năm 2017

Cuối năm 2017, Sapo - phần mềm quản lý bán hàng dễ sử dụng nhất Việt Nam đã tiến hành khảo sát trên 1,000 cửa hàng trong tổng số 10,000 khách hàng và đưa ra kết quả đáng ngạc nhiên về vai trò của bán hàng đa kênh với sự tăng trưởng doanh thu cửa hàng. 

Tổng kết doanh thu của các cửa hàng bán lẻ năm 2017

Từ kết quả thu thập được trên 1,000 cửa hàng có quy mô trung bình từ 1 - 3 chi nhánh, với 7 nhân viên,  doanh thu trung bình của các cửa hàng trong năm 2017 khoảng 1,3 tỷ đồng (Thời trang - phụ kiện là nhóm ngành có doanh thu bình quân cao nhất khoảng 1,8 tỷ), trong đó:

  • Cửa hàng bán lẻ có doanh thu dưới 500 triệu đồng chiếm 30%.
  • Cửa hàng bán lẻ có doanh thu từ 500 triệu - 1 tỷ đồng chiếm 32%.
  • Cửa hàng bán lẻ có doanh thu trên 1 tỷ đồng chiếm 38%.

Tuy  nhiên, không phải tất cả cửa hàng đều tăng trưởng hơn so với năm ngoái. Cứ 8 cửa hàng trong số 10 cửa hàng tham gia khảo sát cho biết, doanh thu năm 2017 cao hơn năm 2016. 20% còn lại doanh thu suy giảm, đặc biệt nhất là có tới 60% nhà thuốc tham gia khảo sát than phiền về việc doanh thu không tăng, thậm chí tệ hơn  năm 2016. khảo sát tình hình kinh doanh 1

Bán hàng đa kênh - Xu hướng kinh doanh hiệu quả cho cửa hàng bán lẻ năm 2017

90% các cửa hàng bán lẻ cho biết họ kết hợp cả bán hàng online, nhóm ngành có tỷ lệ các cửa hàng không bán online nhiều nhất lại chính là ngành thuốc.  Ở mảng bán hàng online, top 3 kênh bán hàng được nhiều cửa hàng đánh giá có mang lại hiệu quả nhất lần lượt là: Facebook (80%), website (53%), Zalo-Instagram (51%). Như vậy, cùng  với cửa hàng, Facebook và website tạo thành thế “chân kiềng” trong kinh doanh và thực sự là một chiến lực tiếp thị hiệu quả cho cửa hàng bán lẻ Việt Nam năm 2017. Cũng nhờ bán hàng đa kênh, các cửa hàng bán lẻ đã kiếm thêm khoản doanh thu không hề nhỏ. 55% cửa hàng có doanh thu online chiếm dưới 1 nửa tổng doanh thu và 35% cửa hàng có doanh thu online chiếm trên 1 nửa tổng doanh thu. Nhóm ngành Mỹ phẩm - nước hoa - trang sức có mức doanh thu online trung bình cao nhất (chiếm trung bình 48% tổng doanh thu). Nhà thuốc là nhóm ngành có tỷ lệ các cửa hàng không bán online nhiều nhất (40%) nên doanh thu online trung bình cũng thấp nhất (chỉ chiếm 12% tổng doanh thu). Bán hàng đa kênh - Omnichannel thực sự đã trở thành một công cụ kinh doanh tiếp cận đến khách hàng nhanh nhất, giúp các nhà bán lẻ có độ phủ sóng rộng với chi phí thấp nhưng cực kỳ hiệu quả. khảo sát tình hình kinh doanh 2

Kênh tiếp thị được các cửa hàng bán lẻ Việt Nam "ưu ái" năm 2017

Cũng từ khảo sát của Sapo, những kênh tiếp thị được nhiều cửa hàng bán lẻ Việt Nam "ưu ái" sử dụng nhất là: tiếp thị trên facebook (87%), tổ chức các chương trình tiếp thị tại cửa hàng (70%) và tiếp thị online qua các kênh khác như: email marketing, đăng bài trên diễn đàn, youtube... (51%). Quảng cáo bằng Google Adwords và dịch vụ quảng cáo báo chí với chi phí cao ít được hưởng ứng. Tuy nhiên, không nhiều cửa hàng bán lẻ có đủ nguồn lực về nhân sự để quản lý kênh tiếp thị nêu trên. Chỉ có 21% shop có nhân sự tổ chức các chương trình tiếp thị tại cửa hàng và 15%  shop có nhân sự tổ chức tiếp thị quảng cáo facebook.

khảo sát tình hình kinh doanh 3   Từ kết quả khảo sát về tình hình kinh doanh của Sapo cho thấy, năm 2017 là một năm tương đối thuận lợi với các chủ shop, khi có 80% cửa hàng có tăng trưởng, và doanh thu ngành cao nhất đạt đến con số ấn tượng 1,8 tỷ/năm. Thành công này đến từ chính sự nỗ lực của chủ shop cùng đội ngũ nhân viên, sự chọn lựa đúng đắn chiến lược bán hàng đa kênh, kết hợp bán tại cửa hàng với facebook và website. Ranh giới online - offline thực sự bị xoá nhoà. Mô hình O2O sẽ còn tiếp tục phát triển trong năm 2018. Chúc các shop một năm thành công, buôn may bán đắt cùng Sapo nhé. Toàn bộ khảo sát Sapo

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM