Cách để bảo vệ thông tin không bị bán tại “chợ đen” dark web

***Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không cổ xuý công dân thực hiện những hành động ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân!

Nếu như trong bài viết deep web là gì kỳ trước, bạn đã hiểu rõ sự nguy hiểm của “thế giới ngầm” trên internet, thì trong bài viết hôm hay, hãy khám phá dark web. Vì đây là một phần của deep web vậy nên dark web cũng là khu vực khiến nhiều người e sợ Vậy, dark web là gì?

1. Dark web là gì?

Dark web là gì? Đây chính là câu hỏi đã khiến nhiều người quyết định khám phá” nơi sâu cùng của thế giới mạng internet. Đúng như tên gọi, dark web - vùng thông tin đen tối - nơi ánh sáng của công lý, pháp quyền không bao giờ xuất hiện tại nơi này.

Lịch sử đã ghi nhận, lần đầu tiên khái niệm dark web xuất hiện là vào năm 2000, việc phát hành Freenet chính là tiền đề để dark web phát triển. Năm 2002, mạng Tor ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi để dark web phát triển hệ thống của mình.

Những người đứng sau dark web được đánh giá là những nhân vật bí ẩn nhất tính thời điểm hiện tại. Không ai biết họ, họ cũng không muốn ai biết đến mình và truy cập vào thế giới của mình. Và đó là lý do, dark web ngày càng được thắt chặt vấn đề bảo mật.

Theo các thông tin, để truy cập vào dark web, bạn sẽ phải thông qua trình duyệt Tor Browser và phải thông qua được vô vàn các lớp kiểm tra nghiêm ngặt, theo dạng mạng che phủ (Overlay network) mới có thể xâm nhập vào “vùng Tây hoang dã internet này”

Mặc dù chứa đựng nhiều nguy hiểm là thế, nhưng tại nhiều quốc gia, dark web lại không được liệt vào thành phần bất hợp pháp. Lợi dụng điều này, các thành phần nguy hiểm thường xuyên coi dark web là chỗ trú ẩn tuyệt vời để thực hiện những hành vi giao dịch “bẩn” có giá trị lên đến hàng tỷ USD.

Cảnh báo! Nếu bạn không có đủ kiến thức về an ninh mạng hoặc không phải là thanh viên của các tổ chức chống khủng bố, tuyệt đối không cố gắng truy cập vào dark web vì bất cứ lý do nào!

Dark web là gì?
Dark web là gì?

2. Những ai đang sử dụng dark web?

Những người dùng dark web phần lớn là những thành phần đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, có thể là những nhóm người cực đoan, chung sở thích quái dị hoặc là những người bất mãn với chế độ, thậm chí có cả những nhà chính trị tự do cũng có thể xuất hiện tại nơi này. Một số người dùng điển hình nhất có thể kể đến như:

-  Những kẻ chống phá nhà nước, chống phá xã hội, mang trong mình tư tưởng cực đoan liều chết, sẵn sàng đánh bom cảm tử,...

- Những tội phạm giết người, cướp tìm đồng bọn của mình trên dark web nhằm bắt tay hợp tác những phi vụ nguy hiểm….

- Những người chuyên đăng những nội dung nhạy cảm, phục vụ một bộ phận người quan tâm trên dark web.

- Những nạn nhân của việc phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp. Sự riêng tư của dark web là cơ hội để họ được giãi bày, chia sẻ những câu chuyện của bản thân, tìm đến những người đồng cảnh ngộ để an ủi tâm hồn.

- Những nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp, ngược đãi, những người chuyển giới bị kỳ thị cũng tìm đến dark web.

- Nhiều công ty, tổ chức chính phủ và phi chính phủ sử dụng dark web để trao đổi những tài liệu mật của công ty. Với tính năng ẩn danh tính trên dark web, nhiều chuyên gia tội phạm đã tận dụng kẽ hở này để điều tra những kẻ tội phạm bằng nhiều hình thức khác nhau.

Những ai đang sử dụng dark web?
Người dùng dark web phần lớn là những người nguy hiểm

3. Sử dụng dark web để làm gì?

Như đã nói ở phần trên, có hai dạng người dùng dark web là những người lợi dụng dark web để thực hiện những điều phi pháp và những người sử dụng dark web để tiến hành làm những công việc hợp pháp.

Vậy những việc đang diễn ra trên dark web là gì?

- Mua bán vũ khí, hàng nóng, những mặt hàng “chui” như: Trẻ em. súng, đạn, ma tuý, 

- Những hoạt động rửa tiền

- Giao dịch thông tin người dùng cho các hacker để xâm nhập đánh cắp tài sản, dữ liệu.

- Bán các tài khoản game.

- Nhà báo, chính trị viên sử dụng dark web để xử lý kịp thời những thông tin riêng tư, nhạy cảm.

- Các nạn nhân chia sẻ tâm sự trên dark web.

- Các hoạt động khiêu dâm, mua bán dâm.

- Những hoạt động lừa đảo với đầy đủ quy mô.

Sử dụng dark web để làm gì?
Giao dịch hàng nóng là việc phổ biến trên dark web

4. Cách để bảo vệ thông tin không bị bán tại “chợ đen” dark web

Sự nguy hiểm của dark web là điều không thể phủ nhận, thậm chí chúng ta không thể biết liệu thông tin cá nhân của mình có bị rao bán tên dark web hay không. Để phòng trừ triệt để những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, trước hết bạn cần bảo vệ mình theo những cách sau:

- Đặt chuỗi mật khẩu có cả số và ký tự khó đoán như: !78high590Nhjia@, PhamTruong!!!123 jjokmkk8989wendy…

- Tải về các phần mềm tăng cường bảo mật và tăng cường quét virus để loại bỏ tất cả những mối nguy hại cho máy tính.

- Không nên truy cập những trang web không cài đặt bảo mật SSL. Nên vào những website sử dụng giao thức https.

- Thường xuyên thay đổi mật khẩu 3 tháng 1 lần.

- Không truy cập vào những đường link lạ.

Xem thêmBảo mật website là gì? Những cách bảo mật website đơn giản cực hiệu quả 

Trên đây là những thông tin về dark web, giải đáp dark web là gì, cảnh bảo sự nguy hiểm và cách ngăn ngừa bị đánh cắp thông tin cho người dùng internet. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài blog tiếp theo trên Sapo.vn!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM