5 sai lầm đặt tên doanh nghiệp phá hủy thương hiệu kinh doanh

Tham khảo ý kiến quá nhiều người, lựa chọn tên quá dài hay “sính ngoại” là những điều cần tránh khi đặt tên doanh nghiệp.

5 sai lầm đặt tên doanh nghiệp phá hủy thương hiệu

5 sai lầm đặt tên doanh nghiệp phá hủy thương hiệu

Trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, việc lựa chọn một cái tên phù hợp luôn là vấn đề đau đầu của các nhà sáng lập bởi nó không chỉ có ý nghĩa hiện tại mà còn theo suốt bạn trong tương lai. Tên doanh nghiệp, cửa hàng vô cùng quan trọng, nó làm nên thành công trong quá trình kinh doanh, là yếu tố đầu tiên khiến người tiêu dùng nhớ đến và tạo nên tính riêng biệt. Eli Atlman - Giám đốc chiến lược Công ty Tên và Thương hiệu A Hundred Monkeys tại San Francisco đã từng chia sẻ: “Cách hay để nghĩ ra tên gọi là để nó có thể bắt đầu cho một câu chuyện. Nó không phải là sự tóm lược đầy đủ những gì doanh nghiệp đang làm”.

1. Sử dụng tên có sẵn

Hiện nay vấn đề các doanh nghiệp có tên trùng nhau đang trở thành vấn đề nhức nhối, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng nhận diện thương hiệu mà còn liên quan tới vấn đề bản quyền. Nhiều người nghĩ đơn giản bản thân chỉ lập một cửa hàng nhỏ, việc sử dụng tên trùng cũng không sao, tuy nhiên đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Người tiêu dùng sẽ không thể nhớ đến doanh nghiệp giữa hàng loạt cái tên giống hệt nhau và thương hiệu của bạn dễ dàng chìm ngỉm trong sự hỗn độn đó. Để tránh mọi việc rắc rối có thể xảy ra, bạn nên nghiên cứu trước tên gọi trước khi sử dụng bằng cách dùng Google để xem tên mình định dùng đã có ai sử dụng chưa.

2. Tham khảo ý kiến quá nhiều người

Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”. Tiếp thu quá nhiều ý kiến, không có chính kiến riêng đã khiến toàn bộ công sức của anh chàng đẽo cày đổ xuống sông xuống biển, sản phẩm làm ra không giải quyết được tình hình thực tế. Việc đặt tên cũng như vậy, bạn không nên tham khảo quá nhiều ý kiến bởi đơn giản kết quả cuối cùng là bạn chỉ được chọn một cái tên và bạn có thể sẽ chìm trong bế tắc không biết chọn một cái tên như thế nào giữa hàng đống cái tên được đưa ra. Mặc dù lắng nghe luôn mang lại hiệu quả cao nhưng ở đây sự cảm nhận cá nhân có thể đem lại kết quả sai lệch vì vậy bạn cần những người tư vấn có thể khoanh vùng nhận thức của họ ở một mức nhất định.Hãy tham khảo ý kiến của một số người nhất định – những người có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn bởi đó mới chính là nguồn tài liệu quý báu.

3. Lựa chọn tên quá dài

Đây cũng là một điều cấm kỵ khi đặt tên cho doanh nghiệp hay cửa hàng. Lựa chọn một cái tên quá dài không chỉ khiến khách hàng khó nhớ mà còn khiến cho mọi nơi mà tên doanh nghiệp xuất hiện (biến hiệu, card, chữ ký...) trong thật thiếu thẩm mỹ. Họ hoàn toàn có thể bước chân sang cửa hàng khác nếu họ không nhớ nổi tên cửa hàng bạn như thế nào.

4. Mắc phải lỗi chính tả hay phát âm

Mặc dù là tiếng mẹ đẻ, được tiếp xúc từ khi mới lọt lòng nhưng rất nhiều người trẻ khởi nghiệp vẫn mắc lỗi sai chính tả khi đặt tên cho doanh nghiệp. Đối tác và khách hàng sẽ cảm thấy thế nào khi đơn vị mình tin tưởng, hợp tác lại mắc lỗi ngớ ngẩn về chính tả. Do đó bạn cần tránh xa những từ hay nhầm lẫn như “n” và “l”, “x” và “s”, “c” và “k”….., đồng thời tránh những từ, câu khiến người ta liên tưởng đến những thứ không tốt đẹp hay những tên khó phát âm.

5-sai-lam-dat-ten-doanh-nghiep-pha-huy-thuong-hieu-3

Đặt tên doanh nghiệp độc lạ, hấp dẫn khách hàng

Hoặc ngay cả khi bạn lựa chọn tên tiếng anh, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn viết đúng chính tả và ngữ pháp để tránh mang lại cảm giác khó chịu cho người nhìn. Nếu như bạn cảm thấy lo lắng về cái tên dự định hãy tham khảo ý kiến của những người xung quanh.

5. Không tạo sự khác biệt hoặc ấn tượng

Tại sao khách hàng nhớ đến doanh nghiệp đối thủ mà không phải là bạn? Bỏ qua các yếu tố về sản phẩm, chính sách chăm sóc hay độ uy tín thì chính cái tên độc đáo, khác biệt, gây ấn tượng chính là yếu tốt then chốt. Sự độc đáo trong tên gọi tạo ấn tượng với khách hàng ngay từ lần đầu họ thấy cửa hàng. Ngoài ra hãy xây dựng những câu chuyện đằng sau mỗi cái tên đó, đây cũng chính là cách khiến cho Apple, Samsung hay Coca trở nên nổi tiếng. Tạo nên một bức mà kỳ bí, gây ra sự tranh cãi là cách truyền thông vô cùng hiệu quả.

Nhiều người đã ví von rằng “Đặt tên cho doanh nghiệp rất giống với việc bạn xây viên gạch ở góc của một toà nhà. Một khi nó đã vào chỗ của mình rồi thì việc xây dựng và cấu trúc còn lại cứ thế tiến hành theo cái mốc đã đặt ra. Nếu công việc đầu tiên này thất bại, thậm chí chỉ một chút thôi, phần xây dựng còn lại cũng sẽ thất bại và đường thẳng sẽ biến thành đường xiên”. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để phục vụ công việc trong tương lai.

6. Đánh đồng xây dựng thương hiệu với truyền thông.

Truyền thông chỉ là một phần trong hoạt động xây dựng thương hiệu. Bạn không thể nào tạo nên một thương hiệu bằng cách quảng cáo và truyền thông, bạn cần một chiến lược hoàn chỉnh và những con người có khả năng giúp bạn thực hiện chiến lược ấy. Trong thời đại internet ngày nay, việc quảng cáo rầm rộ cho một sản phẩm/dịch vụ kém chỉ giúp cho sản phẩm/dịch vụ ấy mau lụi tàn mà thôi. Vì thế, trước khi tung ra những thông điệp hoa mỹ về sản phẩm/dịch vụ của mình, hãy đầu tư thoả đáng vào việc sáng tạo một sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo trước đã.

Thương hiệu

7. Sa đà vào cuộc chiến giá cả.

Đẩy thương hiệu vào cuộc đua giá rẻ không bao giờ là lựa chọn sáng suốt. Không sớm thì muộn sẽ có đối thủ khác đưa ra mức giá thấp hơn và bạn không thể nào cứ mãi hạ giá để cạnh tranh với họ. Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn và đối thủ có cùng mức giá, hãy dùng những lý do khác để thuyết phục khách hàng chọn thương hiệu của bạn. Khăn giấy hiệu Pulppy có giá bán cao hơn khăn giấy mang thương hiệu riêng của siêu thị nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn chọn mua Pulppy vì những giá trị vô hình mà thương hiệu này đã xây dựng. Vì vậy, hãy chiến thắng đối thủ trong cuộc chiến niềm tin của khách hàng, khi ấy, bạn sẽ không phải bận tâm nhiều trong cuộc đua giảm giá.

8. Hứa nhiều, làm ít

Cách làm thương hiệu ít tốn kém nhất là thông qua khách hàng. Để biến khách hàng thành người truyền bá thương hiệu, hãy hứa ít nhưng làm nhiều. Chính vì lời nói không mất tiền mua, nên đôi lúc bạn sẽ muốn hứa hẹn thật nhiều, kể cả những điều vượt quá khả năng của mình. Vì thế, hãy cố gắng chỉ cam kết những điều có thể và thực hiện thật tốt. Nếu bạn muốn đề cao dịch vụ thân thiện, đừng để nhân viên càu nhàu về khách hàng. Nếu sản phẩm của bạn có phong cách thời thượng, hấp dẫn nhất, dĩ nhiên cửa hàng hay phòng trưng bày của bạn cũng phải được bày trí thật bắt mắt, sành điệu.

Thương hiệu

Bên cạnh đó, bạn cần chọn một thông điệp thật tập trung, tránh cố gắng quá ôm đồm nhiều đối tượng. Hãy chọn một phần thật thuyết phục, độc đáo trong cam kết của mình và chú trọng vào đó thay vì cố gắng chuyển tải tất cả 10 điều khác nhau trong một cam kết.

9. Thương hiệu chắp vá

Thương hiệu của bạn không in sâu vào tâm trí khách hàng, không gợi cho họ một điều gì ấn tượng và khác biệt, có chỉ là việc đi cóp nhặt và chắm vá các doanh nghiệp khác mà thôi. Một số công ty hay nghĩ rằng “nếu chỉ cần đạt được từng này phần trăm của thị trường là đủ giàu rồi.” Nhưng để có được từng đấy phần trăm của thị trường, bạn cần thuyết phục khách hàng tin và lựa chọn thương hiệu của mình. Bạn không thể “ăn theo” thành công của thương hiệu dẫn đầu trong ngành, thay vào đó, bạn cần phải là chính mình. Sẽ có một bộ phận khách hàng “hợp rơ” với bạn và họ sẽ chọn bạn thay vì thương hiệu lớn khác. Hãy tạo cho mình sự khác biệt đặc trưng. Nếu bạn muốn cạnh tranh với Starbucks, bạn cần nhiều hơn là những ly cà phê mang đi với những cái tên kiểu Ý, tìm cho mình nét riêng mà Starbucks không có như phong cách trang trí đặc trưng, các hoạt động giải trí nhẹ nhàng cho khách, hoặc cho phép khách hàng chọn hạt cà phê và xay tại chỗ, v.v. Nói tóm lại, hãy tạo sự khác biệt cho chính mình.

10. Khi cái tên công ty quá phổ biến

Một số công ty có xu hướng chọn tên công ty trùng với tên sản phẩm kinh doanh, thoạt nghe có vẻ hợp lý nhất là khi họ có một sản phẩm hoàn toàn tiên tiến, mới lạ trên thị trường còn khan hiếm. Nhưng đến một lúc nào đó, sản phẩm ấy trở nên quá phổ biến thì cái tên đã chọn sẽ chịu ảnh hưởng.

11. Khi tên công ty mang tính chung chung

Đây là tình huống khá nan giải, không dễ để xử lý lại từ đầu. Thoạt nghe qua tên có vẻ ổn vì mọi người đều hiểu cả, nhưng khi công việc kinh doanh tiến triển, bạn muốn phát triển việc kinh doanh của mình lên thì cái tên này lại không có đủ sự khác biệt cần thiết. Khi mở rộng kinh doanh, họ không thể khiến khách hàng chú ý đến mình. Những cái tên miêu tả, chung chung hoặc nôm na thường không để lại ấn tượng trong tâm trí người khác và dễ trở nên sai lệch khi công ty phát triển theo thời gian.

12. Cái tên có gắn đến một địa danh nào đó

Điều này thường xuyên xảy ra. Một doanh nghiệp mới hay thích đặt tên mình kèm theo thành phố nơi họ đặt trụ sở, ví dụ như Công ty Địa ốc Pittsburg. Khi họ mở rộng phạm vi hoạt động và đặt chi nhánh ở nhiều địa điểm khác thì địa danh đi kèm trong tên không còn liên quan nữa. Mặt khác, khi khách hàng của họ có nhu cầu tìm kiếm đối tác ở thành phố khác, họ cũng nghĩ rằng công ty này chỉ hoạt động ở Pittsburg mà thôi. Thay vì đặt lại tên thương hiệu hoặc định vị lại, các công ty thường chi nhiều tiền truyền thông để khách hàng nhớ rằng họ có hoạt động ở nhiều thành phố khác nữa. Trừ phi bạn kinh doanh những mặt hàng đặc sản của địa phương, tốt nhất nên chọn một cái tên dựa trên đặc tính thương hiệu thay vì vị trí địa lý.

Kinh doanh

13. Khi công ty kế thừa tên cá nhân không còn sức ảnh hưởng 

Trước khi đổi tên công ty, bạn nên đánh giá lại giá trị thương hiệu cũng như mức độ nhận biết bởi khách hàng hiện tại và tiềm năng. Có những công ty dù mang tên người sáng lập nhưng đã để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng như Ogilvy & Matther, nhưng lại có một số trường hợp những tên riêng này có thể gây khó khăn như khi bạn bán công ty mang tên mình đi thì sẽ thế nào? Hoặc nếu sáp nhập với một đối tác khác, bạn có cần thêm tên đối tác vào hay không? Nếu tên bạn khó nhớ, khó đọc hoặc tối nghĩa thì sao?

Trên đây là những trong số những tình huống nên đổi tên công ty. Quy trình thay đổi cần được cân nhắc và thực hiện cẩn trọng nhưng kết quả mang lại có thể vượt trên cả kỳ vọng, nhất là khi công ty của bạn đã tiến xa so với lúc mới thành lập. Nếu bạn từng phải thay đổi tên công ty, hãy chia sẻ kinh nghiệm tại đây để mọi người cùng tham khảo nhé.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM