Kinh doanh online kết hợp truyền thống, ưu điểm và khó khăn

Chỉ đơn thuần kinh doanh trực tuyến hay kết hợp với mở cửa hàng vật lý, đó là câu hỏi khó cho các doanh nghiệp, cửa hàng.

Thuật ngữ “click and brick” đã được sử dụng từ lâu trong lĩnh vực thương mại điện tử, dùng để chỉ các tổ chức, doanh nghiệp kết hợp giữa hình thức kinh doanh online với truyền thống. Đây được coi như một bước trung gian trong việc hoàn toàn điện tử hóa quá trình kinh doanh, tận dụng được rất nhiều ưu điểm của cả hai hình thức cũ và mới. Tuy nhiên, chính bởi sự giao thoa đó mà các doanh nghiệp áp dụng “click-and-brick” đã gặp phải một số khó khăn. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy tiếp tục tham khảo những chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

Ưu điểm và khó khăn khi kinh doanh online kết hợp với truyền thống

1. Ưu điểm khi kết hợp kinh doanh online với truyền thống

Tăng độ tin cậy

Khi bắt đầu kinh doanh online, điều đầu tiên mà bạn phải đối mặt là “tạo dựng niềm tin”. Vì với hình thức này bạn chỉ có một website bán lẻ thay cho cửa hàng vật lý, khách hàng không được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nên họ thường nghi ngờ về chất lượng, giá cả. Việc của bạn là phải làm sao thuyết phục rằng website của bạn có uy tín, hàng bạn bán ra luôn đảm bảo.

Nhưng khi có một cửa hàng truyền thống vấn đề này sẽ được giải quyết khá nhiều, khách hàng cảm thấy yên tâm hơn vì họ có thể đến tận nơi để đối chất, so sánh và hoàn trả nếu cần.

Dễ dàng tiếp cận khách hàng

Trong rất nhiều bài viết về kinh doanh online mà chúng tôi đã đề cập trước đây, lợi ích lớn nhất mà hình thức này mang lại là khả năng tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng. Vì môi trường mạng ảo không bị giới hạn về không gian và thời gian, lượng người sử dụng lên đến hàng trăm triệu người, tốc độ lan tỏa thông tin cực nhanh nên các chiến dịch tiếp thị website của bạn sẽ được bao phủ rộng hơn.

Đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng

Lẽ dĩ nhiên khi bạn sử dụng đồng thời hai hình thức kinh doanh thì khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ có thể ngồi nhà, nhấp chuột chọn sản phẩm rồi thanh toán, sau đó đợi hàng chuyển đến, hoặc đi đến tận nơi để yên tâm hơn về chất lượng.

Thuận tiện cho khách hàng, tiết kiệm cho cửa hàng

Với những khách hàng ở xa hoặc không có phương tiện đi lại và bị hạn chế về thời gian thì mua sắm trực tuyến luôn là lựa chọn hàng đầu. Việc có một website bên cạnh cửa hàng giúp bạn phục vụ tối đa được nhu cầu của khách và nhiều đối tượng khác nhau.

Chi phí quảng cáo truyền thống dành cho phát tờ rơi, đăng tin trên đài báo hay tivi luôn là con số khiến nhiều chủ cửa hàng đau đầu. Thậm chí có những chiến dịch đã đầu tư rất nhiều tiền nhưng kết quả thu về lại đáng thất vọng so với dự tính. Tiếp thị online thì đơn giản hơn nhiều, chi phí bỏ ra cũng không lớn mà nếu biết cách tận dụng còn có thể đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.

Xem thêm: Bật mí cách quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả cho newbie

2. Khó khăn của “click-and-brick”

loi-ich-cua-website-voi-doanh-nghiep2

Khó khăn của click and brick

Đồng bộ hóa dữ liệu

Có một lưu ý trong việc kết hợp kinh doanh online với truyền thống là không phải chúng ta xây dựng hai hệ thống riêng biệt mà cần có sự thống nhất về dữ liệu giữa chúng. Hai hình thức trên chỉ khác nhau về cách thức tiến hành bán hàng, còn dữ liệu cơ bản về sản phẩm, chi phí, doanh thu đều phải giống nhau và có sự đồng bộ.

Chính vì có hai hệ thống khác nhau nên đôi khi việc vận hành bị “chệch”, không khớp với nhau. Lây đơn cử như trường hợp cửa hàng của bạn có chương trình giảm giá chẳng hạn, mặc dù đã treo biển khuyến mãi nhưng trên website bạn chưa kịp cập nhật giá mới, dẫn đến việc khách hàng mua ở hai nơi với hai giá khác nhau dẫn đến các khiếu nại không đáng có.

Vấn đề chi phí, doanh thu càng rắc rối khi sử dụng hai hệ thống trực tuyến và truyền thống, vì mỗi hình thức lại có cách tính toán, tổng hợp riêng, nếu không để ý mọi thứ chắc chắn sẽ rối tung lên.

Quản lý hàng tồn kho

Bán hàng tại cửa hàng chắc chắn bạn sẽ dễ theo dõi lượng hàng tồn kho hơn, nếu khách đến mua mà hàng đã hết bạn có thể thông báo được ngay. Nhưng với website, có một độ trễ nhất định khi kiểm tra hàng hóa trong kho, gây lên tình trạng khách đã hoàn thành đơn đặt hàng nhưng phải thông báo xin lỗi vì kho đã hết sản phẩm đó.

Khách hàng ưu tiên

Tôi từng biết một trường hợp thế này, chị bạn tôi đến shop quần áo kia và rất ưng một mẫu váy, nhưng còn đắn đo về giá nên chị yêu cầu được thử trước xem có thật sự hợp dáng người chị không. Chị kể lại, còn đang trong buồng thử thì đột ngột có người xông vào, chỉ thẳng vào cái váy rồi bắt chị cởi ra vì họ đã đặt trước rồi. Chị bạn tôi vừa giận vừa ngượng, mãi sau đi ra hỏi kĩ càng mới được vị khách vô duyên kia giải thích. Hóa ra họ thấy chiếc váy trên website của shop, nhắn tin hỏi thì được báo là còn hàng, đến khi tới nơi lại thấy có người đang thử nên phải chạy vào...giành trước!!!

Để khắc phục tình trạng này, nhiều nơi yêu cầu khách xem hàng trực tuyến nếu muốn giữ sản phẩm thì phải cọc trước. Tuy nhiên đó chỉ là trường hợp khách đã có ý định mua, còn không thì vẫn còn những lần dở khóc dở cười như chị bạn tôi gặp phải.

Một lời khuyên cho bạn nếu muốn kết hợp kinh doanh online hiệu quả và truyền thống là hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng dành cho website bán hàng online có chức năng đồng bộ hóa hai chiều. Vì dù hiện nay có rất nhiều phần mềm phục vụ tốt nghiệp vụ bán hàng cơ bản nhưng lại không thể đồng bộ với website, gây nên rất nhiều bất tiện.

Có thể bạn quan tâm:

 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM