Lợi nhuận gộp là gì? Những yếu tố cần nắm vững về lợi nhuận trong kinh doanh

Lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về lợi nhuận gộp và những điều cần lưu ý trong hoạt động kinh doanh. 

1. Lợi nhuận gộp là gì? 

Lợi nhuận gộp hay lãi gộp được hiểu là phần chênh lệch từ số tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các chi phí bán hàng. 

Công thức tính lợi nhuận gộp:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Trong đó:

  • Giá vốn hàng bán chính là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất hàng hóa, bao gồm: nguyên vật liệu, kho hàng, marketing, quản lý doanh nghiệp, nhân sự, vận chuyển,...
  • Doanh thu thuần là tổng thu doanh nghiệp đạt được từ hoạt động bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ
  • Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm thuế xuất khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại
lợi nhuận gộp

Từ công thức lợi nhuận gộp, chủ kinh doanh có thể kiểm soát tỷ suất sinh lời một cách dễ dàng như với 1 đồng bỏ ra thì doanh thu, lợi nhuận thu vào sẽ là bao nhiêu. Điều này sẽ giúp chủ kinh doanh có thể đánh giá hoạt động kinh doanh, từ đó thay đổi định hướng và phân bổ nguồn vốn một cách phù hợp. 

Đi đôi với lợi nhuận gộp, chủ kinh doanh cũng cần quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận gộp. Dựa vào tỷ suất lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể so sánh với mức trung bình của ngành để đánh giá xem doanh nghiệp, cửa hàng của mình có đang vận hành tốt hay không. 

Biên lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp sẽ có lãi ròng càng cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đang hoạt động hiệu quả. Trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn kỳ vọng hoặc đang giảm, doanh nghiệp cần kiểm tra lại lợi nhuận gộp và đưa ra hướng tối ưu chi phí.

Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu) x 100

2. Tại sao phải tính lợi nhuận gộp?

Lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp có thực sự hiệu quả hay không. Việc đo lường và tính toán chính xác chỉ số lợi nhuận gộp cũng giúp chủ kinh doanh có thể đo lường và đánh giá hiệu quả của quy trình vận hành, kinh doanh. Đánh giá tính hợp lý của các loại chi phí xem đâu là những loại chi phí cần cắt giảm để mang về nguồn lợi tốt nhất cho doanh nghiệp, cửa hàng. 

Cùng với đó, lợi nhuận gộp cũng giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả trong việc sử dụng lao động, vật tư sản xuất. Từ đó đưa ra những tính toán chính xác, nâng cao tỷ lệ thành công cho nhà bán hàng. 

lợi nhuận gộp

Việc theo dõi và kiểm soát chỉ số lợi nhuận gộp cũng là yếu tố giúp đảm bảo tỷ lệ rót vốn vào doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Bởi trên thực tế, lợi nhuận gộp là chỉ số mà nhà đầu tư sẽ nhìn vào đầu tiên để đánh giá được việc kinh doanh hay quản lý của bạn có tiềm năng hay không. 

Qua chỉ số lợi nhuận gộp, chủ kinh doanh cũng có thể thấy được nhu cầu của thị trường. Khi lợi nhuận gộp tăng, nhu cầu của thị trường về sản phẩm, dịch vụ cũng cao và ngược lại. Khi này, doanh nghiệp sẽ cần có kế hoạch, định hướng cụ thể để đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. 

Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có chỉ số lợi nhuận gộp thấp hơn so với đối thủ trong cùng 1 năm tài chính, đây là điều bạn cần hết sức lưu ý. Khi này, doanh nghiệp cần nhìn lại, đánh giá và cải thiện để đảm bảo khả năng cạnh tranh và không tụt quá xa so với đối thủ của mình.  

3. Sự khác nhau giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp

Lợi nhuận được chia thành lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng và lợi nhuận hoạt động. Trong đó, lợi nhuận gộp là số tiền còn lại từ doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất. Điều này sẽ giúp chủ kinh doanh nắm được toàn bộ hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh. 

Mặt khác, lợi nhuận ròng lại thể hiện số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí, lãi, thuế. Lợi nhuận ròng là chỉ số thể hiện khả năng chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận của doanh nghiệp. 

lợi nhuận gộp

Cùng với đó, lợi nhuận hoạt động cũng là một trong những chỉ số quan trọng được dùng để thể hiện các số liệu kế toán biểu thị lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra từ định hướng kinh doanh ngoại trừ thuế và lãi. Lợi nhuận hoạt động không bao gồm các lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư phụ trợ của doanh nghiệp. 

Tóm lại, lợi nhuận gộp là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và chi phí kinh doanh không được tính đến. Lợi nhuận ròng được tính sau khi đã trừ đi chi phí hoạt động khỏi lợi nhuận gộp. Thông thường, lợi nhuận ròng sẽ nhỏ hơn lợi nhuận gộp. 

Đối với cửa hàng bán lẻ, phần mềm quản lý như Sapo POS cho phép chủ kinh doanh theo dõi lợi nhuận gộp một cách dễ dàng, chính xác ngay trên phần mềm nhờ hệ thống báo cáo lợi nhuận chi tiết. 

Hệ thống báo cáo sẽ cho phép chủ kinh doanh theo dõi tất cả các chỉ số lợi nhuận theo từng tiêu chí cụ thể:

  • Lợi nhuận theo thời gian
  • Lợi nhuận theo nhân viên
  • Lợi nhuận theo chi nhánh
  • Lợi nhuận theo sản phẩm
  • Lợi nhuận theo đơn hàng
  • Lợi nhuận theo nguồn bán hàng
  • Lợi nhuận theo khách hàng
  • Lợi nhuận theo nhóm khách hàng

Tùy vào nhu cầu mà chủ kinh doanh có thể lựa chọn những tiêu chí hiển thị hay báo cáo phù hợp để theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chi tiết, chính xác nhất. 

lợi nhuận ròng

Đặc biệt, hệ thống báo cáo của Sapo POS cũng cho phép chủ kinh doanh theo dõi các báo cáo lãi lỗ, doanh thu cửa hàng, thông tin giao hàng, đơn hàng, thanh toán, sổ quỹ, công nợ,...để có cái nhìn bao quát nhất về tình hình kinh doanh của cửa hàng. Từ đó, đánh giá và đưa ra những kế hoạch điều chỉnh phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng trong tương lai. 

Trên đây là những yếu tố quan trọng về lợi nhuận gộp mà chủ kinh doanh cần nắm vững. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn đánh giá chính xác và tối ưu hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất.

Xem thêm: Phần mềm quản lý kho, hàng hóa

Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS
arrow Dùng thử miễn phí

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM