Bí quyết kinh doanh thành công giúp bạn hạ gục khách hàng dễ dàng

Kinh tế Việt Nam trong 3 năm trở lại đây đang có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm trước đó. Góp phần không nhỏ vào kết quả ấy là ngành bán lẻ với sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ được thành lập, hàng nghìn cửa hàng bán lẻ lớn nhỏ được khai trương rải đều trên cả nước. Điều này là tin vui đối với kinh tế nước nhà, nhưng cũng là biểu hiện cho thấy ngành bán lẻ đang có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Bước chân vào ngành này, để thành công thì ngoài nỗ lực bạn cần phải có những bí quyết của riêng mình để tạo nên sự khác biệt, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ. Hãy để chúng tôi sóng bước bên bạn với những bí quyết kinh doanh đáng nhớ được trình bày trong bài viết sau.

bí quyết kinh doanh

1. “Vạch trần” bí mật thành công của những tay bán hàng xuất sắc

1.1. Nghiên cứu thị trường

Thấu hiểu thị trường là điều cần thiết trong bất cứ công việc nào. Bạn cần phải biết những gì đang diễn ra, những thách thức, khó khăn, cơ hội và làm thế nào để có thể thực hiện một cách tốt nhất các giải pháp. Để trở thành một người bán hàng xuất sắc, bạn cần phải có đủ nhận thức về thị trường và khả năng xử lý tình huống. Ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu tìm hiểu về những gì đang xảy ra xung quanh  bạn bằng nhiều cách thức khác nhau như đọc sách, xem TV, tham dự các buổi hội thảo, lắng nghe nhiều hơn và tiếp thu nhiều thông tin bổ ích hơn từ các bài viết, các đoạn video,…

“Vạch trần” bí mật thành công bất ngờ trong kinh doanh 2

Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng

1.2. Tìm hiểu rõ về người khác

Để bán hàng cho ai đó thì việc tìm hiểu chi tiết, cụ thể về họ là rất quan trọng. Bằng nhiều công cụ khác nhau như thông qua LinkedIn, Twitter, Google+ và Facebook, bạn có thể biết được nhiều thông tin, những suy nghĩ, cảm xúc và cả sở thích của khách hàng. Điều đó đòi hỏi bạn phải mất thời gian, công sức và cần đến một hệ thống lưu trữ, tinh chỉnh cẩn thận, kỹ càng. Đừng nghĩ rằng bạn có thể làm việc đó bằng cách ghi nhớ vào bộ não của mình bởi điều đó là không thể. Thông qua việc tìm hiểu rõ về khách hàng, bạn hãy bắt đầu xây dựng và duy trì các mối quan hệ (không phải chỉ để bán hàng), hãy áp dụng thống nhất các nguyên tắc marketing mối quan hệ vững chắc để thành công.

“Vạch trần” bí mật thành công bất ngờ trong kinh doanh 3

Tìm hiểu rõ về khách hàng

1.3. Tránh xa những ngu ngốc

Đừng bao giờ làm những gì không cần thiết. Điều đó là thực sự ngu ngốc vì vừa không có tác dụng, vừa làm mất thời gian và nguồn lực của bạn. Phải luôn ý thức được đâu là những mối nguy cơ tiềm tàng cần phải tránh xa, đồng thời, bạn cũng phải luôn sàng để có thể chớp ngay được các cơ hội đến một cách bất ngờ.

1.4. Tăng cường sự kiên trì thông minh

Kiên trì thông minh có nghĩa là bạn cần sử dụng trí tuệ của mình để quyết tâm làm một cái gì đó nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Bạn cần phải biết được đâu là lúc cần tiếp tục và đâu là lúc phải nói lời tạm biệt trong các mối quan hệ với khách hàng. Một người bán hàng xuất sắc không bao giờ lãng phí thời gian của mình với những khách hàng không có tiềm năng mang lại giá trị. Họ chỉ tập trung vào những người “cởi mở” trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, đừng bao giờ bỏ cuộc chỉ vì gặp phải một vài khó khăn, mà ngược lại, bạn cần phải kiên trì và xử trí thông minh hơn một khi nhận thấy mình vẫn còn cơ hội.

“Vạch trần” bí mật thành công bất ngờ trong kinh doanh 4

Tăng cường sự kiên trì thông minh

1.5. Xây dựng các mối quan hệ trong thời gian dài

Kết nối là rất quan trọng trong kinh doanh. Một khi bạn quan hệ càng rộng thì khả năng bán được hàng và phát triển lại càng lớn. Bạn không chỉ phải xây dựng mối quan hệ với ai đó mà còn cần phải tạo quan hệ với cả bạn bè của họ, hay bạn bè của bạn bè của họ. Tất cả những người người bán hàng kinh nghiệm và xuất sắc đều có các mối quan hệ được xây dựng kiểu mạng lưới, ngày càng mở to ra và lan rộng hơn theo thời gian.

“Vạch trần” bí mật thành công bất ngờ trong kinh doanh 5

Xây dựng mạng lưới mối quan hệ phát triển theo thời gian

1.6. Thường xuyên cập nhật và duy trì các kết nối và sự hiểu biết

Trau dồi kiến thức và sự hiểu biết là vô cùng cần thiết để bạn có thể xử lý, ứng phó trong tất cả các trường hợp khi thực hiện kết nối, giao tiếp với khách hàng. Sử dụng sức mạnh của các phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với nhiều người hơn, đồng thời tận dụng các công cụ mới và hiện đại để làm việc hiệu quả có thể giúp bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình và có một bước nhảy vọt so với các đối thủ cạnh tranh.

1.7. Hãy xin lỗi một cách nhanh chóng khi bạn mắc sai lầm

Cho dù là những người bán hàng xuất sắc nhất thì cũng chỉ là con người, cũng mắc sai lầm chứ không thể hoàn hảo và toàn vẹn được. Khi đó, việc cần làm là nói lời xin lỗi, chịu trách nhiệm và điều chỉnh hành vi của mình một cách nhanh chóng để giải quyết. Điều đó không chỉ giúp bạn tránh khỏi được những xung đột, thất bại trong bán hàng mà còn có thể chuyển hướng nhanh chóng và giành được nhiều chiến thắng sau đó trong cùng một mối quan hệ. Sai lầm không có gì là đáng xấu hổ cả, điều quan trọng là thái đó và hành động của bạn sau khi phạm lỗi, nó quyết định đến việc bạn sẽ nhận lại một mối quan hệ đổ vỡ hay có cơ hội nuôi dưỡng các mối quan hệ quý giá hơn.

“Vạch trần” bí mật thành công bất ngờ trong kinh doanh 6

Nhanh chóng nói xin lỗi khi phạm sai lầm

1.8. Dành 30s lắng nghe

Để thuyết phục khách hàng thì việc chính mà bạn phải làm là nói, nói và nói, thế nhưng lúc nào nói, nói thế nào không phải ai cũng biết. Bí quyết kinh doanh thứ nhất trong bán lẻ mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn, đó là dành 30s đầu tiên để lắng nghe, lắng nghe khách hàng.

Sai lầm sơ đẳng mà nhiều nhân viên bán hàng gặp phải là nói quá nhiều, quá vồ vập, nói tranh cả phần khách, khiến khách hàng thấy khó chịu. Hãy nhớ rằng khách hàng đến với bạn là để giải quyết vấn đề mà mình đang gặp phải chứ không phải đến để nghe bạn ba hoa về sản phẩm. Đừng nói về bản thân tốt thế nào, ngừng nói về sản phẩm tuyệt vời ra sao và dừng việc “bắt ép” khách hàng mua ngay khi họ vừa bước đến!

Chỉ cần 30s để bạn nghe và hiểu nhu cầu của khách hàng thôi, đây là quãng thời gian quyết định khách hàng có ở lại với bạn không! Khi đã biết khách hàng cần gì bạn sẽ biết câu chuyện tiếp theo nên theo hướng nào để thuyết phục họ tự nhiên hơn.

1.9. Hãy là người chủ động hỏi

Có người quan niệm thế này, khách hàng tìm đến mình nghĩa là họ đang cần mình, nghĩa là mình chỉ cần ngồi một chỗ và đợi họ mua rồi thanh toán, nghĩa là… những người đó đang mơ giấc mơ thật đẹp. Nên nhớ một điều, bạn đang kinh doanh bán lẻ, không phải ngành độc quyền, sản phẩm bạn đang bày bán chắc chắn cũng có người khác bày bán, trong trường hợp này khách hàng là người có quyền lựa chọn chứ không phải bạn. Thế nên hãy dẹp bỏ ngay suy nghĩ chỉ cần ngồi đó há miệng chờ sung.

bi-quyet-kinh-doanh-trong-ban-le1

Đứng dậy và chủ động hỏi, đừng đợi đến khi khách hàng đưa ra thắc mắc bạn mới nói. Trong cuộc nói chuyện với khách hàng bạn phải thường xuyên đưa ra câu hỏi một cách khéo léo và tự nhiên để hiểu hơn về nhu cầu thực sự của khách hàng rồi dẫn dắt về sản phẩm của mình. Cẩn thận với cách làm này, vì chỉ cần làm quá thô thiển sẽ khiến khách hàng cảm thấy như mình đang bị tra hỏi vậy, bạn nên dùng nhiều câu hỏi khẳng định hơn là nghi vấn.

1.10. Coi khách hàng như người thân, bạn bè

Con người thường có tâm lý bài xích những thứ mới lạ, nên trong các cuộc giao tiếp còn khá dè dặt đối với người gặp lần đầu. Đây là yếu tố bất lợi trong việc chào bán tới khách hàng, vì nếu bạn quá vồ vập hay không biết cách bắt chuyện thì rất dễ khiến họ phản cảm rồi rời bỏ bạn. Một trong hai cách tạo thiện cảm được nhiều nhân viên bán hàng thường áp dụng là coi khách hàng như người thân, bạn bè để tiếp đãi, sẽ kéo gần khoảng cách với khách hơn.

Thực tế là cách làm này khá hữu hiệu, khi bạn nói chuyện tự nhiên, thay vì tự xưng “tôi” thì xưng “em/cháu” sẽ khiến khách hàng thoải mái hơn, họ có thể sẽ chia sẻ nhiều hơn về nhu cầu của họ, giúp bạn tư vấn bán hàng tốt hơn.

1.11. Bí quyết kinh doanh khi trở thành chuyên gia phân tích tâm lý

Cảm xúc là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi mua sắm của khách hàng, có thể họ đang rất muốn mua sản phẩm này nhưng chỉ vì tâm trạng không tốt mà chẳng buồn để ý nữa. Là nhân viên bán hàng bạn phải biết cách nhận biết cảm xúc của khách thông qua nét mặt của họ để điều hướng câu chuyện cho phù hợp, đừng chỉ thao thao bất tuyệt nói về sản phẩm của mình mà quên mất cảm nhận lúc này của khách.

Hiểu được cảm xúc của khách hàng bạn đã thành công một nửa trong việc kéo gần khoảng cách với họ, dọn đường cho việc tư vấn tiếp theo.

1.12. Chỉ đưa cho khách hàng thứ họ cần

Sau cả quá trình từ lắng nghe, tạo thiện cảm rồi tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, bước tiếp theo chính là tư vấn về sản phẩm, dịch vụ của bạn cho họ. Đây là bước mà nhiều người tưởng rằng họ đã chạm đến thành công rồi, rằng khách hàng đang nghe và sau đó chắc chắn sẽ mua. Đừng nhầm lẫn giữa tư vấn với thuyết trình, việc kể một danh sách các tính năng, lan man suốt từ vấn đề này đến vấn đề kia chẳng khiến khách hàng bị thuyết phục đâu.

Hiểu nhu cầu của khách hàng không phải là xong để đó, mà cho bạn biết khách hàng thực sự cần gì trong sản phẩm của bạn. Từ những thông tin này bạn hãy nhấn mạnh vào tính năng nổi bật có thể giải quyết được vấn đề của khách hàng. Ví dụ khách đang tìm một giải pháp quản lý liên cửa hàng, vì họ có quá nhiều chi nhánh nên để nắm rõ mọi thông tin là rất khó. Vậy thì bạn cần cho họ thấy rằng, phần mềm quản lý bán hàng của bạn có thể quản lý cùng lúc được nhiều cửa hàng, đồng bộ dữ liệu, theo dõi xuyên suốt mọi hoạt động, khách hàng sẽ không phải chạy qua chạy lại giữa các chi nhánh để kiểm tra nữa. Hãy cứ xoáy mạnh vào vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, thỉnh thoảng nói thêm và các tính năng nổi bật khác, như vậy khả năng thuyết phục khách mua hàng sẽ cao hơn rất nhiều.

1.13. Bí quyết kinh doanh bằng cách tạo cơ hội trải nghiệm

Những khách hàng khó tính thường rất cẩn thận, họ không tin ngay vào những lời nói suông của bạn, lúc này để tăng tính thuyết phục bạn nên tạo cơ hội trải nghiệm thực tế cho họ. Bạn có thể cho khách tận tay kiểm tra hàng mẫu, hướng dẫn họ sử dụng những tính năng của sản phẩm. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên thêm vào một số dẫn chứng đáng tin cậy, ví dụ như tính năng này đã được nhiều người sử dụng phản ánh tích cực như…, hay tính năng này đã được nhiều trang thông tin uy tín coi là…Liên tục tác động vào khách hàng sẽ khiến họ càng thêm tin tưởng vào sản phẩm của bạn.

5-ly-do-khien-ban-kinh-doanh-online-that-bai1

1.14. Loại bỏ tất cả những lo lắng

Khi khách hàng đã bắt đầu dao động, ý định mua tăng lên, đây là lúc quan trọng để bạn biến họ thành người mua thực sự, bằng cách loại bỏ toàn bộ đắn đo của họ. Vì đôi khi khách hàng đã rất ưng ý với sản phẩm rồi, nhưng họ lo lắng về chính sách bảo hành, cơ chế đổi trả, hay phụ tùng thay thế khi bị hỏng,… Những vấn đề tưởng như không liên quan này mà bạn chỉ giải quyết qua loa, nói cho xong chuyện thì rất dễ bị “drop” khách ở khâu này. Bạn nên đưa ra cam kết chính xác, có sự kiểm chứng và bảo đảm cho khách hàng để họ yên tâm khi mua sản phẩm, dịch vụ này. Điều này còn khiến cho phong cách bán hàng của bạn chuyên nghiệp hơn, tận tình hơn, dễ dàng tạo ấn tượng tốt với khách.

1.15. Đừng kết thúc việc bán hàng

Thông thường, sau khi khách hàng đã mua sản phẩm nhiều người thường chào tạm biệt và sau đó, không còn sau đó nữa. Thế là hết phải không, thế là một quá trình bán hàng hoàn hảo rồi phải không? Đúng, bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhưng lại đang làm mất đi một khoản thu không nhỏ cho cửa hàng. Nếu chỉ cứ bán xong là xong thì cửa hàng bán lẻ đó vĩnh viễn không thể phát triển được, vì doanh thu chủ yếu đến từ khách hàng trung thành chứ không phải khách mới mà khi bạn đơn thuần kết thúc việc bán hàng thì làm sao tạo ra những khách hàng quen thuộc được.

Sau khi đã giao hàng – nhận tiền với khách hàng, bạn nên hướng khách hàng đến những lần mua hàng sau, ví dụ như xin thông tin liên hệ của họ để gửi thông tin khuyến mãi, tặng thẻ tích điểm, tặng phiếu mua hàng giảm giá,… Hãy để khách hàng luôn nhớ tới cửa hàng của bạn mỗi khi đi mua sắm!

2. Học hỏi kinh nghiệm bán hàng từ bậc thầy gánh hàng rong đường phố

2.1. Xem bậc thầy chọn địa điểm bán hàng

Thế nào gọi là gánh hàng rong, nghĩa là họ không có cửa hàng cố định, bất kể nơi đâu, bất kể lúc nào, miễn có chỗ cho họ đứng, cho họ đặt gánh hàng thì họ dừng lại. Không cần nói cũng biết có bao nhiêu khó khăn mỗi khi trời mưa trời nắng, mỗi khi chân mỏi tay đau, nhưng một điểm thuận lợi là họ rất dễ chọn địa điểm bán hàng. Mà không phải chọn bừa nhé, chẳng bỗng dưng mà bạn thấy ngay dưới công ty mình có hàng bán xôi buổi sáng, cùng chẳng phải tự nhiên mà cạnh bến xe buýt luôn có không ít thì nhiều những món đồ ăn vặt.

Tính toán cả đấy, những bậc thầy hàng rong chẳng qua trường lớp như ông cử bà tiến nào cả, nhưng họ biết phân tích để chọn chỗ nào bán đắt khách nhất. Đặc điểm của hàng rong là hay bán ở lề đường, khách chỉ cần tấp lại là mua được đồ, vì thế họ luôn tránh chỗ nào hay bị tắc nghẽn nhưng vẫn có lưu lượng người qua lại đông, như là cách xa ngã tư vài trăm mét chẳng hạn. Và có bao giờ bạn đi ngoài đường mà phải nức mũi vì mùi thịt xiên nướng, mùi bắp rang bơ mỗi khi chiều về tan ca chưa? Nghe thì đơn giản nhưng bạn phải nắm được hai bí quyết, một là chọn nơi đầu gió để đứng bán hàng, hai là chọn đúng lúc sắp tới bữa người người được về nhà mà bán.

Những người bán hàng rong còn dạy cho chúng ta ở đâu thì nên bán gì, chọn đúng thị trường để phát triển. Ví như cạnh trường học thì có hàng xúc xích rán, hàng bắp rang, hàng kem dạo nhưng cạnh nơi công sở thì thường là sạp trà chanh, cà phê đá.

Đúng nơi, đúng thời điểm, mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo!

ganh-hang-rong2

2.2. Bậc thầy làm hài lòng khách hàng

Tôi có kể chuyện vui cho cô bạn mình thế này, đi mua gói xôi, đứng đợi bà bán hàng mà được dịp dốc hết lòng tâm sự. Mở đầu là vài ba câu hỏi giá hỏi ăn xôi gì, sau đấy bà ấy hỏi tôi làm ở đâu rồi làm thế nào. Nhìn bàn tay thoăn thoắt nào xới nào nắm gói xôi nóng hổi, lại nghe giọng điệu hỏi han thân thiết, bất tri bất giác tôi tâm sự với bà chuyện trên trời dưới bể, nào là sếp tôi keo kiệt ra sao, nào là công sở như một cuộc chiến tâm lý với hàng tá người sống hai mặt. Kết thúc câu chuyện, tôi cầm gói xôi đi và kể từ đó trở thành khách quen của bà ấy.

Câu chuyện bình thường nhưng lại chứa đựng những điều phi thường. Bạn nghĩ xem, bà bán hàng rong thì biết cái gì về chuyện công sở cơ chứ, biết gì về biến động thị trường nào, thế nhưng bà ấy vẫn có thể trò chuyện tâm sự với tôi nhưng đúng rồi vậy. Vì bà ấy biết nhìn nét mặt tôi mà đưa đẩy câu chuyện, biết làm sao để khiến tôi vui vẻ. Chẳng thế mà bao nhiêu người từ trẻ đến già, từ đàn ông đến đàn bà đều muốn mua xôi của bà ấy, cũng không phải vì xôi ngon, xôi đặc biệt gì.

Người bán hàng rong không có kiến thức uyên bác như cử nhân hay tiến sĩ, nhưng họ có trải nghiệm thực tế, họ có người thầy vĩ đại là “cuộc đời”. Chính vì vậy nghệ thuật làm hài lòng khách hàng của họ đã lên đến bậc tông sư. Điều này dạy cho chúng ta biết hãy lèo lái theo hướng suy nghĩ của khách hàng, cho họ sự thoải mái và cảm giác tin tưởng

2.3. Nghệ thuật Marketing điêu luyện

“Bánh mỳ Sài Gòn đặc ruột thơm bơ! Bánh mỳ Sài Gòn một ngàn một ổ!”. Chắc hẳn trong chúng ta không ít người còn nhớ giữa buổi chiều cuối đông miền Bắc lại nghe vang vẳng tiếng rao đậm chất Sài Thành ấy, âm thanh là lạ dễ dàng cuốn hút người ta. Chỉ là đôi câu ngắn ngủi nhưng lại in đâm vào tâm trí khách hàng, không phải chỉ vì giọng Nam lạ lẫm mà còn vì thông điệp chứa trong đó. Hai câu rao hàng đơn giản mà có cả thông tin về nguồn gốc, giá cả và đặc trưng của sản phẩm, liệu rằng những thương hiệu nổi tiếng có chắc làm được như vậy khi thực hiện chiến dịch Marketing hay không?

Hay là những câu rao hàng vui tai kiểu này: “Bong bóng bay, bay từ Hà Tiên, xuyên qua Châu Đốc, xốc xuống Vũng Tàu, nhào qua Chợ Lớn, sẵn trớn xuống Bạc Liêu…”. Đây hoàn toàn không phải việc làm cho có, làm cho “vui cửa vui nhà” đâu nhé, là nghệ thuật cả đấy. Người đi đường nghe được liền tò mò, họ dừng lại xem người ta rao bán gì, rồi họ hỏi giá, thấy cũng rẻ thì họ mua. Có thể nói đây là cách gây chú ý cực kì hiệu quả, nó cần cái duyên của người bán, cần khả năng sáng tạo của họ.

Kinh nghiệm bán hàng ở đây là gì, đó là phải biết tạo ấn tượng khi làm chiến dịch tiếp thị bằng những ý tưởng độc đáo, các khẩu hiệu phải ngắn gọn, đúng trọng tâm, sử dụng những hình ảnh đặc trưng.

2.4. Khả năng xử lý tình huống khéo léo

Kinh doanh không có gì là bất biến, thị trường càng là một ẩn số với những thay đổi khó lường. Làm nghề bán hàng rong phải đối mặt trực tiếp với khách hàng, vừa là người bán vừa là người tiếp thị đồng thời cũng kiêm luôn dịch vụ tư vấn, chăm sóc, vì thế nên chủ gánh hàng thường phải có sự khéo léo khi xử lý những tình huống bất ngờ. Ví dụ có một lần tôi đi mua dưa hấu ở sạp hàng ven đường, đang dứng chọn quả thì có người phụ nữ xồng xộc chạy đến, chỉ mặt vào anh chủ mắng anh là đồ lừa đảo, rõ ràng là dưa vỏ dày mà ăn nhạt nhưng lại rêu rao rằng ăn ngọt lắm, cùi mỏng lắm. Thấy vậy mấy người cũng đang chọn quả như tôi thoáng chần chừ, thậm chí còn lắc đầu định bỏ đi.

ganh-hang-rong3

Anh chủ kia rất bình tĩnh, hỏi han tử tế người đang không tiếc lời mắng nhiếc mình, lòng vòng một hồi cũng có thể thấy chị kia chỉ đang phá rối mà thôi. Mặc dù biết là có người chơi khăm mình nhưng nếu lên tiếng đôi co thì không hay, còn bỏ mặc thì ai dám đến mua hàng của mình nữa. Mọi người đang hết sức hoang mang thì bỗng nhiên anh chủ cầm con dao to đùng “phập” một cái bổ đôi quả dưa trên sập của mình. Tất cả sững sờ, chị kia đang nói liên miên cũng sợ xanh mặt. Tưởng mọi chuyện căng thẳng nhưng anh chủ lại lập tức cười xòa, hể hả đưa nửa quả dưa cho người phụ nữ, bảo là có gì anh ta xin lỗi, còn nửa quả này tặng chị ta làm hòa. Nhìn nửa quả dưa có phần thịt đỏ mọng, nước vẫn chảy tươi mới, phần cùi thì rất mỏng khiến ai cũng phải tấm tắc, chị kia thấy vậy đành hậm hực quay về.

Thế đấy, mang tiếng là bán hàng rong như tính cạnh tranh rất cao,  việc lợi dụng chiêu trò không đẹp cũng chẳng phải chuyện hiếm, cái khó là làm sao để xử lý cho tốt thôi. Như cách làm của anh chủ kia, một nhát dao vừa để dọa cũng vừa để chứng minh, chẳng cần nhiều lời làm gì. Tất nhiên phải nói đến sự tự tin vào sản phẩm của mình, nhưng nếu là người thiếu kinh nghiệm thì cũng chưa chắc bạn có thể xử lý tốt như vậy trong thời gian ngắn.

Điều cần nhớ ở đây là phải bình tĩnh, biết làm thế nào để hài lòng đôi bên, không phải cứ cãi thắng là tốt. Sẽ có người nói anh chủ kia cần gì phải tặng nửa quả dưa hấu cho kẻ phá rối, chỉ chứng minh là đủ rồi. Nhưng hành động này theo tôi là rất khôn ngoan, vừa thể hiện thiện chí vừa cho những người xung quanh biết anh ta bán hàng luôn lấy tôn chỉ tôn trọng lên hàng đầu, không đôi co với khách. Việc dứt khoát bổ đôi quả dưa hấu còn cho thấy cách làm dứt khoát như một lời răn đe, rằng đây là lần đầu và sẽ là lần cuối cho tình trạng chơi xấu như vậy.

Marketing mối quan hệ là một việc đòi hỏi khá nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn lực để triển khai có hiệu quả. Một khi sẵn sàng trả giá, đầu tư vào các công cụ, kỹ thuật tốt nhất, bạn sẽ có một vụ mùa bội thu như một “người nông dân” đang gây trồng các “cây quan hệ”. Hy vọng với những chiến lược ở cấp độ cao trên đây sẽ giúp cho bạn tạo dựng được một lợi thế quyết định trong việc đạt được mục tiêu của mình!

Đọc thêm: Bí quyết thuyết phục khách hàng làm khách không thể từ chối bạn

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM