Heading là gì? Cách tối ưu heading tốt cho SEO

Trong SEO, heading đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nội dung, làm nổi bật từ khóa, giúp content dễ dàng đạt được thứ hạng cao trên Google. Nếu như bạn sắp sở hữu một thiết kế website bán hàng và mong muốn trang web có chỗ đứng cao trên trang SERPs, hãy tìm hiểu về heading trong bài viết heading là gì sau đây.

1. Heading là gì?

Heading là gì? Bạn có để ý rằng, mở đầu các bài SEO, hầu hết đều xuất hiện 1 danh sách các đầu mục, giúp bạn dễ dàng hình dung những nội dung sẽ được đề cập trong bài viết. Đối với người đọc, đó là mục lục, còn trong SEO onpage, đây được gọi là heading.

Heading chính là những thẻ tag bắt buộc phải có trong website và được ký hiệu là H1, H2, H3… Nhiệm vụ của heading là giải thích các vấn đề được đặt ra trong bài. Ngoài ra, đây cũng là vị trí lý tưởng để các SEOer gắn các từ khoá SEO.

Số lượng Heading có trong bài sẽ từ 1 - 6. Heading 1 (H1) được mặc định là title, H2 là các ý lớn trong bài, H3 là các ý nhỏ giải thích cho ý lớn H2, H4 là ý nhỏ giải thích cho H3,... tương tự thế cho đến H6.

Các thẻ heading có dạng <h1> text </h1>, <h2> text </h2>, <h3> text </h3>...

Heading là gì?
Heading là gì?

2. Lợi ích của heading trong website

Như đã nói ở trên, heading đóng vai trò quan trọng trong SEO onpage, vậy tầm quan trọng của heading gồm những gì?

2.1 Tạo sự liên kết nội dung trong bài viết

Nhờ sự xuất hiện của các heading sẽ giúp người đọc có thể đánh giá được phần nào chất lượng cũng như các mục sẽ triển khai trong bài viết. Không chỉ thế, người đọc chỉ cần lựa chọn những nội dung mình quan tâm và sẽ được đưa thẳng đến thông qua heading.

2.2 Dễ dàng được Google đánh giá cao

Khi truy cập vào website và đánh giá những nội dung tại đây, heading là một trong những yếu tố đầu tiên mà Google chú ý tới. Đây là cơ sở quan trọng để công cụ tìm kiếm xem xét content có tập trung vào chủ đề từ khóa hay không, có đáp ứng đủ tiêu chí về SEO hay không, có cung cấp thông tin thân thiện với người dùng hay không… Vì vậy, các SEOer thường sẽ ưu tiên tối ưu heading trước khi kiểm tra đến nội dung.

Lợi ích của heading trong website
Thẻ Heading sẽ giúp Google có thêm căn cứ để đánh giá nội dung

2.3 Tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng

Việc các nội dung trên website được trang bị heading sẽ gia tăng trải nghiệm khách hàng. Người đọc sẽ cảm thấy được tính chủ động khi tương tác với các nội dung trên site. Quản trị viên có thể tận dụng thói quen này của khách hàng để đặt những CTA, điều hướng về những nội dung chuyển đổi cao, gia tăng số lượng khách hàng từ những nội dung đơn giản nhất.

2.4 Gia tăng sức mạnh SEO onpage

Yếu tố cốt lõi của SEO onpage là nội dung, và yếu tố cốt lõi của nội dung là heading. Một bài viết có đủ heading, chứa đủ từ khóa chính phụ kết hợp với nội dung chính xác, trọng tâm sẽ giúp bạn ghi điểm SEO tuyệt đối. Nhờ đó, sức mạnh SEO onpage được củng cố, dễ dàng đạt được những kết quả như kỳ vọng.

Bài viết liên quan: SEO on-page là gì? 10 cách tối ưu SEO on-page giúp website thăng hạng

3. Cách tối ưu heading cho SEO

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của heading, vậy nên tối ưu thẻ H là việc làm quan trọng và cần thiết trong các chiến dịch SEO. Vậy cần làm gì để tối ưu heading có hiệu quả?

3.1 Heading 1 (H1)

Đối với heading1 hay còn được gọi là title, việc xuất hiện từ khóa chính là điều chắc chắn. Vậy nên, khi đặt thẻ H1, hãy cố gắng tối ưu ngắn gọn, mạch lạc, có chứa từ khoá chính. Một mẹo nhỏ ở đây là nên sắp xếp từ khoá ở đầu thẻ H1, như vậy sẽ dễ dàng SEO hơn.

H1 càng thu hút, càng tiếp cận được nhiều người dùng click vào, và cao hơn là tạo ra chuyển đổi. Số lượng lý tưởng của thẻ H1 là khoảng 50 ký tự, dài nhất là 72 ký tự. Như vậy sẽ tốt cho hiển thị hơn.

Heading 1 (H1)
Thẻ H1 luôn luôn phải xuất hiện từ khoá

3.2 Heading 2 (H2)

Heading 2 là những danh mục lớn, giải thích cho mệnh đề lớn H1. Một bài viết không giới hạn số lượng heading 2, nhưng với 1 bài viết bình thường, lý tưởng nhất là từ 3 - 5 thẻ H2.

Các thẻ H2 cũng sẽ gắn từ khoá, và từ khoá chính sẽ thường được đặt ở thẻ H2 đầu tiên. Số lượng ký tự của thẻ H2 cũng không được quá dài, mà càng trọng tâm càng tốt. Như vậy khi nhìn vào tổng thể bài viết, vừa hiện đại, vừa giúp người đọc tập trung hơn.

3.3 Heading 3 (H3)

Đây là những mục nhỏ nhằm giải thích cho mục lớn H2. Vậy nên nội dung của H3 thường là các đoạn nhỏ, dễ hiểu. Với H3, bạn nên tối ưu bằng cách chèn các từ khóa phụ, LSI hoặc các từ định vị. Nội dung của H3 càng chi tiết bao nhiêu, bài viết càng được đánh giá cao bấy nhiêu.

Một H2 cũng không nên xuất hiện quá nhiều thẻ H3, như vậy sẽ làm loãng nội dung bài viết, người đọc sẽ cảm thấy nhàm chán, mất tập trung, Google cũng không chấm điểm cao ở điểm này.

3.4 Heading 4 (H4)

Rất ít khi bạn phải sử dụng đến thẻ H4, trừ khi đó là những bài viết dài, chủ đề rộng, như vậy việc có thêm thẻ H4 là điều hoàn toàn hợp lý. Vì nếu không sử dụng thẻ H4 đúng cách, bài viết có thể trở nên lan man, kém hấp dẫn.

3.5 Heading 5,6

So về độ hiếm thì thẻ H5,H6 còn ít gặp hơn H4. Vậy nên, trong trường hợp thật sự cần thiết, bạn mới nên sử dụng đến hai thẻ này. Và tất nhiên, đối với H5, H6 vẫn nên xuất hiện từ khóa phụ.

Cách tối ưu heading cho SEO
Cách sắp xếp heading chuẩn SEO

Trên đây là thông tin giải đáp heading là gì, lợi ích của heading và cách tối ưu từng thẻ heading phù hợp và hiệu quả nhất. Chúc các bạn sẽ sở hữu những nội dung chuẩn SEO, chất lượng, đạt thứ hạng cao trên Google. Hãy theo dõi các bài chia sẻ kinh nghiệm trong blog của Sapo để có thêm kiến thức về vận hành website nhé.

Bài viết hay: Cách viết content bán hàng chất như nước cất | Sapo Web

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM