Bí quyết kinh doanh nhà nghỉ siêu lợi nhuận

Trong bối cảnh nhu cầu ngành du lịch gia tăng kéo theo thị trường kinh doanh nhà nghỉ cũng trở nên sôi động, được nhiều chủ đầu tư để mắt. Kinh doanh nhà nghỉ có hiệu quả và thu được lợi nhuận như lời đồn không? Trong thị trường cạnh tranh khắc nghiệt này, kinh doanh và quản lý như thế nào để nhà nghỉ của bạn nổi bật hơn các đối thủ khác. Cùng theo dõi nhé.

1. Tại sao nên kinh doanh nhà nghỉ?

Nhà nghỉ là nơi cung ứng dịch vụ nghỉ ngơi cho khách du lịch, người đi công tác ngắn ngày, khách lưu trú ngắn hạn. Nhà nghỉ là nơi cung cấp dịch vụ lưu trú giống như khách sạn nhưng quy mô nhỏ hơn, tiện nghi, dịch vụ đi kèm ít hơn và giá cũng rẻ hơn. 

Hiện nay, kinh doanh nhà nghỉ được coi là một thị trường khá hấp dẫn vì vốn bỏ ra không quá cao nhưng lợi nhuận thu về không hề thấp. Kinh doanh nhà nghỉ phát triển song song cùng với tốc độ phát triển nhanh của ngành du lịch.

Các hình thức kinh doanh nhà nghỉ tồn tại nhiều tiềm năng bởi chúng tồn tại cùng những nhu cầu của thị trường. Nhiều khách du lịch muốn tiết kiệm chi phí thuê phòng, họ lựa chọn nhà nghỉ thay vì khách sạn, tuy nhỏ hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của họ.

Ngày càng có nhiều mô hình nhà nghỉ phát triển cung cấp tiện nghi không thua kém gì khách sạn nhưng giá thuê lại rẻ hơn vì vậy nó thu hút một lượng lớn các du khách lưu trú. 

Tại sao nên kinh doanh nhà nghỉ?
Kinh doanh nhà nghỉ có mang lại nhiều lợi nhuận như lời đồn?

2. Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ

Kinh doanh nhà nghỉ đòi hỏi người đầu tư cần có kiến thức, kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực này. Một số kinh nghiệm mà Sapo chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ giúp cho công việc kinh doanh nhà nghỉ của bạn hiệu quả hơn.

2.1 Xác định đối tượng khách hàng

Trước khi bắt tay vào kinh doanh thì việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cũng là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn. Việc xác định chân dung khách hàng giúp bạn xác định được đối tượng mà bạn phục vụ là ai, họ có mong muốn gì, tính cách, mức độ chi trả để xây dựng phong cách cũng như thiết lập các dịch vụ đi kèm.

Xem thêmB&B là gì? Mô hình kinh doanh nhà nghỉ B&B có gì nổi bật?

2.2 Xác định mô hình kinh doanh

Trên thực tế tồn tại rất nhiều mô hình kinh doanh nhà nghỉ khác nhau. Để kinh doanh có hiệu quả, bạn cần có định hướng rõ ràng và nhất quán về mô hình, concept trang trí nhà nghỉ và các dịch vụ tiêu chuẩn cũng như dịch vụ đi kèm.

Để xác định được mô hình kinh doanh, trước tiên bạn phải hiểu rõ đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng đến là ai, họ mong muốn điều gì từ dịch vụ của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh xem họ đang cung cấp những gì, có hiệu quả hay không để tìm ra ý tưởng kinh doanh cho nhà nghỉ của bạn. 

Xác định mô hình kinh doanh nhà nghỉ
Xác định mô hình kinh doanh nhà nghỉ phù hợp

2.3 Lên dự toán chi phí

Khi kinh doanh nhà nghỉ, bạn không cần bỏ ra vốn đầu tư quá cao như khi đầu tư vào khách sạn. Số vốn bạn cần bỏ ra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mô hình kinh doanh, quy mô nhà nghỉ mà bạn muốn mở. Bạn sẽ phải bỏ ra số vốn khoảng 350 - 500 triệu đồng nếu kinh doanh nhà nghỉ có quy mô vừa và nhỏ. 

Một số chi phí bạn cần phải chuẩn bị bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí thiết kế, xây dựng cơ sở hạn tầng
  • Chi phí mua sắm nội thất, các tiện ích đi kèm
  • Chi phí trang trí
  • Chi phí quảng cáo
  • Chi phí duy trì nhà nghỉ
  • Chi phí phát sinh

2.4 Tìm mặt bằng đẹp

Lựa chọn vị trí là một trong những tiêu chí giúp bạn kinh doanh nhà nghỉ thành công. Tại những địa điểm du lịch bên nên lựa chọn những vị trí có tầm nhìn ra biển, núi, các nơi có khung cảnh đẹp và gần với các khu du lịch. Tại những khu nghỉ dưỡng thì nên chọn các khu vực yên tĩnh để đảm bảo không gian nghỉ ngơi cho khách hàng.

Một điều bạn cần chú ý đó là dù bạn lựa chọn xây dựng khách sạn ở khu vực nào đi nữa thì cũng hãy chọn nơi có địa chỉ rõ ràng, dễ tìm thấy, có biển chỉ dẫn, giao thông đi lại thuận tiện. Ngoài ra, khi lựa chọn địa điểm bạn cũng cần tính toán hợp lý về không gian, các công trình phụ, cây cảnh,...đề hài hòa và tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Những lưu ý này sẽ giúp nhà nghỉ của bạn thu hút nhiều khách hàng hơn và mức giá thuê phòng cũng sẽ cao hơn so với các khu vực khác. 

2.5 Chuẩn bị giấy tờ liên quan

Theo quy định, việc kinh doanh dịch vụ lưu trú nhà nghỉ, khách sạn cần phải có các loại giấy tờ sau: 

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh nhà nghỉ
  • Giấy phép an ninh trật tự
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy của công an có thẩm quyền

2.6 Lên thiết kế không gian, nội thất và thi công

Tiện nghi và các dịch vụ đi kèm không cần quá cao cấp nên không cần đầu tư vào các thiết bị nội thất đắt tiền. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo nội thất đầy đủ và sử dụng tốt. Đảm bảo các nội thất, tiện nghi cơ bản như giường ngủ, chăn ga gối, wifi, thiết bị vệ sinh, tivi, điều hòa,... Để tạo ra điểm nhấn thì bạn hãy thiết kế và bố trí không gian cho phù hợp. Màu sắc, ánh sáng, màu nội thất kết hợp hài hòa để tạo không gian ấm cúng, lãng mạn.

Hiện nay, mô hình kinh doanh nhà nghỉ cũng chia thành nhà nghỉ bình dân và nhà nghỉ cao cấp. Đa phần các nhà nghỉ đều được trang bị đầy đủ nội thất, tiện nghi đi kèm. 

Lên thiết kế không gian, nội thất và thi công
Thiết kế nội thất, sử dụng màu sắc và trang trí hài hòa

2.7 Lập kế hoạch quản lý hiệu quả

Trong quá trình quản lý, nhiều chủ nhà nghỉ cho biết họ gặp không ít các vấn đề liên quan đến quản lý đặt phòng, quản lý dịch vụ phòng, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý doanh thu,...Hơn thế, nhiều chủ nhà nghỉ không khỏi lo lắng mỗi lần vắng mặt, liệu rằng công việc kinh doanh của mình có đang diễn ra suôn sẻ hay không?

Sử dụng phần mềm quản lý nhà nghỉ Sapo FnB hoàn toàn giúp chủ kinh doanh giải quyết được các vấn đề trên. Phần mềm hỗ trợ nhiều tính năng như quản lý phòng trống hiệu quả, quản lý khách hàng chi tiết, quản lý hàng trong kho hiệu quả và phân quyền nhân viên rõ ràng theo ý muốn.

Đặc biệt, Sapo FnB là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chủ nhà nghỉ trong quá trình tình tiền theo giờ. Chủ quán có thể cài đặt giá theo từng khung giờ, từng loại phòng, từng ngày khác nhau. Phần mềm sẽ hỗ trợ bạn tính tiền theo giờ tự động khi khách hàng check out giúp bạn hạn chế sai sót, nhầm lẫn. Hơn nữa, phần mềm quản lý nhà nghỉ Sapo FnB còn tính cả những phát sinh trong quá trình dịch vụ phòng vào hóa đơn cho khách hàng giúp bạn kiểm soát khách hàng một cách chi tiết, giảm thiểu thất thoát doanh thu

Phần mềm quản lý nhà nghỉ Sapo FnB tương thích trên mọi thiết bị cầm tay giúp bạn dễ dàng theo dõi hoạt động kinh doanh từ xa, nắm chắc thông tin tài chính theo thời gian thực, quản lý nhân viên chi tiết mà không cần túc trực thường xuyên. Điều này không chỉ hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí.

Còn chần chừ gì nữa mà không sử dụng phần mềm Sapo FnB cho công việc kinh doanh nhà nghỉ của bạn.

2.8 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Tùy thuộc vào quy mô, số phòng, số lượng khách lưu trú dự kiếm mà bạn nên cân nhắc việc tuyển dụng nhân viên. Một số vị trí nhân viên có trong nhà nghỉ bao gồm lễ tân, quản lý, nhân viên dọn phòng, đầu bếp, nhân viên bảo trì,...Số lượng cũng như vị trí sẽ phụ thuộc vào quy mô của khách sạn, các tiện ích mà bạn đi kèm bao gồm những gì.

Đào tạo nhân viên là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của nhà nghỉ. Bạn có thể tự đào tạo nhân viên hoặc có thể thuê nguồn nhân sự chất lượng cao từ bên ngoài cũng như mời các chuyên gia về đào tạo.

2.9 Lập kế hoạch thu hút khách hàng

Kinh doanh nhà nghỉ dù có quy mô lớn hay nhỏ bạn vẫn nên xây dựng hình ảnh của thương hiệu thông qua website, fanpage, instagram,.. Bạn có thể liên kế với các công ty du lịch để tăng công suất phòng và tăng doanh thu. Bên cạnh đó bạn có thể bán phòng trên các ứng dụng booking như agoda, traveloka,...Việc đa dạng kênh bán phòng không chỉ giúp bạn tăng doanh thu mà còn nhiều khách hàng biết đến nhà nghỉ của bạn hơn.

Bạn có thể đặt quảng cáo trên các web du lịch, đơn vị phân phối nhà nghỉ để tiếp cận nhiều hơn tới khách hàng. Cung cấp các mã giảm giá, chương trình khuyến mãi cho khách quen, khách đặt theo nhóm, khách giới thiệu nhà nghỉ của bạn,...

Lập kế hoạch thu hút khách hàng
Lập kế hoạch thu hút khách hàng đến với nhà nghỉ của bạn

3. Những rủi ro khi kinh doanh nhà nghỉ?

- Khách đặt phòng nhưng không đến: Tình trạng khách đặt phòng qua các bên thứ 3 nhưng không đến thường xảy ra ở các nhà nghỉ, đặc biệt là các nhà nghỉ bình dân. Nhà nghỉ gặp phải những khách đặt phòng đã chốt lịch sẵn nhưng gần đến ngày nhận thì báo hủy. Còn có cả những khách đặt phòng nhưng không đến, hủy phòng nhưng không báo lại với phía nhà nghỉ. Điều này làm cho nhà nghỉ tổn thất cả về thời gian và công sức cũng như doanh thu khi bỏ lỡ nhiều khách lưu trú khác. Để giảm tải thiệt hại về mặt chi phí, phía nhà nghỉ nên yêu cầu khách đặt cọc trước để họ có trách nhiệm hơn. 

- Khách thuê phòng sử dụng trái pháp luật: Đây là rủi ro lớn nhất đối với các chủ đầu tư. Nhóm khách thuê phạm tội ngay trong nhà nghỉ của bạn không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà nghỉ mà còn gây nguy hiểm cho khách. Để tránh rủi ro này, chủ nhà nghỉ nên thường xuyên theo dõi danh sách đen từ các chủ nhà nghỉ khác, kiểm tra rõ thông tin của khách, kiểm soát số người ở trong một phòng, kiểm tra khách có tình trạng bất ổn.

- Vốn khó thu hồi nhanh: Kinh doanh nhà nghỉ là kinh doanh dịch vụ lưu trú lâu dài, mặc du có thể tạo ra lợi nhuận kinh doanh nhưng thời gian hòa vốn mất nhiều thời gian. Thậm chí, có những chủ nhà nghỉ phải đi vay vốn ngân hàng, hàng tháng còn phải chịu một mức lãi suất lớn, gây ra nhiều áp lực.

- Khách hàng phá đồ: Khi kinh doanh nhà nghỉ, bạn sẽ khó tránh khỏi việc khách hàng phá hỏng đồ nhưng không đền, lấy trộm đồ đạc, cố tình làm bẩn phòng những không chịu chi phí dọn vệ sinh,...

Xem thêm: Dịch vụ lưu trú là gì? Các loại hình dịch vụ lưu trú hiện nay

4. Mẫu nội quy nhà nghỉ, khách sạn

Một số quy định thường có trong bảng nội quy khách sạn bao gồm:

- Quy định về các loại giấy tờ mà khách lưu trú phải xuất trình khi làm thủ tục check-in, kiểm tra tài sản khi nhận phòng.

- Các quy định đảm bảo an toàn cháy nổ: không nấu nướng trong phòng, sử dụng các vật liệu dễ gây cháy nổ…

- Các quy định về đảm bảo an toàn – an ninh trong khách sạn: không mang chất cẩm, chất độc hại, vũ khí, chất nổ vào khách sạn; bảo vệ tài sản cá nhân của khách lưu trú; khách đến thăm…

- Các quy định bảo vệ tài sản của khách sạn: sử dụng các trang thiết bị theo hướng dẫn, không phá hoại tài sản trong phòng…

- Quy định về giữ gìn vệ sinh chung trong khách sạn.

- Quy định về thời gian check-out, thủ tục trả phòng, thanh toán.

Mẫu nội quy nhà nghỉ, khách sạn

1. Quý khách vui lòng xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân để làm thủ tục nhận phòng tại Lễ tân.

Kindly present your passport with the valid entry visa for the check-in procedure.

2. Khách sạn chỉ chịu trách nhiệm với những tài sản hoặc tiền được gửi tại quầy Lễ tân.

The hotel is only responsible for money or valuables deposited at Reception.

3. Không mang súng đạn, chất cháy nổ, chất độc hại, các chất gây nghiện, vật nuôi hoặc thực phẩm có mùi tanh hôi vào phòng nghỉ. Không nấu nướng, giặt là trong phòng nghỉ.

It is strictly forbidden to bring weapons, explosives, inflammable, narcotics (drug), prohibited goods, pets and bulky assets into the hotel or to cook and launder in the room.

4. Không thay đổi, di chuyển đồ đạc trong phòng hoặc từ phòng này sang phòng khác. Trường hợp tài sản, đồ dùng trong phòng bị mất, hỏng do chủ quan Quý khách sẽ phải bồi thường 100% giá trị.

Do not change or move the furniture and equipment from one place to another. They with being liable to indemnify the hotel at current prices for any losses or damages caused.

5. Xin vui lòng không thay đổi phòng hoặc đưa thêm người vào phòng khi chưa đăng ký trước với Lễ tân.

Please do not change your room or all more people in the room without prior notice to Reception.

6. Nếu có người thân đến thăm, xin quý khách vui lòng liên hệ với Lễ tân để bổ trí nơi tiếp đón.

To receive your relatives, please contact the Reception to arrange a place for meeting.

7. Khi ra khỏi phòng, Quý khách vui lòng rút thẻ chìa khoá ra khỏi ổ điện và gửi tại quầy lễ tân. Điện trong phòng sẽ tự động ngắt khi cửa đã được khép.

When going out, please check the door and windows carefully and leave the key at Reception. The electricity with be cut off automatically when the door is locked.

8. Nếu Quý khách phát hiện có hiện tượng cháy trong Khách sạn, xin khẩn trương tìm cách thông báo cho người ở khu vực gần nhất và bình tĩnh làm theo chỉ dẫn phòng chống cháy nổ.

If you discover a fire in the hotel, please immediately alert all neighboring people and comply with the fire-fighting instructions

9. Thời gian trả phòng là 12h30, nếu muộn hơn sẽ phải thanh toán thêm phụ phí tương ứng. Trong trường hợp cần thiết, xin vui lòng liên hệ với Lễ tân.

Check-out time is 12noon, otherwise, you will be charged. In case of necessity, please contact Reception.

10. Trước khi rời khỏi khách sạn, xin Quý khách vui lòng thanh toán toàn bộ các hoá đơn và trả lại chìa khoá phòng cho Lễ tân.

Prior to leaving the hotel, the guest is kindly requested to settle all bills and return keys to Reception.

Chúc Quý khách một kỳ nghỉ vui vẻ!

Enjoy your stay with us!

Tổng kết

Kinh doanh nhà nghỉ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức đặt ra cho chủ đầu tư bởi sự cạnh tranh cao. Để công việc kinh doanh đạt hiệu quả, chủ đầu tư cần cân nhắc thật kỹ lưỡng và đầu tư thời gian để tìm ra hướng đi hiệu quả nhất. 

Tweet
5/5 (0 vote)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM