4 dấu hiệu cảnh báo nhân viên của bạn sắp nghỉ việc

Nhân viên nghỉ việc một cách đột ngột không phải là điều quá ngạc nhiên trong quá trình vận hành công ty bởi dù làm việc cho bạn nhưng họ vẫn thường có xu hướng tìm những công việc mới phù hợp và có mức lương cao hơn. Tuy nhiên không một lãnh đạo nào mong muốn trong khi doanh nghiệp đang có một núi việc cần giải quyết thì trên bàn của mình xuất hiện tờ đơn xin nghỉ việc của nhân viên. Nó sẽ như là một cú đấm trực diện vào mặt bạn bởi toàn bộ công việc có nguy cơ bị ngừng trệ và bạn sẽ lại phải dành thời gian để sắp xếp mọi thứ từ đầu.  

4-dau-hieu-canh-bao-nhan-vien-cua-ban-sap-nghi-viec-1

4 dấu hiệu cảnh báo nhân viên của bạn sắp nghỉ việc

  Sớm nhận ra những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp lãnh đạo có thêm thời gian, cơ hội để giữ nhân viên ở lại hoặc sắp xếp người thay thế hợp lý để công việc không bị ảnh hưởng. Đồng thời đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý lắng nghe những góp ý chân thực nguyên nhân vì sao họ không muốn đồng hành cùng công ty nữa, từ đó giúp cải thiện tốt hơn quy trình làm việc, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ và ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám hàng loạt.   4 dấu hiệu sau đây sẽ giúp các nhà quản lý nhận biết khi nào nhân viên có ý định tìm việc mới.   1. Hiệu quả làm việc suy giảm   Dấu hiệu đầu tiên mà các nhà quản lý có thể nhận ra nếu nhân viên của mình sắp nghỉ việc đó là hiệu quả làm việc thấp hơn hẳn giai đoạn trước. Khi nhân viên cảm thấy không hài lòng về công việc hiện tại, muốn tìm một công việc khác, thường họ không dành nhiều thời gian vào để giải quyết những nhiệm vụ hiện tại. Họ thường nghĩ rằng “Tháng sau mình không còn làm ở đây nên nếu không làm hoàn thành công việc thì cũng không sợ điều gì cả”. Chính vì suy nghĩ đó mà những nhân viên này thường mong được hết giờ làm sớm, không tập trung vào nhiệm vụ được giao.

4-dau-hieu-canh-bao-nhan-vien-cua-ban-sap-nghi-viec-2

Nhân viên sắp nghỉ việc thường có hiệu quả làm việc thấp

  Ngoài ra khi được phân công những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao, những nhân viên này thường cố trốn tránh hoặc không nhiệt tình. Thậm chí còn xuất hiện nhiều lỗi rất cơ bản mà với một nhân viên nhiều kinh nghiệm không bao giờ mắc phải. Một nhà quản trị tinh ý sẽ nhận ra rằng nhân viên của mình đang có vấn đề, có thể nguyên nhân xuất phát từ công việc hiện tại không phù hợp hay mức lương quá thấp. Chính vì vậy điều bạn cần làm ngay lập tức là sắp xếp một cuộc gặp với họ để chia sẻ tâm tư và hiểu xem họ không hài lòng ở đâu. Nếu những thắc mắc của nhân viên là chính đáng thì cần cho họ cơ hội làm những việc mà họ quan tâm và có khả năng hoặcxem xét lại các chế độ đãi ngộ đã hợp lý chưa.   Xem thêm: 3 cách xây dựng lòng tin với nhân viên Làm sao để lên dây cót cho nhân viên trong vòng 5 phút   2. Đi làm không đúng giờ hoặc hay xin nghỉ   Những nhân viên đang hài lòng, hạnh phúc với công việc hiện tại thường tuân thủ quy định của công ty về giờ giấc, đến nơi làm việc đúng giờ và ít khi gọi điện để báo nghỉ. Ngược lại nếu xuất hiện tình trạng nhân viên thường xuyên xin nghỉ việc và đi làm muộn thì đó có thể là dấu hiệu của việc họ đã chán ngấy việc hàng ngày phải đến công ty làm việc.   Vì vậy, bạn nên kiểm tra xem nhân viên đó có gặp những vấn đề bất thường trong cuộc sống không: gia đình, tình cảm, bệnh tật... Nếu như tất cả mọi thứ đều rất bình thường kết hợp với việc nhân viên hay đi làm trễ mà cứ nêu lý do kẹt xe, nhà xa, ngủ quên... thì rất có thể người ấy đang tìm kiếm một việc làm mới rồi.   Ngoài ra những nhân viên có dấu hiệu nghỉ làm thường cố kéo dài thời gian nghỉ giải lao, hay xin phép ra ngoài trong giờ làm việc và thường làm việc riêng trong giờ làm việc.   3. Tỏ thái độ không còn thân thiện với mọi người   Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của một nhân viên sắp nghỉ việc đó là việc thay đổi thái độ với những người xung quanh như “ngại” gặp mặt mọi người. Việc rút lui khỏi đám đông và ít tiếp xúc với những người khác có thể là một chỉ báo cho thấy nhân viên đang có vấn đề bất ổn.  

4-dau-hieu-canh-bao-nhan-vien-cua-ban-sap-nghi-viec-3

4 dấu hiệu cảnh báo nhân viên của bạn sắp nghỉ việc

  Khi nhân viên không hài lòng với công việc hiện tại họ thường tỏ ra nổi nóng, bất hợp tác với những người xung quanh. Thậm chí chỉ cần vài cử chỉ hay câu nói vô tình của đồng nghiệp cũng có thể khiến họ giận giữa, gây gổ. Từ một người có xu hướng hòa nhã với đồng nghiệp trở thành người có thái độ không thân thiện là một chỉ báo nhân viên đang có vấn đề. Nhà quản lý cần tìm hiểu để điều chỉnh và cứu vãn tình thế, tránh rơi vào tình thế bị động.   4. Thường xuyên truy cập mạng xã hội, web tìm việc   Một nhân viên có dấu hiệu nhảy việc, họ thường dành nhiều thời gian hoạt động trên mạng xã hội và các trang web tìm kiếm việc làm. Bạn cũng có thể nhận ra qua những status, comment “kêu than” về công việc hàng ngày trên facebook hoặc thông qua xu hướng tham gia các hội nhóm, fanpage việc làm.   Nếu như nhân viên của bạn có một số dấu hiện trên thì 80% họ đang lặng lẽ tìm việc làm khác. Nhà quản lý cần tìm cách giải quyết, tránh rơi vào tình thế bị động và để công việc bị ngừng trệ. Hãy cắt cử một nhân viên ít kinh nghiệm hơn làm việc cùng người sắp nghỉ việc để thực hiện việc bàn giao công việc. Đồng thời cần nhìn lại xem những chính sách khuyến khích nhân tài hiện tại còn hợp lý hay không. Phòng bị là điều không bao giờ thừa nếu bạn muốn có được những nhân viên nhiệt tình.
Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM