Hướng dẫn chi tiết đánh giá ý tưởng sản phẩm

Để xây dựng một doanh nghiệp thương mại điện tử có lợi nhuận cao thì phần khó nhất luôn là lựa chọn sản phẩm phù hợp. Với mong muốn giúp bạn đánh giá ý tưởng sản phẩm xem có khả thi và đem về lợi nhuận hay không, chúng tôi đã tập hợp toàn bộ các hướng dẫn chi tiết để bạn có cái nhìn toàn diện nhất về thị trường cũng như sản phẩm của mình. Hi vọng rằng bài viết này sẽ có ích cho quá trình xây dựng doanh nghiệp của bạn.

Lưu ý: Trong bài viết chúng tôi sẽ phân tích một số yếu tố để bạn hiểu rõ hơn về tính khả thi ý tưởng sản phẩm của bạn bằng ví dụ trực quan nhất về sản phẩm mà chúng tôi đang kinh doanh, đó là dầu dừa chăm sóc tóc.

Chế tạo, sản xuất, bán buôn hay Dropship?

Trước đi sâu vào những đánh giá, việc đầu tiên là bạn cần xác định phương thức kinh doanh của mình là gì. Với sản phẩm dầu dừa chăm sóc tốt, chúng tôi có một số lựa chọn như sau:

1. Chế tạo

Đối với chúng tôi, việc chế tạo một sản phẩm chăm sóc tóc bằng dầu dừa tương đối dễ dàng. Các phương thức chế biến và thành phần cần thiết đều có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng Interner, kết hợp những bí quyết riêng sẽ cho ra sản phẩm độc đáo mang thương hiệu của chúng tôi.

Cũng khá may mắn khi sản phẩm mà chúng tôi chọn có quy trình chế tạo đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, đây là bước khởi đầu tương đối suôn sẻ. Ngoài ra, chi phí đầu vào để chế tạo không quá cao, giá thành theo tính toán sẽ thấp hơn các thương hiệu khác, nhờ vậy mà khả năng tiêu thụ và doanh thu chắc chắn sẽ đầy hứa hẹn, tỷ lệ hàng tồn kho cũng thấp hơn nhiều.

ý tưởng sản phẩm

2. Sản xuất

Với lựa chọn này chúng tôi sẽ phải tìm kiếm và làm việc với một đối tác sản xuất để phát triển sản phẩm dầu dừa chăm sóc tóc. Vì sản phẩm khá đơn giản nên quá trình này cũng không tốn nhiều thời gian. Chi phí sản xuất sản phẩm theo cách này sẽ cao hơn nhiều vì phải đạt đủ số lượng tối thiểu mà nhà sản xuất yêu cầu, có khả năng lên đến hàng chục nghìn đơn vị.

3. Bán buôn

Ngoài 2 cách trên chúng tôi còn có thể chọn phương pháp nhập hàng từ mối buôn rồi mang về bày bán trên website của mình. Nếu thương thảo giá nhập tốt lợi nhuận thu về sẽ rất cao, thậm chí nhập vào 10$ nhưng bán lẻ với giá 20$ cũng được. Tuy nhiên khi nhập hàng sỉ bạn sẽ khó kiểm soát được giá cả vì nó phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất và dự kiến của thị trường.

4. Dropship

Nếu không muốn có bất kỳ hàng tồn kho nào, chúng tôi sẽ chọn phương án kinh doanh theo mô hình Dropship. Khi làm việc với các dropshipping chúng tôi sẽ tiết kiệm được khoảng 20% chi phí lưu kho. Các sản phẩm vẫn sẽ được bày bán trên website như bình thường, khi có đơn hàng thì sản phẩm mới được chuyển tới.

4 mô hình này sẽ phù hợp với số vốn và từng loại mặt hàng khác nhau, bạn nên cân nhắc để chọn phương án phù hợp. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn luôn có thể quay trở lại để chọn một mô hình khác nếu mô hình trước đó không đáp ứng được các tiêu chí dưới đây.

Các tiêu chí đánh giá ý tưởng sản phẩm

1. Tiêu chuẩn cơ bản của thị trường

1.1. Kích thước và nhu cầu của thị trường tiềm năng là gì?

Để đo được kích thước của thị trường và mức độ nhu cầu là khá khó khăn, nhưng bạn sẽ rất cần các số liệu về quy mô và nhu cầu của thị trường đó trước khi đầu tư bất kể nguồn lực nào như thời gian, tiền bạc, công sức,…

Bạn có thể sử dụng một số dịch vụ của bên thứ ba như Topsy để nắm được mỗi ngày có bao nhiêu người quan tâm đến sản phẩm tiềm năng mà bạn đang hướng đến. Hoặc một số công cụ phổ biến khác như Google Keyword Planner Tool giúp bạn xác định lượt tìm kiếm các từ khoá liên quan đến ý tưởng sản phẩm của bạn vào mỗi tháng.

Bằng 2 công cụ trên, chúng thấy rằng lượng tìm kiếm cho các sản phẩm dầu dừa chăm sóc tóc là rấ cao. Google Keyword Planner Tool đã thông kê có hơn 73.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng tại Mỹ và Canada cho cụm từ “coconut oil for hair” và những từ khoá tương tự,

Dịch vụ Topsy cũng cho thấy có khoảng 150 – 250 số Tweets mỗi ngày nhắc đến từ khoá chính của chúng tôi.

Những số liệu này giúp chúng tôi khẳng định chắc chắn 100% rằng sản phẩm tiềm năng mà chúng tôi hướng đến sẽ có rất nhiều người mua, và dĩ nhiên nó cũng cảnh báo mức độ cạnh tranh là cực kỳ cao.

1.2. Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?

Biết rõ về những đối thủ của mình luôn là một lợi thế để bắt đầu kinh doanh. Bạn càng hiểu tình hình cạnh tranh hiện tại và trong tương lai thì càng giảm thiểu khả năng phải đối mặt với những biến cố sau này.

Sau khi thu thập số liệu, thông tin rồi tiến hành phân tích chúng tôi nhận thấy có ba lĩnh vực cạnh tranh trong thị trường dầu dừa chăm sóc tóc hiện nay:

  • Dầu dừa nguyên chất: Dầu dừa tinh khiết là thành phần chính trong nghiên cứu của chúng tôi, sử dụng thường xuyên sẽ giúp tóc của bạn được giữ ẩm và phục hồi hư tổn. Dầu dừa tinh khiết khá phổ biến trên mạng cũng như thị trường truyền thống.
  • Dầu dừa handmade: Trên mạng có rất nhiều công thức chế biến để chiết xuất dầu dừa. Tất cả những công thức ấy đều có các thành phần cơ bản hoặc sự kết hợp khác nhau để tạo ra nét độc đáo riêng.
  • Sản phẩm dầu dừa thương mại: Đây là những sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn và nhỏ, chứa công thức pha trộn độc quyền để tạo ra sản phẩm tốt hơn.

1.3. Xác định xu hướng, mốt nhất thời và sự tăng trưởng của thị trường

Cũng quan trọng như việc xác định quy mô thị trường tiềm năng và mức độ nhu cầu, khi bạn biết được xu hướng của thị trường hiện nay thế nào sẽ tạo ra sản phẩm phù hợp hơn. Đừng để sau khi vất vả bỏ ra cả đống thời gian, tiền bạc và công sức tạo ra hàng ngàn sản phẩm rồi mới chợt nhận ra thị trường đang suy giảm nhanh chóng.

Mặc dù hiện nay dầu dừa có xu hướng tăng trưởng cao, nhưng ngành công nghiệp làm đẹp luôn biến chuyển với những thay đổi khó ai mà ngờ tới được nên bắt buộc phải có những nguyên liệu “đột phá” để kích thích bán hàng. Điều quan trọng là theo thời gian, những thay đổi của phương thức tiếp thị có thể làm giảm nhu cầu về dầu dừa.

1.4. Khách hàng có thể mua sản phẩm tại thị trường truyền thống không?

Nếu sản phẩm của bạn luôn có sẵn tại thị trường truyền thống thì hiếm khi khách hàng muốn mua chúng trên Internet. Chúng tôi biết rằng với công dụng dưỡng ẩm, phục hồi hư tổn và làm thẳng tóc, dầu dừa đã khá phổ biến cả trên thị trường trực tuyến lẫn truyền thống, tại các khu chợ hay siêu thị đều dễ dàng tìm được những sản phẩm tương tự.

Tuy nhiên, để mua được thì khách hàng vẫn phải cất công đến những địa điểm đó, và đôi khi muốn chọn đúng sản phẩm mình cần cũng không phải đơn giản.

1.5. Khách hàng mục tiêu là ai?

Trước khi hoàn toàn quyết định về một sản phẩm, điều quan trọng là cần phải định hướng khách hàng tiềm năng của mình là ai. Chắc chắn bạn không muốn gặp phải trường hợp  khách hàng ở những nơi quá xa, khó vận chuyển tới tận nơi hoặc khách hàng không có khả năng thanh toán trực tuyến.

Trong truyền thống chúng ta có thể sử dụng một số kênh như Quantcast, Alexa và Compete để tìm hiểu về các thông tin nhân khẩu học của thị trường mục tiêu tiềm năng. Điều này sẽ khá khó khăn với chúng tôi, vì không có những website hoặc đối thủ nào thực sự lớn để phân tích cả. Như chúng tôi đã đề cập trước đó, thị trường cho các sản phẩm chăm sóc tóc bằng dầu dừa khá phân mảnh.

Để hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của mình, chúng tôi đã lựa chọn Twitter để phân tích. Từ kết quả mà Topsy đã đưa ra ở trên, mỗi ngày có khoảng 150 – 250 Tweets đề cập đến cụm từ “coconut oil for hair”. 

Vì vậy chúng tôi đã có cái nhìn sâu sắc hơn về những người dùng đó. Với phân tích này, chúng tôi nhận thấy đa phần người quan tâm đến sản phẩm tiềm năng đều là nữ, độ tuổi trung bình từ 18 – 35.

Bằng Google Trends, chúng tôi xác định được vị trí địa lý tập trung nhiều khách hàng của mình. Những thông tin này rất hữu ích cho chiến dịch tiếp thị để đến gần khách hàng mục tiêu của chúng tôi.

2. Tiêu chuẩn cơ bản của sản phẩm

2.6. Giá bán tiềm năng là bao nhiêu

Việc hạ thấp giá sẽ làm giảm lợi nhuận trên mỗi đơn vị, tuy nhiên, với một người mới bắt đầu kinh doanh thì số tiền đó được chuyển cho hoạt động tiếp thị để tìm kiếm khách hàng sẽ hợp lý hơn.

So với mặt bằng chung các doanh nghiệp thương mại điện tử trên thị trường thì mức giá dao động từ 50$ – 150$ cho mỗi đơn vị là khá phù hợp mà cũng không quá cao đối với khách hàng.

Với sản phẩm dầu dừa chăm sóc tóc của mình, sau khi xem xét chi phí trung bình cho mỗi ml, chúng tôi xác tính toán gía bán dao động từ 9$ – 20$ chỗ mỗi đơn vị có dung tích 120ml tuỳ thuộc vào vị trí của các thương hiệu.

Mức giá thấp cũng đồng nghĩa với lợi nhuận nhỏ, nhưng chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội hơn với các kênh quảng cáo trả tiền, đặc biệt là khi chúng tôi mới bắt đầu khởi nghiệp.

2.7. Tỷ lệ mark-up tiềm năng là bao nhiêu?

Mark-up là số tiền tăng lên dựa theo chi phí sản phẩm (ví dụ chi phí sản xuất là 20$, với 20% mark-up sẽ trở thành 24$). Số tiền này sẽ bao gồm tất cả chi phí và lợi nhuận của bạn. Hãy nhớ rằng, khi nhìn vào tỷ lệ mark-up tiềm năng bạn sẽ biết cần phải thay đổi nó như thế nào để phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp.

Ví dụ, với sản phẩm dầu dừa dưỡng tóc, chúng tôi sẽ bắt đầu với số lượng tương đối nhỏ cùng những nguyên liệu cơ bản. Tuy nhiên, khi việc kinh doanh đã phát triển, số lượng đơn hàng đặt mua tăng lên thì thành phần nhập vào cũng cần nhiều hơn, chi phí sản xuất giảm đi theo tính quy mô dẫn đến giá thành cũng rẻ hơn.

Như phần trên, chúng tôi ước tính giá bán tiềm năng cho một sản phẩm dầu dừa cao cấp là 9$ – 20$. Còn dưới đây sẽ là phần tính toán để ước tính mức mark-up mới.

Với 80$ chúng tôi có thể tìm mua được 1 gallon (~3.785ml) dầu dừa nguyên chất. Ngoài ra, để sản phẩm có những điểm khác biệt cần phải có những loại tinh dầu khác và các chiết suất theo một tỷ lệ nhất định, mức giá tương đối thấp, khoảng 10$ cho mỗi 60ml.

Nếu chúng ta giả định sản phẩm chứa chủ yếu là dầu dừa với nhiều loại tinh dầu bổ sung và các chiết suất khác, tổng chi phí cần thiết sẽ là 110$ cho 3.965ml (3.785ml + 60ml + 60ml + 60ml). Chia đều dung tích trên cho mỗi phần là 120ml sẽ được 33 đơn vị tất cả, và chi phí cho mỗi đơn vị là ~3,33$.

Ngoài nguyên liệu chính là dầu dừa và tinh chất thì lọ đựng có giá khoảng 2$ và nhãn dán là 0,5$. Như vậy một sản phẩm hoàn chỉnh sẽ mất khoảng 5,83$. Mặc dù mức giá này thấp hơn giá bán tiềm năng một chút nhưng nếu chúng ta bán sản phẩm với giá 13$ – 20$ thì tỷ lệ mark-up sẽ rất hấp dẫn.

2.8. Số lượng thuộc tính sản phẩm là bao nhiêu

Trên thực tế, sản phẩm càng có nhiều thuộc tính thì càng dễ khiến bạn đau đầu hơn. Thông thường, điều này sẽ trở thành vấn đề không nhỏ với những thuộc tính như màu sắc và kích cỡ.

Ví dụ, nếu bạn lên kế hoạch bán quần jean trực tuyến, bạn sẽ phải tích trữ nhiều kích cỡ cho các kiểu dáng khác nhau. Đây là lý do khiến chi phí lưu kho, bảo quản và vận chuyển của bạn tăng lên đáng kể. Vì vậy bạn cần phải xác định trước số lượng thuộc tính cho từng sản phẩm là bao nhiêu để có dự trù hợp lý nhất, tránh gây thừa thãi hoặc thiếu hàng.

2.9. Bạn có thể cung cấp sản phẩm dài hạn hay không?

Để xây dựng một doanh nghiệp trực tuyến thành công là một chặng đường gian nan và rất xa, vì vậy khả năng cung cấp sản phẩm dài hạn rất quan trọng, nó giúp bạn làm gia tăng giá trị khách hàng, tạo ra tập khách hàng trung thành với mình.

Nếu muốn hướng tới nền tảng bền vững với ý tưởng sản phẩm chủ đạo của mình thì bạn cần xem xét tất cả các tiềm lực, đảm bảo rằng mình có thể cung cấp liên tục khi khách hàng có nhu cầu.

2.10. Kích thước và trọng lượng của sản phẩm là bao nhiêu?

Kích thước và trọng lượng sản phẩm là những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến doanh số bán hàng của bạn. Nếu sản phẩm quá khổ hoặc quá nặng việc vận chuyển sẽ khó khăn hơn, chi phí vì vậy mà tăng cao. Ngoài ra, kích thước không hợp lý cũng là lý do để nhiều khách hàng từ chối mua sản phẩm của bạn. Đừng quên khoản lưu kho, quản lý nữa!

2.11. Độ bền của sản phẩm ra sao?

Một sản phẩm tốt phải là sản phẩm có thể bảo quản trong điều kiện tự nhiên (hoặc lý tưởng) với thời gian dài. Ngoài ra độ bền của sản phẩm còn bao gồm cả khả năng chịu áp lực, chống va chạm. Nếu độ bền cao thì chi phí vận chuyển, chi phí hao mòn sẽ giảm đi đáng kể.

Các sản phẩm dầu dừa hầu hết đều được bảo quản trong lọ thuỷ tinh hoặc hộp nhựa, mặc dù chúng sẽ bền hơn nhưng chi phí vận chuyển cũng tăng cao do khối lượng khá nặng. Vậy vậy chúng tôi đang lên kế hoạch sử dụng hộp kính để giảm chi phí mà vẫn bảo quản tốt sản phẩm bên trong.

2.12. Đối mặt với những biến động thời vụ

Tính thời vụ đề cập đến biến động trong hành vi mua bán trong suốt một năm. Ví dụ cây Giáng sinh có tính thời vụ rất cao, chúng chỉ được bán chạy nhất vào khoảng cuối nă từ tháng 11 đến tháng 12.

Những biến động thời vụ rất quan trọng trong việc tiếp thị, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, thậm chí là khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy bạn cần xác định trước khả năng biến động đó và luôn sẵn sàng đón nhận.

Một lần nữa chúng tôi sử dụng Google Trends để dự đoán những biến động thời vụ của thị trường thông qua một số từ khoá chính xung quanh sản phẩm dầu dừa của mình.

Nhìn vào biểu đồ trên bạn có thể dễ dàng nhận thấy nhu cầu dùng dầu dừa chăm sóc tóc tăng cao vào các tháng cuối năm, vì thời điểm này thời tiết thường hanh khô tóc bị mất độ ẩm, không còn bóng mượt và thẳng như trước. Dựa vào kết quả này chúng tôi cũng xác định được đại khái thời gian tung sản phẩm.

2.13. Sản phẩm của bạn phục vụ sở thích hay giải quyết vấn đề của khách hàng?

Một sản phẩm dùng đề phục vụ cho sở thích hoặc giải quyết vấn đề cụ thể cho khách hàng sẽ được chú ý hơn những sản phẩm mà có cũng được không có cũng chẳng sao. Bạn cần thiết kế các tính năng theo hướng này để làm tăng khả năng tiêu thụ.

Dĩ nhiên sản phẩm dầu dừa của chúng tôi cũng được định hướng để giải quyết vấn đề cho khách hàng, bao gồm cả tóc khô, dễ gãy và xoăn. Cũng có thể coi nó như một sản phẩm để phục vụ đam mê là đẹp của chị em phụ nữ nữa.

2.14. Sản phẩm của bạn là sản phẩm tiêu hao hay dùng một lần?

Đối với đồ tiêu dùng, sản phẩm dùng một lần sẽ tốt hơn cho kinh doanh, vì bạn sẽ có nhiều cơ hội để tạo niềm tin và thuyết phục khách hàng quay trở lại mua sắm hơn. Có thể nói đây là cách giúp bạn giảm chi phí tiếp thị và làm gia tăng giá trị khách hàng rất hiệu quả. Sản phẩm dầu dừa chăm sóc tóc của chúng tôi thì thuộc về loại sản phẩm tiêu thụ.

2.15. Sản phẩm của bạn có dễ hư hỏng không?

Lựa chọn một sản phẩm dễ hư hỏng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn để tìm thị trường và bán hàng, chi phí sản xuất, bảo quản, vận chuyển cũng tăng lên rất nhiều. Bạn cần phải có chuẩn bị trước đối với những mặt hàng này.

Riêng đối với dầu dừa cùng một số thành phần khác, theo nghiên cứu của chúng tôi thì hạn sử dụng sẽ lên tới 3 năm hoặc lâu hơn. Điều này sẽ cho chúng tôi nhiều thời gian để bán sản phẩm hơn cũng như thời gian để khách hàng sử dụng.

2.16. Sản phẩm của bạn có hạn chế hoặc quy định nào không?

Hạn chế và những quy định là một phần không thể thiếu khi đánh giá ý tưởng sản phẩm. Vì vậy trước khi bắt đầu phát triển rộng rãi bạn cần nghiên cứu thật kĩ thành phần và cách sử dụng sản phẩm để tìm ra những lưu ý cần thiết rồi thông báo cho khách hàng. Hiểu được những điều này trước thời hạn sẽ giúp bạn lên kế hoạch phù hợp hơn, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc hơn.

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu quy trình chi tiết để đánh giá ý tưởng sản phẩm với ví dụ về dầu dừa. Hi vọng rằng sau bài viết này bán sẽ tìm được những sản phẩm tiềm năng, phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM