Bán nhiều hàng hơn với bí quyết xây dựng liên kết cho website

Khi thiết kế website bán hàng bạn mong muốn đạt được điều gì? Có nhiều người biết đến thương hiệu, sản phẩm của mình hơn? Hay là đơn hàng về tới tấp, doanh thu tăng vù vù? Dù là mục đích nào thì cũng không nằm ngoài lợi nhuận phải không. Nhưng bạn có biết, để những mong ước kia thành hiện thực thì website của bạn phải đạt được hai điều sau: xếp thứ hạng cao trong danh sách kết quả công cụ tìm kiếm và đem lại trải nghiệm người dùng tốt. Mà muốn vậy thì xây dựng liên kết cho website là cực kỳ quan trọng, vừa giúp điều hướng người dùng tốt hơn vừa cải thiện thứ hạng trên danh sách tìm kiếm. Dưới đây là một số bí quyết hữu ích cho bạn.

ban-hang-nhieu-hon-voi-bi-quyet-xay-dung-lien-ket-cho-website-1

1. Liên kết có những loại nào?

Có 2 loại liên kết trong website bán hàng mà bạn cần phải biết:

1.1. Liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ hay còn gọi là Internal Link. Hãy tưởng tượng website của bạn là một tấm bản đồ, mỗi trang đích như Trang chủ, Trang giới thiệu, Trang thanh toán,… là một ngôi nhà, vậy thì các liên kết nội bộ sẽ đóng vai trò như những con đường dẫn từ nhà này đến nhà kia, giúp người dùng và con bọ tìm kiếm của các công cụ như Google tìm đến đúng nơi cần thiết.

1.2. Liên kết bên ngoài

Có hai loại liên kết ngoài website:

  • External Link: Là những liên kết từ website bán hàng của bạn điều hướng ra ngoài.
  • Backlink: Là những liên kết từ các nơi khác trỏ về website của bạn.

Ngoài tác dụng kéo người dùng làm tăng lượng truy cập thì có thể coi mỗi liên kết bên ngoài giống như một phiếu bầu cho website trỏ đến. Nếu website bán hàng của bạn được nhiều website uy tín “bầu” cho thì các công cụ tìm kiếm sẽ cũng sẽ đánh giá rằng bạn uy tín, nhờ đó mà thứ hạng trên danh sách kết quả sẽ cao hơn. Nhưng cần lưu ý một điều khi nói về xây dựng liên kết cho website, đó là thuộc tính của liên kết. Nếu liên kết mang thuộc tính “dofollow” thì nó sẽ cho phép công cụ tìm kiếm đi theo đến trang đích. Còn nếu liên kết là “nofollow” thì công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua. Như vậy những liên kết “nofollow” sẽ không có tác dụng như phiếu bầu đã nói ở trên, bạn cần chú ý đến điều này khi đặt link ra bên ngoài hoặc từ bên ngoài về website của mình.

2. Xây dựng liên kết nội bộ thế nào để bán được nhiều hàng hơn?

ban-hang-nhieu-hon-voi-bi-quyet-xay-dung-lien-ket-cho-website-2

Trước khi bàn về cách thức xây dựng thì hãy nói qua một chút về tác dụng của liên kết nội bộ với việc kinh doanh online của bạn. Thứ nhất là đứng về phía người dùng, khi khả năng điều hướng giữa các trang đích trong website tốt thì khách hàng sẽ dễ dàng tìm được sản phẩm họ muốn, nhờ vậy mà tỉ lệ mua hàng sẽ cao hơn. Liên kết nội bộ cũng là yếu tố cốt lõi của các phương thức tăng tốc bán hàng như bán chéo, bán thêm sản phẩm.

Còn đối với công cụ tìm kiếm như Google, các trang web có hệ thống liên kết nội bộ tốt luôn được đánh giá cao, chỉ số Page Rank của các site đồng đều, thời gian chỉ mục (index) nhanh. Những điều này đều góp phần vào việc đưa website bán hàng của bạn lên thứ hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm, nhờ đó sẽ làm tăng khả năng tiếp cận với người dùng.

Trước khi xây dựng hệ thống liên kết bên trong của website bạn cần xác định bộ từ khóa chính, các trang đích quan trọng, có thứ hạng cao hoặc được nhiều backlink trỏ đến. Như vậy hệ thống link của bạn sẽ tập trung hơn mà không bị dàn trải. Sau đó hãy áp dụng một số bí quyết sau:

2.1. Đặt liên kết nội bộ tại những trang có nhiều backlink

Mục đích của việc tạo backlink là muốn trang đích nhận được nhiều phiếu bầu hơn làm gia tăng sự uy tín. Mà nếu trang đích đó được công nhận là uy tín thì các liên kết nội bộ bên trong nó cũng được đánh giá cao hơn.

2.2. Đặt liên kết điều hướng đến những trang quan trọng

Nếu bạn muốn bán được nhiều hàng hơn thì hãy tập trung vào trang sản phẩm, cố gắng đẩy “top” cho chúng. Mà muốn vậy thì càng nhiều liên kết nội bộ trỏ về sẽ càng đem lại hiệu quả tốt hơn.

2.3. Thêm Breadcrumb

Breadcumb là một thuật ngữ khá lạ, nhưng thực tế lại được sử dụng rất phổ biến trên các website, nó là một thanh điều hướng phụ giúp người dùng biết được mình đang ở ví trí nào trên trang web đó. Ví dụ: Trang chủ > Thời trang nam > Áo sơ mi > Sơ mi cổ trụ.

2.4. Thêm từ khóa vào cụm từ chèn liên kết nội bộ (Anchor Text)

Khi kết hợp từ khóa với liên kết nội bộ bạn vừa làm tăng khả năng điều hướng người dùng, vừa tăng thứ hạng cho các trang đích và xác định lĩnh vực của trang đó.

3. Tác dụng và những điều lưu ý khi xây dựng liên kết để tăng tối đa doanh thu

Như đã nói ở trên, liên kết bên ngoài bao gồm hai loại là External Link (liên kết điều hướng ra ngoài) và Backlink (liên kết từ ngoài điều hướng về web). Đối với SEO và việc kinh doanh thì Backlink thường được coi trọng hơn vì nó mang lại nhiều lợi ích, có thể liệt kê một số như sau:

3.1. Tăng lượng truy cập

Đây là lợi ích đầu tiên và dễ thấy nhất của Backlink, nó giống một tấm vé mời chào khách hàng đến với website của bạn vậy. Hiển nhiên, có càng nhiều người tới thì tỉ lệ bạn bán được sản phẩm càng cao.

3.2. Tăng độ uy tín cho website

Các công cụ tìm kiếm coi mỗi Backlink là một phiếu bầu, nếu có nhiều website uy tín bầu thì website của bạn càng trở nên uy tín hơn. Mà độ uy tín lại ảnh hưởng tới thứ hạng của trang web khi người dùng tìm kiếm các cụm từ khóa liên quan.

3.3. Tăng tốc độ lập chỉ mục (Index)

Hiểu một cách đơn giản thì lập chỉ mục (index) là việc các công cụ tìm kiếm duyệt qua website của bạn và đưa nó lên danh sách kết quả tìm kiếm, càng được lập chỉ mục nhanh thì bạn càng tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, đồng thời hạn chế tình trạng bị sao chép nội dung. Khi đặt Backlink tại website khác, con bọ tìm kiếm sẽ lần theo liên kết này về website của bạn, như vậy bạn sẽ được “ăn ké” một lần quét của các công cụ.

3.4. Đẩy “top” từ khóa nhanh hơn

Khi bạn thêm từ khóa chính vào cụm từ chèn Backlink thì đồng thời cũng giúp từ khóa đó nhanh chóng lên “top” hơn khi người dùng tìm kiếm. Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy nhưng mọi thứ sẽ thành vô nghĩa nếu Backlink bạn đặt hoàn toàn vô nghĩa, thậm chí là đem lại nguy hiểm cho website nếu gặp phải tình huống sau:

  • Backlink mang thuộc tính “nofollow”: Ngoài tác dụng điều hướng người dùng thì những liên kết này không có ý nghĩa với công cụ tìm kiếm.
  • Backlink tại các trang bị Google liệt vào danh sách đen: Hãy tưởng tượng bạn đang tranh cử chủ tịch nước, nhưng các phiếu bầu của bạn chỉ toàn đến từ thành phần nguy hiểm như trộm cắp, có tiền án tiền sự, đang chịu kiểm soát,… thì liệu rằng bạn có thể đắc cử không? Tương tự như vậy với Backlink, nếu có quá nhiều liên kết trỏ về bị đặt vào web đen, web lừa đảo thì trang web của bạn có khả năng bị tụt hạng.

Còn về phía External Link, nó hầu như không có tác dụng nào về mặt SEO, thậm chí còn làm tăng tỉ lệ khách hàng rời bỏ trang web của bạn. Nó chỉ được dùng vào các trường hợp bạn thực hiện trao đổi liên kết với các website khác mà thôi.

4. Những bí quyết xây dựng hệ thống Backlink chất lượng

ban-hang-nhieu-hon-voi-bi-quyet-xay-dung-lien-ket-cho-website-5

4.1. Đặt Backlink tại website uy tín

Độ uy tín của một website phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng bạn có thể dựa vào những chỉ số như Page Rank (thứ hạng của trang do công cụ tìm kiếm xác định), Page Authority (chỉ số đánh giá chất lượng của trang), Domain Authority (chỉ số đánh giá chất lượng toàn website), mức độ nổi tiếng, lượng truy cập. Những chỉ số này càng cao thì Backlink càng được đánh giá tốt. Bạn có thể chủ động liên hệ với người quản lý những website này để được đặt Backlink “dofollow”, dĩ nhiên là sẽ mất một khoản phí nhất định.

4.2. Xây dựng website vệ tinh

Thay vì phải liên hệ với bên ngoài để được đặt Backlink thì bạn có thể tự xây dựng hệ thống trang web của riêng mình rồi đặt bao nhiêu tùy thích. Cách làm này sẽ không bị phụ thuộc vào ai nhưng lại tốn rất nhiều thời gian để biến những site vệ tinh thành trang có uy tín. Dân SEO thường áp dụng để có hệ thống Backlink ổn định, nhưng với người tập trung vào việc bán hàng như bạn thì chưa chắc đã phù hợp, nhưng nếu muốn lâu dài thì đây là phương án khá tốt.

4.3. Đặt Backlink tại diễn đàn

Có lẽ đây là cách tạo Backlink đơn giản nhất, bạn chỉ cần lập tài khoản trên các diễn đàn rồi khéo léo đặt liên kết trỏ về website của mình qua những bài viết. Cách làm này tốn ít chi phí và thời gian, nhưng hiệu quả đem về không cao do đa phần các diễn đàn cho phép đặt liên kết thoải mái thường có độ uy tín thấp, còn những diễn đàn “xịn” như webtretho.com, lamchame.com, tinhte.vn,… lại quy định rất ngặt nghèo về vấn đề này.

4.4. Tự tạo nội dung để đặt Backlink

Thực tế là chẳng ai muốn đặt backlink cho người khác tại website của mình, vì với họ chúng là External Link, gần như vô nghĩa, thậm chí là có hại cho web họ. Nếu không có nhiều tiền để trả phí cho họ để được đặt Backlink thì bạn có thể đưa cho họ lợi ích khác, đơn giản như nội dung hữu ích chẳng hạn. Thông thường website được chọn sẽ liên quan đến lĩnh vực mà bạn kinh doanh, ví dụ bạn chuyên bán thắt lưng nam thì bạn có thể viết bài cho trang chuyên thời trang nam, sau đó khéo léo dẫn link về web của mình. Nếu bài viết của bạn hay, chất lượng, kéo được nhiều truy cập cho đối tác thì họ sẽ chấp nhận Backlink dofollow của bạn.

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu những lợi ích khi xây dựng hệ thống liên kết đối với kinh doanh online, hỗ trợ bạn kiếm được nhiều khách hàng hơn, cùng với một số bí quyết áp dụng. Nếu bạn còn những bí quyết khác thì hãy chia sẻ ngay ở phần bình luận cho mọi người nhé.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM