Keyword difficulty - đánh giá độ khó của từ khóa trong SEO

Trong SEO, keyword difficulty hay đánh giá độ khó của từ khóa là kiến thức và kỹ năng cơ bản mà các SEOer cần phải nắm vững trong quá trình nghiên cứu, lên kế hoạch từ khoá. Vậy đánh giá độ khó của từ khóa dựa trên những yếu tố nào, hãy cùng tìm hiểu về keyword difficulty trong bài viết dưới đây.

1. Keyword difficulty - độ khó của từ khoá

Keyword difficulty - độ khó của từ khoá, là 1 trong những yếu tố cốt lõi trong quá trình nghiên cứu từ khoá. Thuật ngữ này biểu thị mức độ cạnh tranh, tiềm năng phát triển, khả năng tạo ra chuyển đổi,... của 1 truy vấn cụ thể. Thang xếp hạng của keyword difficulty là từ 1 - 100. Con số càng lớn, từ khoá càng có độ khó cao.

Với keyword difficulty, SEOer sẽ dựa vào điều này để lên các phương án tối  ưu phù hợp, còn đối với các công cụ tìm kiếm, keyword difficulty là cơ sở để đánh giá và xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm.

Keyword difficulty
Keyword difficulty

2. Đánh giá độ khó của từ khóa quan trọng không?

Đáp án của câu hỏi này là “có”, đánh giá độ khó của từ khóa rất quan trọng, và nó là 1 trong những hạng mục trọng tâm khi nghiên cứu và lên ý tưởng từ khoá. Dựa vào keyword difficulty, các SEOer sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn và sắp xếp kế hoạch SEO của mình. 

Tùy vào tuổi thọ của website mà SEOer sẽ có cách vận dụng chỉ số keyword difficulty một cách linh hoạt. Đối với những trang web mới vận hành, chưa có sức mạnh thường sẽ ưu tiên sử dụng từ khóa dễ SEO, ít cạnh tranh, dễ dàng lên top.

Còn đối với những trang web lâu năm thì việc sử dụng từ khóa có độ khó cao sẽ được đánh giá cao hơn cả, nó cũng phần nào thể hiện mức độ chuyên sâu về mặt nội dung của website.

3. Đánh giá độ khoá của từ khóa dựa trên yếu tố nào?

Việc đánh giá độ khó của từ khoá không phải là ngẫu nhiên mà sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố. Dưới đây là … yếu tố chủ đạo ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá độ khó của từ khoá.

3.1 Nhu cầu tìm kiếm từ khoá của người dùng

Những từ khóa được nhiều người tìm kiếm là những từ khóa tiềm năng, có nhiều cơ hội chuyển đổi hơn so với những từ khóa cùng chủ đề nhưng ít người tìm kiếm. Vậy nên, không khó để nhận ra rằng SEO những từ khoá này sẽ khó hơn bình thường, nhưng kết quả mà chúng đem lại chắc chắn sẽ khiến bạn cảm nhận được thế nào là “trái ngọt”.

3.2 Chất lượng nội dung

Những từ khóa đem lại nhiều nội dung giá trị cũng sẽ được đánh giá cao hơn. Điều này không chỉ được thể hiện thông qua văn bản mà ngay cả video, hình ảnh cũng là những thành phần được liệt vào mục nội dung. Google sẽ dựa trên cơ sở về mặt giá trị này để xếp hạng độ khó của từ khoá.

3.3 Độ mạnh của đối thủ

Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng đối thủ của bạn càng mạnh, độ khó của từ khoá càng cao. Bởi lẽ, khi 1 trang web đã có vị trí vững vàng, được nhiều người biết đến và tin tưởng thì ở 1 khía cạnh nhất định nào đó trang web ấy có thể được coi là “chuyên gia”, có tầm ảnh hưởng nhất định. Và những người đến sau sẽ khó có thể “đánh bại” được nếu không có sức mạnh.

Vậy nên, khi lựa chọn từ khoá SEO, nếu bạn thấy 1 từ khóa tiềm năng, chỉ số KD cao tức là bạn sẽ phải “đối đầu” với nhiều đối thủ mạnh. Đó là lý do, Sapo đã đề cập bên trên rằng, bạn nên tìm từ khoá phù hợp với sức mạnh trang web mình.

độ khoá của từ khóa dựa trên yếu tố nào?
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ khó từ khoá

4. Công cụ check keyword difficulty

Để kiểm tra keyword difficulty, bạn sẽ cần sử dụng 1 số công cụ chuyên dụng cho SEO, một vài cái tên nổi bật có thể kể đến là:

  • Ahref

Ahref là một trong những công cụ SEO tuyệt vời. Khi bạn kiểm tra từ khoá, ngoài các chỉ số volume, thứ hạng, Ahref còn cung cấp cho bạn của keyword difficulty. Với level từ 1- 100, bạn có thể dựa vào đó để nhận biết xem từ khoá mà bạn/đối thủ của bạn đang chạy tiềm năng cao đến thế nào. Và tất cả các chỉ số mà Ahref đưa ra đều có độ tin cậy cao.

  • Google Adword

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Google Adword như 1 công cụ nghiên cứu từ khoá và kiểm tra mức độ cạnh tranh, độ khó của từ khoá. Ngoài ra, Google Adword cũng cho bạn biết được xu hướng tìm kiếm từ khoá tăng hay giảm, giá trị của từ khóa cùng 1 vài chỉ số quan trọng khác. Vậy nên nhiều SEOer sử dụng Google Adword như 1 công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả.

Xem thêmChuẩn 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO đẩy Top hiệu quả

5. Nên làm gì với chỉ số đánh giá độ khó của từ khoá?

Nếu biết tận dụng keyword difficulty, chiến lược SEO của bạn sẽ phần nào đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Với keyword difficulty, bạn có thể:

  • Nắm bắt được tình hình tổng quan

Thông qua keyword difficulty, bạn có thể hình dung được tỷ lệ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Biết tận dụng những từ khoá có keyword difficulty thấp để thu hút traffic, tăng sức mạnh rồi dần dần SEO các keyword difficulty cao và nhiều hơn nữa.

  • Dựa vào kết quả trên trang SERPs

Bạn cũng có thể dựa vào kết quả hiển thị trên trang SERPs để đưa ra những nhận định về từ khoá. Cách làm cơ bản, tuy nhiên lại khá phù hợp với những người đã có nhiều kinh nghiệm về SEO. Thường những trang xếp hạng cao, vững là những trang web có độ khó cao mà bạn phải “dè chừng”

  • Không sợ khó

Nắm bắt được keyword difficulty không phải để bạn tránh những từ khoá đó, mà đây là yếu tố để bạn có thể hiểu đối thủ và vạch định cho mình những kế hoạch phù hợp. Hãy tạo những nội dung thú vị, hữu ích và khác biệt, điều chỉnh các liên kết nội bộ và đi backlink chất lượng để có thể tạo được sức mạnh cho website của mình nhé.

Nên làm gì với chỉ số đánh giá độ khó của từ khoá?
Đừng e ngại trước những từ khoá khó

Trên đây là những thông tin về chủ đề đánh giá độ khó của từ khóa mà bạn sẽ cần phả nắm vững trong SEO. Hãy theo dõi Blog Sapo.vn để có cho mình nhiều kiến thức bổ ích hơn về SEO và website nhé.

Xem thêmCách viết content bán hàng chất như nước cất | Sapo Web

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM