Footer là gì? Những giao diện có footer website đẹp và mới nhất 2022

Footer là thành phần không thể thiếu trong thiết kế website. Đây cũng là vị trí được nhiều khách hàng ghé thăm cũng như mang lại rất nhiều giá trị về uy tín thương hiệu cũng như cơ hội chuyển đổi khách hàng. Vậy footer là gì? thiết kế footer website cần lưu ý những gì? Gợi ý những footer website đẹp… Hãy cùng Sapo Web tìm hiểu tất cả trong bài viết sau đây.

1. Footer là gì?

Footer là gì? Footer hay còn được gọi là chân trang, nằm tại vị trí cuối cùng của website. Nhiệm vụ của footer vừa để đánh dấu điểm kết thúc của bố cục trang web, vừa cung cấp cho khách hàng những thông tin quan trọng, ví dụ như:

- Giới thiệu về cửa hàng doanh nghiệp.

- Thông tin tuyển dụng.

- Văn phòng đại diện và các chi nhánh của công ty, cửa hàng.

- Các sản phẩm của công ty kèm link dẫn.

- Các liên kết mạng xã hội: Facebook, Youtube, Zalo,...

- Cách thức liên hệ: Hotline, email, giờ làm việc…

- Điều khoản sử dụng hoặc chính sách bảo hành, đổi trả..

- Bản đồ chỉ dẫn.

Nhìn chung, footer đóng vai trò quan trọng không chỉ trên website mà còn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp hay cửa hàng. Footer như một nơi tổng hợp tất cả những thông tin cần thiết mà hầu hết các khách hàng muốn tìm hiểu. Thế nhưng, bởi vị trí hiển thị không được “đắc địa” như các thành phần khác nên nhiều cửa hàng, doanh nghiệp không thực sự quan tâm đến footer. Nếu biết tận dụng footer chắc chắn đây sẽ là mảnh đất màu mỡ thu hút khách hàng và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Footer là gì?
Footer là gì?

2. Thiết kế footer website cần lưu ý những gì?

Vì là một phần tất yếu của website vậy nên khi thiết kế footer cần phải được chỉnh chu về màu sắc cũng như nội dung. Nếu bạn vẫn chưa biết những lưu ý khi footer là gì thì đây là những điều bạn nên tham khảo.

2.1 Lựa chọn những nội dung chính cho footer

Footer và header là hai vị trí thường xuyên được các khách hàng lựa chọn, đặc biệt là những khách hàng lần đầu ghé thăm website của bạn. Để khách hàng có thể khái quát toàn bộ thông tin cơ bản của cửa hàng, doanh nghiệp thì việc lựa chọn nội dung cho footer rất cần được đầu tư. Ngoài ra, bạn hãy cân nhắc việc gắn link cho các nội dung này để khách hàng có thể truy cập ngay tại footer.

2.2 Thiết kế tương phản 

Việc thiết kế footer website tương phản tổng thể bố cục vừa tạo điểm nhấn cho giao diện vừa thu hút sự chú ý của khách hàng. Để làm được điều này, ngoài việc lựa chọn màu sắc phù hợp, bạn sẽ cần phải đơn giản hoá các hình ảnh kết hợp cùng với đồ hoạ có tính thị giác cao. Để làm được điều  này, bạn nên tham khảo những đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp để được tư vấn và chọn ra được thiết kế footer phù hợp.

2.3 Kết hợp với các Social icon 

Xu hướng của đại đa số các khách hàng hiện nay là chia sẻ những thông tin trên mạng xã hội. Và đó là lý do các chủ cửa hàng, doanh nghiệp cần thêm vào footer những social icon để người truy cập vừa có thể chia sẻ vừa có thể tương tác với fanpage chính thức trên các kênh online này. 

Thiết kế footer website cần lưu ý những gì?
Nên kết hợp với các Social icon tại footer

2.4 Phù hợp với định hướng và phong cách của doanh nghiệp

Bạn cần đảm bảo rằng footer của bạn phù hợp với tổng thể website cùng với phong cách và định hướng của cửa hàng, doanh nghiệp. Không thể nào một trang web với chủ đề mỹ phẩm lại sử dụng footer của các website doanh nghiệp. Không chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ mà khách hàng sẽ cảm thấy website của cửa hàng bạn không có đầu tư, không có sự uy tín và chuyên nghiệp.

Xem thêmTrình bày gì tại chân trang khi thiết kế website bán hàng? (P1) 

3. Những mẫu footer website đẹp

3.1 Giao diện Evo Tool

Mẫu giao diện EvoTool sở hữu footer tối giản, hiện đại nhưng vẫn đảm bảo cung cấp được cho khách hàng những thông tin quan trọng của cửa hàng. Tại footer của EvoTool được cung cấp cách thức liên hệ (hotline, email, địa chỉ cửa hàng…). Bên cạnh đó, footer của mẫu giao diện này cũng có các mục gắn link như trang chủ giới thiệu… Một điều đặc biệt không thể bỏ qua khi nhắc về footer của EvoTool là tích hợp những icon biểu thị các hình thức thanh toán và tất nhiên còn có cả những social icon như Facebook, Instagram…

Những mẫu footer website đẹp
Footer giao diện Evo Tool

Xem giao diện: Mẫu giao diện Evo Tools

3.2 Giao diện Lamy House

Nếu bạn đang kinh doanh lĩnh vực kiến trúc, thiết kế nội thất Lamy House là giao diện có footer đẹp mà bạn có thể tham khảo. Tại chân trang của thiết kế này sẽ tổng hợp lại một lần nữa các sản phẩm dịch vụ mà Lamy House cung cấp. Ngoài ra, dưới footer cũng thông báo đến khách hàng sự hợp pháp của mình icon đã đăng ký với bộ công thương. Footer của Lamy House cũng có sự khác biệt với mục nội dung “góc nhìn thiết kế” để các khách hàng có thể tham khảo các bài viết mới tại đây.

Giao diện Lamy House
Footer giao diện Lamy House

Xem giao diện: Template website Lamy House

3.3 Giao diện Big Green

Cũng giống như những footer khác, footer của Big Green cũng có đầy đủ những thông tin liên hệ cơ bản như số điện thoại, địa chỉ, giới thiệu về chúng tôi và hỗ trợ khách hàng… Điểm khác của footer Big Green là tích hợp thêm mục đăng ký nhận thông tin khuyến mãi qua Email. Ngoài ra, footer của giao diện này cũng gợi ý cho khách hàng những hình thức thanh toán khả dụng khi giao dịch qua website để khách hàng có thể tham khảo và chọn lựa.

Giao diện Big Green
Footer giao diện Big Green

Xem giao diện: Mẫu thiết kế website bán thực phẩm sạch

3.4 Giao diện Mini Mart 

Footer website sẽ mang đến cho mọi người một cảm giác vô cùng mới lạ bởi những hình ảnh chân thật, phá vỡ quy chuẩn về footer website. Background của Mini Mart mang đậm màu sắc của lĩnh vực kinh doanh chủ đạo. Ngoài ra, footer website này cũng được tích hợp các mục như: Tài khoản, hỗ trợ khách hàng, nơi điền địa chỉ email… Tất nhiên, icon kết nối các kênh online là thành phần không thể thiếu khi nhắc đến footer website của Mini Mart.

Giao diện Mini Mart
Footer giao diện Mini Mart

Xem giao diện: Theme MiniMart dành cho website siêu thị thực phẩm, bách hóa

3.5 Giao diện Mew Yummy

Mew Yummy phù hợp với những cửa hàng kinh doanh đồ ăn healthy, thực phẩm sạch… Nếu bạn lựa chọn giao diện này, bạn sẽ được sở hữu một footer website mang lại cho người nhìn cảm giác tươi mới, an toàn với tông màu trắng. Ngoài các thành phần quen thuộc như thông tin liên hệ, chính sách, giới thiệu, kết nối các kênh, phương thức thanh toán khả dụng, footer website của Mew Yummy còn gắn thêm icon hệ thống cửa hàng. Khách hàng có thể tìm địa chỉ cửa hàng gần nhất của Mew Yummy bằng cách click vào icon hoặc nút. 

Giao diện Mew Yummy
Footer giao diện Mew Yummy

Xem giao diện:Mew Yummy giao diện Siêu thị thực phẩm

cach tao website ban hang sapo web

Tham khảo +400 template có footer website cực đẹp

Giao diện đẹp, tốc độ tải trang nhanh, chuẩn SEO, thân thiện với người dùng, footer website tuỳ biến theo nhu cầu.

👉 XEM NGAY

Tổng kết

Có thể thấy footer là thành phần không thể thiếu của website. Chủ cửa hàng có thể tuỳ chỉnh thông tin tại footer làm sao vừa để khách hàng tìm được những thông tin hữu ích vừa mang lại những giá trị về thương hiệu và doanh số. 

Bạn có thể cân nhắc thêm các nội dung cho footer website như: Giới thiệu công ty, các sản phẩm, địa chỉ, chỉ đường, liên hệ….Đặc biệt, khi thiết kế footer bạn cần lưu ý về vấn đề màu sắc và cách sắp xếp bố cục để đảm bảo tính nổi bật và hài hoà khi nhìn tổng thể website.

Hy vọng tất cả những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết footer là gì, hình dung được rõ nét bức tranh kênh bán hàng website, những nơi tiềm năng trên website có thể ra lead. Chúc các bạn sẽ nhanh chóng sở hữu cho mình một thiết kế website mang lại hiệu quả như mong đợi.

Xem thêmTrình bày gì tại chân trang khi thiết kế website bán hàng? (P2)

Tweet
3/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM