Sapo tham dự Diễn đàn Đối đầu Thương mại Mỹ - Trung và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU

Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận toàn diện và kịp thời với diễn biến mau lẹ và sâu sắc của cạnh tranh chiến lược và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung cũng như điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn “Đối đầu Thương mại Mỹ - Trung và Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam – EU” vào ngày 18/7/2019 tại Capella Parkview, TP Hồ Chí Minh. Cùng với đó, Sapo tham dự diễn đàn với vai trò là nhà tài trợ đồng hành cùng VECOM và đặt booth để tăng sự hiện diện của thương hiệu Sapo đến với nhiều người.

Đối đầu Thương mại Mỹ - Trung và Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam – EU

Để các doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về đối đầu thương mại Mỹ - Trung và Những tác động tới doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm sang các thị trường nước ngoài, Diễn đàn quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực. Ông Lê Đình Tĩnh, Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương nói về đối đầu thương mại Mỹ Trung. Đại diện các hiệp hội da giày, xuất khẩu thuỷ sản cùng các nhà quản lý sẽ bàn về tác động của những biến động nói trên tới doanh nghiệp. Tại phần cuối, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, ông Phạm Tấn Đạt, CEO FADO, đối tác được uỷ quyền toàn cầu của Alibaba.com và các đại diện Bộ ngành sẽ nói về cách khai thác cơ hội từ xuất khẩu trực tuyến. Diễn đàn đã thu hút 600 khách mời, chủ yếu là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Ông Nguyễn Thanh Hưng - Chủ tịch VECOM chia sẻ tại diễn đàn

“Tại sao đối đầu căng thẳng Mỹ - Trung và Hiệp định EVFTA có hiệu lực lại được VECOM quan tâm? Kết cục ra sao thì còn phải theo dõi nhưng đến nay có thể kết luận rằng cuộc chơi thương mại hiện đại là cuộc chơi dính dáng đến công nghệ.”Chủ tịch VECOM Nguyễn Thanh Hưng chia sẻ.

Thông tin muốn chuyển tải tại Diễn đàn Đối đầu thương mại Mỹ - Trung và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU” là trong bối cảnh phức tạp của địa chính trị, địa kinh tế toàn cầu, chúng ta phải hết sức chủ động để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử để có thể chủ động cân đối, lèo lái qua mọi khủng hoảng, thẳng tiến lên phía trước, thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phát triển kinh tế - thương mại, đặc biệt là xuất khẩu thông qua kênh trực tuyến.

Đặc biệt, Diễn đàn ưu tiên trao đổi việc khai thác cơ hội từ xuất khẩu trực tuyến. EVFTA ghi nhận thương mại điện tử làm gia tăng cơ hội thương mại trong nhiều lĩnh vực, sẽ thúc đẩy phát triển thương mại điện tử giữa các bên và có các quy định cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Trong ngắn hạn, xuất khẩu trực tuyến là một trong những kênh hiệu quả nhất để nhanh chóng tiếp cận tới mọi thị trường, bao gồm những thị trường đang có tranh chấp thương mại. Trong dài hạn, xuất khẩu trực tuyến là xu hướng tất yếu, giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng…

Diễn đàn được diễn ra với 3 phần chính:

Phần I: Đối đầu Thương mại Mỹ - Trung 

Với chủ đề Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và hàm ý cho Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đình Tĩnh cho hay: "Trung Quốc hiện đang có tham vọng làm bá chủ Thế giới và hoàn toàn không chấp nhận mô hình luật lệ của Mỹ và phương tây. Trung Quốc muốn "mò đá qua sông" tức là mình tự lực cánh sinh, không nhờ nước khác giúp đỡ. Muốn đưa đất nước mình theo hướng hiện đại hóa khác Mỹ hóa, không theo con đường của chủ nghĩa thực dân Phương Tây. Còn phía Mỹ, luôn luôn coi Trung Quốc là đối thủ chính của mình".

Tiến sĩ Lê Đình Tĩnh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao

Trong bối cảnh đó, việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ngày 30/6/2019 là một bước đi quan trọng trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Hơn nữa, Hiệp định này được ký kết trong bối cảnh kinh tế - thương mại toàn cầu đang đứng trước những thách thức to lớn từ cạnh tranh chiến lược và tranh chấp thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương và yêu cầu cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm thích ứng hơn với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá, kinh tế số và thương mại điện tử.

Kết thúc phần 1 là buổi tọa đàm do Bà Bùi Thị Phương Chi - Giám đốc Kênh truyền hình Kinh tế - Tài chính VITV điều phối. Tham gia cuộc tọa đàm bao gồm Ông Lương Văn Tự, Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyên Trưởng đoàn đàm phán Kinh tế thương mại Chính phủ và Đoàn đàm phán gia nhập WTO, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao, TS. Lê Đình Tĩnh, TS. Cấn Văn Lực, Ông Tô Ngọc Sơn, Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực, Đại diện cấp cao quốc gia Việt Nam - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam.

Cuộc tọa đàm kết thúc Phần 1 của diễn đàn

Phần II: Đối đầu Thương mại Mỹ - Trung và EVFTA những tác động tới doanh nghiệp

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang tiếp diễn khó lường. Đầu tháng 5, Mỹ đã chính thức nâng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và khởi động trình tự pháp lý để áp thuế 25% đối với thêm 300 tỷ USD mặt hàng nhập khẩu nữa từ Trung Quốc. Trung Quốc đã tuyên bố bắt đầu tăng mức thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ từ ngày 1/6/2019 với các mức 25%, 20% hoặc 10%; đồng thời giữ nguyên nhóm đã áp thuế 5% trước đây. Tiếp đó, ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành chính tuyên bố cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị nước ngoài gây nguy hại đến an ninh quốc gia, mở đường cho việc cô lập hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 20/5, Chính phủ Mỹ đã tạm hoãn thực thi lệnh cấm xuất khẩu công nghệ của Mỹ cho tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc cho tới giữa tháng 8 tới nhằm giảm thiểu những rắc rối gây ra cho khách hàng của hãng công nghệ này trên thế giới.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

Vậy giữa cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc thì cơ hội và rủi ro nào sẽ tới đối với nền kinh tế của Việt Nam? Trong một tham luận về vấn đề này TS. Nguyễn Hoàng Dũng và Ths. Phùng Tuấn Thành (Khoa Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới có chi phí sản xuất thấp nhất trên thế giới. Do đó, khi hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ bị áp mức thuế cao thì các công ty sẽ có xu hướng chuyển cơ sở sản xuất tại Trung Quốc qua quốc gia khác, và Việt Nam, một quốc gia liền kề Trung Quốc, sẽ luôn được ưu tiên trong danh sách lựa chọn.

PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM

Phần III: Khai thác cơ hội từ xuất khẩu trực tuyến 

Tại Diễn đàn, một chủ đề quan trọng sẽ được các diễn giả bàn tới là khai thác cơ hội từ xuất khẩu trực tuyến.

Lâu nay, phương thức truyền thống để hàng hoá Made in Vietnam tìm đến các nhà nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc là tham gia triển lãm, tìm đến văn phòng xúc tiến thương mại, đại sứ quán, phái đoàn của Việt Nam tại nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể đón đoàn đối tác đến thăm doanh nghiệp, thông qua các nhà môi giới nhập khẩu...

Ông Phạm Tấn Đạt, CEO FADO, Authorized Global Channel Partner of Alibaba.com

"Với những phương thức này, doanh nghiệp mất tối thiểu 6 tháng từ lúc tiếp xúc đối tác đến lúc ký được hợp đồng", ông Phạm Tấn Đạt (CEO FADO, Authorized Global Channel Partner of Alibaba.com) nói. Theo đánh giá của ông, đây là quãng thời gian quá lâu, nhất là trong bối cảnh thị trường thường xuyên xoay chuyển có lúc chỉ sau một dòng Tweet của Tổng thống Mỹ.

Để giải quyết bài toán này, Thương mại Điện tử xuyên biên giới chính là kênh hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nhà nhập khẩu, thị trường thế giới. Thông qua các kênh hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến như các sàn thương mại điện tử Amazon, Alibaba..., các nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng phạm vi tiếp cận khách hàng, có thể lựa chọn được thị trường/đối tác xuất khẩu trực tiếp, không qua trung gian, và giảm thiểu nguy cơ bị “dìm” giá sản phẩm. Hiện Fado phối hợp cùng Vecom phối hợp thực hiện chương trình làm thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, ông Đạt cho hay. Fado hỗ trợ hai vấn đề chính là kiến thức và dịch vụ. Về kiến thức, ông Phạm Tấn Đạt cho biết công ty sẽ cung cấp cách vận hành một công ty trên môi trường online. Ngoài ra, Fado cũng giúp doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ để nhanh chóng tiếp cận khách hàng toàn cầu.

Ông Trần Quý Hiến FBA Freedom: Amazon: Con đường nhanh nhất bán lẻ sang Hoa Kỳ

Tọa đàm phiên 3 của diễn đàn

Tham gia Diễn đàn lần này Sapo đã đặt booth tại sự kiện và thu hút được đông đảo sự quan tâm của nhiều người. Sapo thu hút được sự quan tâm của nhiều người với trò chơi "vòng quay may mắn" với những phần quà hấp dẫn.   Ngoài ra, sản phẩm của Sapo nhận được sự quan tâm đặc biệt từ những khách mời tham dự diễn đàn. Một số hình ảnh từ sự kiện diễn đàn:

Khách hàng quan tâm đặc biệt đến sản phẩm của Sapo

Một điểm đặc biệt là bên lề các phiên họp chính của Diễn đàn, VECOM sẽ phối hợp với các đối tác triển khai công tác hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp muốn làm xuất khẩu trực tuyến, từ việc tư vấn, đào tạo các kỹ năng, kiến thức cần có khi muốn xuất khẩu trực tuyến, đến việc hỗ trợ các giải pháp về hậu cần, logistic... để doanh nghiệp có thể tập trung sản xuất sản phẩm, hàng hóa “made in Vietnam” có giá trị thặng dư lớn hơn.

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM