Nghề web designer và 7 kỹ năng cần trang bị để trở thành web designer

Trên thị trường việc làm hiện nay, web designer đang là một trong những nghề được nhiều ứng viên săn đón nhất. Không chỉ bởi ngành nghề này có nhiều “đất diễn” mà hơn cả, website designer đảm bảo được mức thu nhập lý tưởng cho cho những người có năng lực. Vậy nghề web designer là gì? Chi tiết công việc và những điều kiện cần trang bị trước khi trở thành nhân viên thiết kế web sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Web designer là nghề gì?

Web designer là những người biết sử dụng những công cụ, phần mềm chuyên dụng kết hợp cùng tính thẩm mỹ và sự thấu hiểu nhu cầu khách hàng để thiết kế ra trang web mang lại trải nghiệm trực quan cho khách hàng. Những web designer sẽ là người biết chính xác cách để một button, logo,...xuất hiện vào vị trí cần thiết. Trong trường hợp cần sửa đổi giao diện, những web designer cũng là người chịu trách nhiệm những công việc này. 

Sau khi đã hoàn thành giao diện của web, các website designer sẽ chuyển các hạng mục sang cho những lập trình viên để mã hóa HTML và hoàn thành những bước cuối cùng trước khi đưa trang web đi vào hoạt động. 

Web designer là nghề gì?
Web designer là nghề gì?

2. Website designer được chia thành mấy kiểu?

Để hoàn thiện được giao diện hoàn chỉnh của một trang web, web designer sẽ phải phân chia các công việc để tối ưu thời gian cũng như chất lượng thiết kế. Nhìn chung, web designer được chia thành 3 kiểu như sau:

2.1 UX designer - Thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng 

Nhiệm vụ của những người làm UX designer là cần phân tích được cảm nhận, mong muốn của khách hàng khi truy cập một trang web bất kỳ. Điều này sẽ giúp những UX designer biết được hành vi và luồng đi của người dùng trên web từ đó thiết kế những chi tiết phù hợp để giữ chân khách hàng trên website. 

Càng hiểu người dùng, những UX designer càng biết cách để thiết kế ra một website thu hút traffic và tạo được nhiều giá trị chuyển đổi. Nhưng để làm được điều này, bắt buộc những UX designer cần phải trả lời được những câu hỏi mang tính thực tế như:

  • Người dùng thường chú ý đến điều gì trên website đầu tiên?
  • Người dùng sẽ thu hút bởi những yếu tố nào xuất hiện trên trang?
  • Hành trình của người dùng sẽ đi theo thứ tự từ đâu đến đâu?
  • ...

Chỉ khi tìm ra được câu trả lời chính xác của tất cả những câu hỏi này, những UX designer sẽ biết mình cần làm gì tiếp theo.

Thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng
UX designer giúp nâng cao trải nghiệm người dùng

2.2 UI designer - Thiết kế giao diện người dùng

Khác với UX designer, UI designer sẽ chỉ tập chung chủ yếu vào việc làm thế nào để website có giao diện hoàn hảo nhất cả về tổng quan, lẫn màu sắc, phông chữ,...Trước đó, UI designer cần phải nắm rõ những yêu cầu, tư tưởng và giá trị cốt lõi mà thương hiệu đang hướng tới, từ đó sáng tạo ra những thiết kế mang màu sắc riêng biệt, không hoà lẫn với bất cứ website nào đang hiện có trên thị trường. 

Bên cạnh tính thẩm mỹ, UI designer cũng cần phải đảm bảo tính logic về kích thước, vị trí, các hiệu ứng phù hợp, tính đồng nhất về các phương diện thiết kế để khách hàng khi trải nghiệm trang web không bị “ngộp thở”, khó chịu hay xuất hiện bất cứ cảm xúc tiêu cực nào.

Website designer được chia thành mấy kiểu?
Thiết kế giao diện người dùng là một kiểu web designer

2.3 Visual designer - Kết hợp giữa UX designer và UI designer

Nếu bạn thấy thật khó để hình dung UX designer và UI designer thì Visual designer chính là sự kết hợp của hai công việc này. Nhiệm vụ của những Visual designer đó là tối ưu mọi trải nghiệm của người dùng trên cả hai phương diện là thẩm mỹ và hành vi bằng cách sử dụng khả năng tư duy sáng tạo và mã hoá của mình. 

Thêm vào đó, Visual designer còn có khả năng giúp doanh nghiệp xây dựng và định hình phong cách thương hiệu thông qua sự tương tác giữa website và người dùng. Chính vì vậy, Visual designer được coi là chìa khoá vạn năng giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được tệp khách hàng khổng lồ trên internet.

Xem thêm: UX UI là gì? Tầm quan trọng của UX UI design khi thiết kế web bán hàng

3. Chi tiết công việc của web designer

Nghe qua nhân viên thiết kế website có lẽ nhiều người lầm tưởng rằng đây là công việc đơn giản chỉ cần biết về đồ hoạ là có thể cho ra những giao diện website hiện đại, thẩm mỹ. Tuy nhiên, chi tiết công việc sơ lược của một web designer cơ bản dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải nghĩ lại.

Chi tiết công việc của web designer
Công việc của web designer gồm những gì?

3.1 Kịch bản phía máy chủ

Đây là một trang web hoặc trình duyệt được thiết kế sẵn và là nơi kịch bản máy chủ sẽ thực hiện khi người quản lý tiến hành truy cập vào. Và đây cũng là sự hỗ trợ cho cơ chế đằng sau phương thức vận hành của một trang web. 

3.2 Kịch bản phía máy khách 

Đây là tất cả những dòng đã được mã được tạo ra để chạy trên đầu cuối của máy khách (trình duyệt) mà không cần phía máy chủ xử lý. Tất cả những điều này sẽ là những gì mà khách hàng nhìn thấy khi truy cập vào website của bạn.

3.3 Công nghệ cơ sở dữ liệu

Để trang web sau khi thiết kế và đưa vào hoạt động một cách hiệu quả và trơn tru hơn thì những web designer sẽ sử dụng công nghệ cơ sở dữ liệu như công cụ đắc lực. Bên cạnh đó, công cụ cơ sở dữ liệu cũng hỗ trợ kế hoạch xây dựng và phát triển nội dung trang web phù hợp với từng chủ đề chuyên biệt. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu sẽ tìm kiếm tất cả những hình ảnh và bài viết giúp nâng cao tỷ lệ người truy cập cho trang web của doanh nghiệp. 

Công nghệ cơ sở dữ liệu
Chi tiết công việc của web designer

4. Những kỹ năng cần trang bị để trở thành web designer

Những công việc chi tiết của một nhân viên thiết kế web không hề đơn giản vậy nên để trở thành một web designer các ứng viên cũng cần trang bị rất nhiều kỹ năng để ứng dụng vào công việc sau này. Cụ thể như sau:

4.1 Design Sense

Design Sense là một trong những kỹ năng cần thiết mà các web designer bắt buộc phải trang bị. Design Sense sẽ giúp những nhân viên thiết kế website có cái nhìn tổng quan và logic hơn về các hạng mục, khối được sắp xếp trên trang web. Ngoài ra, Design Sense cũng là cách để tạo ra những sản phẩm thu hút nhiều người truy cập hơn bằng việc biết cách điều chỉnh và lựa chọn những phông chữ, màu sắc, hiệu ứng, kích thước…một cách khoa học và phù hợp.

4.2 HTML và CSS

HTML và CSS là hai đoạn mã bạn cần hiểu và sử dụng được trong chính những thiết kế website của mình. Đây là hai nền tảng giúp mã hoá trang web và giúp các web designer có thể thêm bớt tất cả những hình ảnh cần thiết vào trong trang web của mình. 

Mặc dù đây là những kiến thức liên quan đến lập trình tuy nhiên hai ngôn ngữ này lại không hề khó. Bạn hoàn toàn có thể lĩnh hội và sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ này nếu như bạn chuyên tâm tìm hiểu chỉ sau vài tháng. Trong trường hợp bạn mới tiếp xúc với nghề web designer thì việc hiểu hai ngôn ngữ này là điều cần thiết bởi bạn có thể “tập tành” thiết kế những trang web cơ bản thông qua hai bộ ngôn ngữ này.

nhân viên thiết kế website
Nhân viên thiết kế website cần trang bị kiến thức về HTML

4.3 Xử lý kỹ thuật

Bạn sẽ không thể nào lường trước hết được những vấn đề phát sinh trong quá trình thiết kế website, đặc biệt trong hạng mục kỹ thuật. Đôi khi, chỉ một dấu chấm, dấu phẩy đặt sai vị trí cũng có thể khiến cả chương trình không thể hoạt động được. Trong trường hợp này bạn sẽ phải rà soát lại tất cả các chỗ để tìm ra vấn đề. Cách tốt nhất để hoàn thành được điều này đó là sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và sự bình tĩnh trước mọi sự cố phát sinh. 

4.5 Tính ứng dụng trên tất cả các thiết bị

Hiện nay người dùng sẽ truy cập vào website trên hầu hết tất cả các thiết bị từ máy tính bảng, điện thoại, laptop, máy tính case…Vậy nên các web designer cần trang bị đầy đủ kiến thức về kích thước tương ứng với các thiết bị, độ phân giải để có thể tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng linh hoạt mọi lúc mọi nơi.

4.6 Học thêm ngôn ngữ lập trình

Ngoài HTML và CSS là hai ngôn ngữ cơ bản mà bạn cần học ra thì bạn cũng nên trang bị thêm cho mình kiến thức về các ngôn ngữ khác như: PHP, JAVA, Perl, ASP hay C++ để hỗ trợ quá trình thiết kế có thêm nhiều ý tưởng và lựa chọn hơn góp phần làm phong phú sản phẩm website của mình.

4.7 Thử nghiệm và tìm kiếm lỗi

Trước khi đưa website vào hoạt động, các web designer cần tiến hành thêm một bước đó là thử nghiệm và tìm kiếm lỗi. Công đoạn này gần như là cuối cùng nhằm đảm bảo trang web không gặp bất cứ lỗi nào về hiển thị cũng như hoạt động. Các web designer  sẽ phải nắm chắc chi tiết về các khối mã nguồn, các cấu trúc cụ thể mới có thể chạy thử và tìm ra các lỗi trên website.

Thử nghiệm và tìm kiếm lỗi
Bạn cũng phải tìm lỗi thường xuyên

Thay lời kết

Trên đây là những thông tin về chủ đề web designer, chi tiết công việc phải làm cũng như những kỹ năng cần phải trang bị khi muốn trở thành nhân viên thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp. Hy vọng với tất cả những kiến thức được chia sẻ tại bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thiết kế web. Cảm ơn và hẹn gặp lại bạn trong những bài blog bổ ích tiếp theo tại Sapo Web. 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM