Báo cáo doanh thu là gì? Những lưu ý cần biết khi lập và quản lý báo cáo doanh thu

Doanh thu bán hàng có thể nói là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dù ở bất kỳ quy mô nào. Tùy từng doanh nghiệp mà mẫu báo cáo doanh thu sẽ khác nhau. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về những yếu tố quan trọng liên quan đến báo cáo doanh thu.

1. Báo cáo doanh thu là gì?

Báo cáo doanh thu là dạng văn bản hành chính được lập với mục đích tổng kết và lưu giữ các nội dung liên quan đến hoạt động tài chính, doanh thu của chi nhánh, cửa hàng và doanh nghiệp hiện nay. 

Số liệu và chứng từ trong báo cáo doanh thu cần đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Bởi trên thực tế, đây là một trong những yếu tố giúp chủ kinh doanh đánh giá được sức khỏe của doanh nghiệp. Từ đó, theo dõi số liệu một cách chi tiết, cụ thể và đưa ra kế hoạch cải thiện, kinh doanh một cách phù hợp. 

báo cáo doanh thu

Mục đích cuối cùng của một báo cáo doanh thu chính là:

  • Theo dõi doanh thu và chi phí để xác định được hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian
  • Giúp bạn xác định được chính xác các khoản chi phát sinh như quảng cáo, chi phí cung cấp,...
  • Theo dõi sự gia tăng của lợi nhuận hay giá vốn hàng bán theo phần trăm doanh thu cũng như xác định được giá trị thuế thu nhập
  • Đánh giá khả năng xoay vòng vốn và xác định xem có cần vay ngân hàng hay không

2. Những điều cần lưu ý khi lập báo cáo doanh thu

Có thể nói, báo cáo doanh thu là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cửa hàng. Đây là một trong những nội dung thể hiện được rõ nhất tình hình phát triển của doanh nghiệp.

Do đó, ngay cả khi các mẫu báo cáo không mang tính pháp lý hay ảnh hưởng quá nhiều bởi luật pháp nhưng báo cáo doanh thu vẫn cần phải tuân thủ các quy định và tiêu chí để đảm bảo khả năng theo dõi và đánh giá. 

Hình thức của báo cáo doanh thu cần được trình bày đúng chuẩn và bao gồm đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, tên báo cáo, thời gian, địa điểm thiết lập văn bản, thông tin chi tiết của người lập báo cáo, người tiếp nhận báo cáo, nội dung báo cáo và chữ ký của những người có trách nhiệm. 

Thông tin được cung cấp phải đảm bảo tính chính xác cao và dựa vào tình hình thực tế để lập báo cáo. Tránh tuyệt đối các hành vi khai sai lệch thông tin, gian lận về số liệu.

Nội dung của báo cáo doanh thu cần được phân chia hạng mục rõ ràng để người đọc có thể theo dõi và nắm bắt số liệu một cách chính xác. Hãy trình bày nội dung báo cáo một cách khoa học, rõ ràng theo hình thức cột, bảng để hạn chế tối đa sai sót và nhầm lẫn. 

Báo cáo doanh thu cần tập trung thể hiện các dữ liệu doanh số bán hàng và được trình bày một cách ngắn gọn, chi tiết, rõ ràng. Quá trình lập báo cáo doanh thu khi có nhầm lẫn, sai sót cần lập báo cáo khác thay vì gạch chéo hay tẩy xóa. 

Tùy yêu cầu, mục đích mà người lập báo cáo phải xem xét, lựa chọn mẫu báo cáo doanh thu phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nội dung quan trọng để có thể đánh giá được tình hình doanh thu, hoạt động kinh doanh của cửa hàng, doanh nghiệp. 

Báo cáo doanh thu sẽ bao gồm các chỉ số:

  • Doanh thu: Toàn bộ số tiền nhận được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ
  • Giá vốn hàng bán: Chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa, bao gồm nguyên vật liệu, nhân sự và nguồn lực khác cần thiết cho hoạt động sản xuất
  • Lợi nhuận gộp: Chênh lệch giữa doanh thu nhận được từ sản phẩm trừ đi giá vốn hàng bán
  • Chi phí hoạt động: Số tiền được sử dụng để duy trì và vận hành doanh nghiệp
  • Thu nhập: Được tính bằng công thức doanh thu trừ chi phí hàng bán và chi phí hoạt động. Chỉ số này được dùng để đo lường lợi nhuận hoặc thua lỗ trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. 
  • Thu nhập/ chi phí khác: Chỉ số này dùng để tính thu nhập ròng, cần điều chỉnh để tính thu nhập lãi và chi phí, chi phí thuế thu nhập cũng như các khoản khác. 
  • Lợi nhuận: Được tính bằng doanh thu trừ đi tất cả các chi phí để xác định lãi lỗ trong từng thời điểm, từng sản phẩm,...

3. Theo dõi và quản lý báo cáo doanh thu bán hàng trên phần mềm Sapo POS

Sapo POS là phần mềm quản lý và bán hàng cho cửa hàng và bán online. Với những tính năng đặc biệt, Sapo POS giúp chủ kinh doanh dễ dàng quản lý và kiểm soát toàn bộ tình hình kinh doanh nhờ hệ thống báo cáo chi tiết, trực quan.

Với báo cáo doanh thu, chủ kinh doanh có thể theo dõi toàn bộ số liệu trong một khoảng thời gian nhất định theo từng kênh bán hàng, nhà cung cấp, khách hàng,...Từ đó có thể đánh giá một cách chính xác, rõ ràng và đưa ra các chiến lược bán hàng tốt nhất để tăng doanh thu cho cửa hàng. 

báo cáo doanh thu

Hệ thống Sapo hỗ trợ 11 mẫu báo cáo doanh thu cơ bản trên hệ thống. Các đơn hàng sẽ cần phải qua bước Đã giao hàng mới có thể ghi nhận vào báo cáo doanh thu, bao gồm cả các đơn trả hàng. 

  • Doanh thu theo thời gian
  • Doanh thu theo nguồn bán hàng
  • Sản phẩm bán chạy
  • Doanh thu theo sản phẩm
  • Doanh thu theo đơn hàng
  • Doanh thu theo khách hàng
  • Doanh thu theo nhân viên
  • Doanh thu theo chi nhánh
  • Báo cáo trả hàng theo sản phẩm
  • Báo cáo trả hàng theo đơn hàng
  • Báo cáo thống kê đơn hàng

Trên đây là những yếu tố quan trọng về báo cáo doanh thu bán hàng mà bạn cần lưu ý. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn đảm bảo việc lập, theo dõi và quản lý báo cáo doanh thu một cách chính xác, hiệu quả nhất.

Xem thêm: 

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM