Những "siêu công cụ" này sẽ cho bạn biết website có đang hiệu quả không?

Sở hữu website mà không nắm được tình hình phát triển của web tức là bạn đang lãng phí 1 nguồn tài nguyên chất lượng trong kế hoạch kinh doanh của mình. Để nằm lòng các chỉ số của kênh website online này bạn sẽ cần tận dụng những siêu công cụ dưới đây.

1. Google Analytics

Đã có rất nhiều bài viết đề cập đến công cụ Google Analytics tuyệt vời thế nào, thần thánh ra sao. Và thực tế đã chứng minh, dùng Google Analytics bạn nắm được 1/3

hoạt động của trang web. Bởi lẽ, Google Analytic đo lường được rất nhiều chỉ số mà không phải công cụ nào cũng làm được hoặc làm tốt như thế.

Với Google Analytics, bạn sẽ nắm được các chỉ số sau đây:

Traffic: Lưu lượng truy cập là chỉ số biểu thị rõ ràng nhất số lượng khách hàng đã tiếp cận thành công trang web của bạn.

Session: Số phiên thể hiện chất lượng điều hướng các nội dung trên website

Time on site: Thời gian khách hàng ở lại website của bạn

Bounce rate: Tỷ lệ khách hàng thoát trang

Nhân khẩu học: Phân loại chân dung khách hàng khi truy cập website

Luồng hành vi: Là đường đi của khách hàng từ khi bắt đầu truy cập web cho đến khi kết.

Không chỉ cung cấp những chỉ số có sẵn, người dùng có thể đo lường website chi tiết và chuyên sâu hơn bằng cách gắn vào website hoặc Google Analytics những đoạn Javascript. Google Analytics cũng kết hợp với những công cụ khác cùng hệ sinh thái như Google Adwords, Google Adsense, Google Optimize… để có những chỉ số mang tính tổng quát và liên kết hơn nữa.

công cụ đánh giá web hiệu quả

Xem thêm: Biết tận dụng Google Search Console trăm trận SEO trăm thắng!

2. Ahref

Đã sở hữu thiết kế website, chắc chắn ít nhất 1 lần bạn được nghe nhắc đến cái tên Ahref. Là một siêu công cụ phân tích các chỉ số SEO tuyệt vời, đi kèm với đó người dùng sẽ phải trả 1 mức giá khá đắt đỏ, thấp nhất là 99USD và gói cao nhất là Agency với mức giá 999USD.

Thế nhưng Ahref đã chứng minh được giá trị của mình bằng những tính năng độc đáo mà ít công cụ nào hiện nay làm được đó là phân tích website của mình và cả website đối thủ.

- So sánh chất lượng website hiện tại với trước đây với những chỉ số tương ứng

- Kiểm tra, theo dõi số lượng liên kết ngoài của web

- Gợi ý những nơi nên đặt backlink

- Cung cấp chỉ số SEO của đối thủ

Bất kể nhu cầu và mục đích của bạn khi sử dụng Ahref là gì, nhưng một khi đã truy cập vào công cụ này,  bạn sẽ lấy được nhiều chỉ số cho kế hoạch SEO của mình. Các chỉ số mà bạn có thể lấy từ Ahref là:

Ahref rank: Thứ hạng trên thế giới

PA/DA: Độ mạnh, sự uy tín của website và tên miền

Backlink: Số lượng backlink của website

Organic keywords: Số lượng từ khoá tự nhiên mà Google nhận diện được

KD: Độ khó của từ khóa, được đánh giá trong thang điểm 1-100.

Traffic value: Định giá giá trị của website.

công cụ đánh giá web hiệu quả

3. SEMRush

Không chỉ là một công cụ SEO thông thường mà SEMRush còn giúp người dùng phân tích website hiệu quả, là kim chỉ nam quan trọng giúp bạn có những định hướng trong marketing. Và tất nhiên một công cụ được tích hợp với hơn 40 tính năng phục vụ từ SEO đến marketing như SEMRush cũng có 1 chi phí không hề rẻ, khoảng 229 USD.

Với SEMRush, bạn có thể dễ dàng thu thập những chỉ số quan trọng cho SEO:

- Nghiên cứu từ khóa: Volume, độ cạnh tranh…

- Số lượng và chất lượng backlink

- Phân tích đối thủ

- Đánh giá SEO onpage của website

- Theo dõi thứ hạng tự nhiên của bạn và của đối thủ

- Hỗ trợ định hướng content marketing hiệu quả

- Tạo các báo cáo chuyên nghiệp và chi tiết 

Điểm đặc biệt của SEMRush đó chính là khả năng so sánh 2 website với nhau bằng cách đối chiếu các chỉ số tương đương. Nếu xét về độ chính xác và chi tiết trong báo cáo thì SEMRush có nhiều ưu thế, tốt hơn Ahref, cụ thể đó là các chỉ số về anchor text, DA, referral domain, backlink,...

Như đã nói ở trên, bạn cũng có thể dựa vào các chỉ số phân tích nội dung của SEMRush để lên kế hoạch content phù hợp với xu hướng và nhu cầu của khách hàng.

Và nếu bạn chịu khó tổng hợp các dữ liệu của đối thủ như: những từ khoá triển khai, số lượng backlink,.... bạn sẽ nắm được phần nào chiến lược marketing của họ.

công cụ đánh giá web hiệu quả

4. Clicky

Nếu không phải làm marketing hoặc SEO chuyên nghiệp, có lẽ không nhiều người biết đến công cụ Clicky. Là một đối thủ cạnh tranh trực diện với analytics bản miễn phí, những gì mà analytics miễn phí làm được Clicky đều có thể làm được, và trong nhiều phương diện Clicky còn làm tốt hơn cả analytics.

Clicky có thể giúp bạn phân tích được hành động của khách hàng trên website dựa theo thời gian thực. Đo lường được tính hiệu quả của việc điều hướng các link, xem thông tin khách hàng đã chuyển đổi trên trang…..

Các số liệu này vô cùng có ích với những kế hoạch marketing. Bạn có thể biết được những lợi thế của mình - điều mà khách hàng cảm thấy tin tưởng chọn bạn. Và cả những điều khiến khách hàng rời bỏ bạn. 

Đặc biệt với những chiến dịch remarketing thì việc nắm bắt được số lượng khách hàng mới, cũ thông qua Clicky sẽ giúp bạn điều chỉnh kịp thời kế hoạch thu hút khách hàng quay lại loyalty.

Không chỉ thế, Clicky còn cung cấp cho bạn cả thông tin tỉnh thành nào có số lượng khách hàng click vào quảng cáo nhiều nhất. Đây là cơ sở để điều chỉnh giá thầu và phạm vi quảng cáo để nâng cao hiệu suất chuyển đổi của mình.

công cụ đánh giá web hiệu quả

5. Crazy Egg

Bạn nghĩ việc biết được khách hàng click vào vị trí nào nhiều nhất trên trang có khó không? Đo lường hiệu quả đặt nút CTA có khó không? Đáp án là không khó nếu như bạn biết đến công cụ Crazy Egg.

Đây là một trong những công cụ phân tích website siêu hiệu quả, báo cáo hiển thị chi tiết rõ ràng, hỗ trợ test A/B, mang đến cho người dùng những số liệu tổng quan thiết kế web của mình.

Những báo cáo nổi bật nhất của Crazy Egg được biết đến nhiều nhất là:

Heatmap: Hiển thị những vị trí được khách hàng click nhiều nhất trên web, được thể hiện trong dải màu từ xanh đến đỏ.

Scroll Map: Là báo cáo cho biết khách hàng cuộn chuột đến vị trí nào nhiều nhất, vị trí nào ít nhất.

Confetti: Hiển thị những vị trí mà khách hàng click, được lọc theo điều kiện như vị trí địa lý, nguồn, quốc gia, thời gian click, trình duyệt nào…. Đây 

Overlay: Cho biết số lượng click và tỷ lệ khách hàng click trên từng vị trí

List: Tỷ lệ click vào từng thành phần của website

Có thể nói, Crazy Egg chính là công cụ phân tích website hữu ích, mang lại nhiều giá trị về marketing nói chung và trải nghiệm người dùng nói riêng. Đặc biệt là những tính năng như Heatmap hay confetti đều là những tính năng rất tuyệt vời mà chưa có công cụ phân tích web nào làm được như Crazy Egg.

công cụ đánh giá web hiệu quả

6. Parse.ly Dash

Parse.ly Dash là công cụ phân tích content website chi tiết, gồm những chỉ số như: tỷ lệ thoát trang, thời gian trên trang, khách hàng có thực sự đọc nội dung trang không, có bao nhiêu tab chứa nội dung website của bạn…

Điều này có nghĩa là, Parse.ly Dash cung cấp tất cả các chỉ số đo lường cơ bản và có những tính năng nâng cao, độc quyền giúp người dùng có cái nhìn khách quan hơn về  hành vi người dùng, những chủ đề nội dung nào đang tiềm năng.

Không những thế, Parse.ly Dash còn có khả năng thu thập và phân tích các nội dung trên kênh social, search engine và nhiều nền tảng khác,.....Như vậy, không chỉ mang đến cho người dùng thông tin tổng quan về xu hướng nội dung, lên kế hoạch khai thác các chủ đề sao cho phù hợp.

Tuy nhiên, chi phí của Parse.ly Dash lại khá cao, không thực sự phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy nên mặc dù có vô vàn tính năng phân tích website hữu ích nhưng rất khó duy trì Parse.ly Dash nếu như bạn không có tiềm năng về tài chính.

công cụ đánh giá web hiệu quả

7. Finteza

Sẽ thật thiếu sót nếu như danh sách siêu công cụ phân tích website thiếu cái tên Finteza. Công cụ này sẽ giúp bạn phân tích website toàn diện nhờ những tính năng hiện đại được phát triển chuyên sâu.

Dựa vào Finteza, bạn có thể nắm được những chỉ số cơ bản sau:

- Phân tích tổng qua trang web

- Phân tích khách hàng

- Chỉ số phễu

Tính năng nổi bật nhất của Finteza chính là cách “lách” khỏi các ứng dụng chặn quảng quảng cáo và nhận diện chính xác các nguồn truy cập thực. Cụ thể:

- Tăng hiệu suất quảng cáo: Finteza có nguyên 1 hệ thống quảng cáo riêng. Và hệ thống này được phát triển để tránh khỏi sự hạn chế từ những công cụ chặn quảng cáo. Nhờ vậy, quảng cáo có thể hiển thị một cách bình thường, gia tăng số lượng click, nâng cao lợi nhuận cho nhà bán hàng

- Nhận diện nguồn truy cập thực: Finteza có thể cho bạn biết chính xác đâu là lượt truy cập thực, đâu là những truy cập nguy hiểm (hacker, bot…). Không chỉ thế, Finteza cũng cung cấp cho bạn những nguồn truy cập trực tiếp và những nguồn truy cập qua trung gian.

Finteza sẽ phù hợp với những ai thiết kế website với mục đích kiếm tiền từ các bài blog, quảng cáo, những website bán hàng, website thời trang, web doanh nghiệp…. Chi phí của Finteza cũng khá dễ thở, bạn có thể tham khảo công cụ này cho kế hoạch phát triển website của mình.

công cụ đánh giá web hiệu quả

Có thể kết hợp những công cụ này không?

Hầu hết những công cụ phân tích website kể trên đều là những công cụ mất phí. Nếu bạn có đủ chi phí cho các khoản này, bạn hoàn toàn có thể kết hợp các công cụ lại với nhau để gia tăng độ chính xác khi thiết kế website. Ngoại trừ một số công cụ hoạt động độc lập như Ahref, SEMRush.

Xem thêm: Các chỉ số "xương sống" mà tất cả content cần nắm chắc

Hy vọng những thông tin mà Sapo.vn đề cập trong bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình quản trị website. Đừng ngại đầu tư những khoản có ích vì bạn sẽ nhận lại được giá trị về cả doanh thu lẫn nhận diện thương hiệu. Chúc các bạn thành công!

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM