8 điều cần biết về quy trình bán hàng trên Lazada

Quy trình bán hàng trên Lazada như thế nào? Bán hàng trên Lazada có mất phí không? Nếu bạn đang kinh doanh online và có kế hoạch mở rộng kênh bán hàng Lazada thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu quy định và những lưu ý trước khi đăng ký bán hàng Lazada.

1. Tại sao nên bán hàng trên Lazada?

Lazada được đánh giá là sàn thương mại điện tử (TMĐT) hiệu quả thứ 2 chỉ sau Shopee. Là 1 trong những sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam hiện nay với hơn 100 triệu lượt truy cập mỗi tháng và hơn 30 triệu người theo dõi cập nhật thường xuyên, kênh bán hàng Lazada sẽ đưa sản phẩm của bạn tiếp cận với số lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.

quy trình bán hàng trên lazada

Mặc dù số lượng nhà bán hàng trên Lazada rất nhiều nhưng các shop không gặp phải tình trạng bán phá giá như nhiều sàn TMĐT khác. Điều này sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các chủ shop hoàn toàn có thể yên tâm bán hàng trên Lazada.

Ngoài ra, khi bán hàng trên Lazada, bạn còn nhận được những lợi ích như:

  • Đăng sản phẩm trên trang TMĐT uy tín
  • Giao hàng với dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp của Lazada
  • Chăm sóc khách hàng từ đội ngũ chuyên nghiệp 24/7
  • Tận dụng các công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc bán hàng
  • Quy trình bán hàng trên Lazada đơn giản, thuận tiện
  • Tham gia các khóa đào tạo bán hàng trên Lazada hiệu quả
  • Tăng doanh số bán hàng với các chương trình khuyến mãi của Lazada

2. Quy trình bán hàng trên Lazada và những điều cần lưu ý

2.1. Phí bán hàng trên Lazada

Trước đây, chủ shop sẽ mất một số loại phí bán hàng trên Lazada như:

  • Phí cố định: Tính theo % giá sản phẩm khi bán được hàng
  • Phí dịch vụ: Các loại phí khi sử dụng dịch vụ của Lazada
  • Phí mặc định: Áp dụng phạt với các nhà bán hàng vi phạm

Tuy nhiên, từ ngày 1/4/2018 mới đây, Lazada đã miễn phí phí bán hàng trên Lazada bao gồm phí cố định và phí mặc định. Như vậy, việc bán hàng trên Lazada hiện nay là hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ phải mất phí dịch vụ khi sử dụng các dịch vụ của Lazada. Đây là các loại phí phát sinh khi bạn sử dụng dịch vụ cộng thêm của Lazada, bao gồm:

  • Phí lấy hàng: Lazada đến lấy hàng tận nơi tại cửa hàng hoặc kho hàng của bạn và vận chuyển đến nơi tập trung hàng hóa của Lazada (chỉ áp dụng khi shop có trên 30 đơn hàng/ngày).
  • Phí Fulfillment by Lazada (FBL): Loại phí áp dụng khi bạn sử dụng dịch vụ nhập hàng kho Lazada như: Phí xử lý hàng hóa FBL, Phí xử lý hàng hoàn trả về, Phí lưu kho quá hạn.

phí bán hàng trên lazada

Mặc dù không còn áp dụng phí mặc định để phạt các nhà bán hàng có hành vi gian lận hoặc vi phạm khi bán hàng trên Lazada nữa, tuy nhiên, khi vi phạm các điều khoản dưới đây, gian hàng sẽ bị đánh giá điểm gian hàng thấp và giảm khả năng hiển thị của sản phẩm trên website Lazada.

  • Hủy đơn hàng do hết hàng hoặc do sai giá
  • Có yêu cầu lấy hàng nhưng không có hàng
  • Cập nhật tình trạng đơn hàng chậm
  • Giao hàng chậm
  • Giao sai hàng hóa
  • Đóng gói sai quy cách
  • Trì hoãn hoặc từ chối bảo hành
  • Hoạt động mua đi bán lại
  • Liên hệ với khách hàng ngoài mục đích xác nhận đơn hàng
  • Mua hàng giảm giá của chính mình
  • Đóng gói hàng gian lận thay vì hàng chính hãng
  • Hàng hóa đã qua sử dụng, tem niêm phong không còn nguyên vẹn
  • Hàng hết hạn hoặc sắp hết hạn sử dụng
  • Bán hàng giả, hàng nhái
  • Kinh doanh các hàng hóa bị cấm

Tùy từng vi phạm mà các thuật toán của Lazada sẽ tính điểm và áp dụng các cơ chế phạt khác nhau cho gian hàng, từ giảm tỷ lệ hiển thị sản phẩm, tắt sản phẩm và có thể bị chấm dứt hợp tác với Lazada bằng cách tắt hoàn toàn gian hàng nếu shop vi phạm nhiều lần.

Tóm lại, chính sách và quy trình bán hàng trên Lazada đã được tối ưu hóa, giúp bạn thúc đẩy việc bán được hàng nhưng có bán được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sản phẩm của bạn, cách đăng sản phẩm, dùng từ ngữ mô tả sản phẩm, hình ảnh có hấp dẫn không...

Đọc thêm: Cách tối ưu hóa dữ liệu bán hàng trên Lazada

2.2. Đăng ký bán hàng trên Lazada

Trước đây thì chỉ có doanh nghiệp mới được phép bán hàng trên Lazada, nhưng hiện nay, Lazada đã cho phép cá nhân tạo tài khoản bán hàng trên Lazada. Tuy nhiên, khi bán hàng với tư cách cá nhân, bạn sẽ không thể đăng ký sử dụng dịch vụ FBL và không thể trở thành gian hàng chính hãng.

Với chủ shop đăng ký nhiều gian hàng trên Lazada, họ sẽ quản lý như thế nào cho hiệu quả, tránh thất thoát đơn hàng? Hãy xem ngay bài viết sau nhé.

Cách quản lý đa gian hàng Lazada giúp bùng nổ doanh số hiệu quả

Cách quản lý đồng bộ, chính xác tồn kho sản phẩm, đơn hàng bán ra, doanh thu lãi lỗ từng gian hàng.

👉 XEM NGAY

2.3. Đăng sản phẩm lên Lazada

Đối với các gian hàng mới đăng ký bán hàng trên Lazada, số lượng sản phẩm có thể đăng tối đa là 500 sản phẩm, cho đến khi shop của bạn đạt 30 đơn hàng trong 90 ngày thì bạn có thể đăng bán không giới hạn. Các sản phẩm có nhiều phiên bản màu sắc, size số... khác nhau vẫn được tính là 1 SKU trong số 500 SKU mà bạn được upload.

Lazada sẽ từ chối duyệt với những sản phẩm sau:

  • Thông tin sản phẩm không trùng khớp, sai danh mục ngành hàng
  • Nội dung có chứa đường dẫn ngoài hoặc thông tin liên hệ người bán
  • Nghi vấn về độ chính hãng, hàng giả, hàng nhái, hàng dựng
  • Hạn chế trong khâu vận chuyển, quá khổ, quá nặng, dung tích lớn
  • Chứa nội dung hoặc hình ảnh vi phạm thuần phong mỹ tục
  • Nằm trong danh sách các mặt hàng bị cấm bán theo quy định pháp luật

2.4. Đóng gói hàng hóa

Hàng hóa bán trên Lazada cần phải được đóng gói đủ 3 lớp từ trong ra ngoài bao gồm:

  • Túi bong bóng khí hoặc mút xốp, mút mềm
  • Túi nilon, túi xi măng hoặc hộp carton (với các mặt hàng dễ vỡ)
  • Dán phiếu giao hàng ngoài cùng

2.5. Giao hàng

Cách giao hàng khi bán hàng trên Lazada như thế nào?

Đây là 1 bước quan trọng trong quy trình bán hàng trên Lazada. Có 2 phương thức giao hàng cho các chủ shop khi bán hàng trên Lazada, bao gồm:

  • DropShipping (DS): Nhân viên giao hàng của Lazada sẽ đến lấy hàng tận cửa hàng hoặc kho hàng của bạn và giao cho khách hàng (Hình thức giao hàng này chỉ áp dụng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và bạn sẽ mất thêm chi phí cho dịch vụ này).
  • Drop-Off (DO): Nhà bán hàng tự mang hàng đến 1 trong các điểm gửi hàng của Lazada và Lazada sẽ ship hàng cho khách hàng.

Ngoài 2 hình thức giao hàng này, Lazada còn cung cấp dịch vụ Fulfillment by Lazada (FBL) tức là chủ shop ký gửi hàng hóa tại kho Lazada và Lazada sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn việc bán hàng, kho vận… nhưng chi phí cho dịch vụ này không hề nhỏ.

2.6. Nhận đánh giá từ khách hàng

Đánh giá tích cực có tác dụng gì?

Tỷ lệ đánh giá tích cực từ khách mua hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hiển thị gian hàng và những quyền lợi, ưu đãi mà chủ shop có thể nhận được.

Shop đạt tỷ lệ đánh giá tích cực cao (>80%) sẽ được ưu tiên tham gia các ưu đãi hấp dẫn từ Lazada giúp tăng lượt truy cập và tăng trưởng gian hàng bao gồm:

  • Tối ưu khả năng hiển thị sản phẩm tại trang chủ và công cụ tìm kiếm
  • Tham gia các chương trình khuyến mãi đặc biệt từ Lazada
  • Sử dụng các công cụ và dịch vụ hỗ trợ nâng cao
  • Nhận được các hỗ trợ phát triển gian hàng chuyên sâu về ngành hàng

Ngược lại, tỷ lệ đánh giá tích cực thấp (<30%) sẽ bị giảm khả năng hiển thị sản phẩm cũng như hạn chế tham gia các chương trình ưu đãi của Lazada.

2.7. Nhận thanh toán từ Lazada

Chủ shop sẽ nhận được thanh toán từ Lazada vào thứ 6 hàng tuần (chậm nhất sau 3 ngày làm việc  tiếp theo tùy từng ngân hàng). Lưu ý: Lazada chỉ tiến hành thanh toán khi số dư trong tài khoản bán hàng lớn hơn 50 nghìn đồng.

Nếu là hộ cá thể kinh doanh thì bạn có thể sử dụng tài khoản ngân hàng cá nhân để nhận thanh toán. Còn nếu là công ty hoặc chi nhánh công ty thì tài khoản nhận thanh toán từ Lazada bắt buộc phải là tài khoản doanh nghiệp.

2.8. Quản lý tồn kho khi bán hàng trên Lazada

Trong quy trình bán hàng trên Lazada, các trường hợp hủy đơn do hết hàng, giao chậm hàng sẽ bị Lazada đánh vào điểm đánh giá gian hàng, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hiển thị của sản phẩm trên website Lazada, vì vậy, bạn cần quản lý hàng tồn kho hiệu quả khi bán hàng trên Lazada. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách quản lý bán hàng:

  • Fulfillment by Merchant: Chủ shop chủ động quản lý sản phẩm, đơn hàng, tồn kho.
  • Fulfillment by Lazada: Ký gửi hàng hóa tại kho hàng Lazada và Lazada sẽ chịu trách nhiệm quản lý bán hàng, quản lý tồn kho.

Nếu như chỉ bán hàng trên Lazada và số lượng đơn hàng mỗi ngày lớn thì bạn cứ sử dụng dịch vụ FBL gửi hàng kho Lazada cho nhàn thân.

Tuy nhiên, nếu bán hàng đa kênh thì đây lại không phải lựa chọn tối ưu vì bạn sẽ khó có thể bao quát được tình hình kinh doanh tổng thể và theo dõi sát sao số lượng hàng tồn kho, nhất là càng bán trên nhiều kênh thì càng khó khăn khi phải sử dụng nhiều hệ quản trị khác nhau và làm thế nào để quản lý chung cho tất cả các kênh.

Bên cạnh đó, khi sử dụng dịch vụ FBL, bạn sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào Lazada. Thông tin khách mua hàng không được cung cấp nên bạn không thể triển khai các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị với tập khách hàng này.

Việc quản lý hàng tồn kho khi bán hàng trên Lazada và bán hàng đa kênh là vấn đề không đơn giản nhưng không phải không có giải pháp hiệu quả. Một nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý hàng hóa, khách hàng và kho hàng trên tất cả các kênh chỉ trên 1 nền tảng duy nhất.

Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo giúp bạn đồng bộ sản phẩm lên kênh bán hàng Lazada, bạn không cần phải đăng đi đăng lại sản phẩm khi mở rộng thêm 1 kênh bán hàng mới mà chỉ cần kết nối và đồng bộ dữ liệu chỉ với vài click chuột.

Ngoài ra, các đơn hàng từ Lazada sẽ đổ về để bạn xử lý đơn hàng, số lượng hàng tồn kho sẽ được cập nhật trực tiếp vào quản trị Sapo giúp bạn quản lý tập trung tất cả các kênh bán hàng. Thông tin khách hàng mua hàng trên Lazada cũng được đồng bộ về Sapo giúp bạn dễ dàng quản lý và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Tham khảo thêm:  Chi tiết cách tạo tài khoản trên Lazada

Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết này của Sapo, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về quy trình bán hàng trên Lazada, giúp cho việc bán hàng của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

[the_ad id="20"]

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM