Bạn đang tìm hiểu về nhượng quyền kinh doanh trong bán lẻ?

Trong những năm gần đây, kinh doanh nhượng quyền đang dần trở thành một trong những hình thức kinh doanh được quan tâm nhất. Một trong những lý do khiến loại hình kinh doanh này trở nên đặc biệt hơn có thể nói chính là sự “an toàn”.

Vậy nhượng quyền thương hiệu có thực sự an toàn như nhiều người vẫn nghĩ? Và để kinh doanh theo mô hình này thì đâu là những điều mà bạn cần lưu ý? Hãy cùng Sapo tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Kinh doanh nhượng quyền là gì?

Kinh doanh nhượng quyền được hiểu đơn giản là cho phép một cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm, mô hình hoặc cách thức kinh doanh dựa trên những hình thức và phương pháp kinh doanh đã có từ trước trên thị trường. 

kinh doanh nhượng quyền

Đối với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp các sản phẩm, công thức, mô hình hay cách thức kinh doanh cho bên nhận nhượng quyền. Đổi lại, bên nhận nhượng quyền sẽ cần trả một số tiền hoặc phần trăm doanh thu nhất định từ việc kinh doanh sản phẩm.

Tùy vào từng trường hợp, thương hiệu và hoàn cảnh mà các điều kiện cụ thể sẽ được linh hoạt theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. 

2. Các mô hình nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay

Trên thực tế, kinh doanh nhượng quyền có khá nhiều loại hình và theo đó chính sách cũng như hình thức kinh doanh cũng khác nhau.

2.1 Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Đây là hình thức nhượng quyền có mức độ chặt chẽ tương đối cao giữa người nhượng quyền và người nhận nhượng quyền. Hợp đồng và chính sách của hình thức kinh doanh này thường có thời hạn khá dài, lên tới 30 năm và tài sản nhượng quyền gồm ít nhất 4 loại:

  • Bí quyết kinh doanh: Gồm các thông tin về chiến lược kinh doanh, quy trình vận hành cũng như các chính sách quản lý, điều hành và hỗ trợ trong kinh doanh.
  • Chuyển giao công nghệ sản xuất và kinh doanh.
  • Công thức và quy trình quản lý sản phẩm/ dịch vụ.

nhượng quyền thương mại

Đối với hình thức này, người nhận nhượng quyền thường phải trả hai loại phí là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Phí nhượng quyền ban đầu được hiểu là khoản chi phải bỏ ra để mua thương hiệu và phải trả ngay khi ký kết. Phí hoạt động thường sẽ được tính là khoản phần trăm doanh số định kỳ của cơ sở nhượng quyền. 

Việc nhận nhượng quyền có nghĩa là bạn sẽ được hỗ trợ về nhiều mảng, tuy nhiên điều này không bao gồm các loại chi phí cố định hay chi phí phát sinh trong cửa hàng của bạn và ngay cả là nguyên vật liệu từ bên nhượng quyền. 

2.2 Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Trên thực tế, hình thức nhượng quyền kinh doanh không toàn diện sẽ không quá khắt khe như nhượng quyền toàn diện. Tất nhiên, nếu chính sách “dễ thở” hơn thì các hỗ trợ của thương hiệu với bên nhận nhượng quyền cũng ít hơn. Các hợp đồng nhượng quyền đa phần sẽ chỉ nhượng một trong số các loại tài sản:

Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên nhận nhượng quyền là bạn sẽ không trực tiếp sản xuất sản phẩm mà chỉ tập trung chủ yếu vào quá trình phân phối ra thị trường. 

Nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị: Đối với hình thức nhượng quyền này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận nhượng quyền các quyền kinh doanh và được hỗ trợ các hoạt động tổ chức cũng như vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền. 

kinh doanh nhượng quyền

Giấy phép sử dụng thương hiệu: Đây là hình thức nhượng quyền sử dụng thương hiệu cho việc sản xuất các mặt hàng không cùng ngạch. Hình thức này thường phù hợp với những thương hiệu có giá trị trường cao và có một lượng fan/ người dùng lớn.

Bạn có thể thấy rõ mô hình nhượng quyền này ở sự kết hợp của Disney với các Thương hiệu đồ chơi, đồ gia dụng để sử dụng hình ảnh của họ trên các sản phẩm của mình. 

2.3 Nhượng quyền có tham gia quản lý

Đối với các thương hiệu thuộc ngành dịch vụ, đây được xem là hình thức nhượng quyền tương đối phù hợp. Bởi đây là ngành cho yêu cầu rất cao về chất lượng dịch vụ cũng như nguồn nhân lực. 

Hình thức này vừa có thể giúp bên nhượng quyền quản lý được chất lượng chuỗi, vừa có thể hỗ trợ tối ưu cho việc chuyển giao công nghệ, mô hình kinh doanh.

2.4 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Với mô hình này, thương hiệu nhượng quyền sẽ đầu tư một phần vốn vào cơ sở nhận nhượng quyền dưới dạng liên doanh. Hình thức này phù hợp với các thương hiệu muốn tham gia sâu hơn vào công việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.

2.5 Thị trường nhượng quyền tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, kinh doanh nhượng quyền đang dần đến gần hơn với người kinh doanh bởi những ưu điểm mà hình thức này mang lại. Với tốc độ phát triển và xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế nhanh, Việt Nam đã trở thành thị trường tiềm năng được các thương hiệu quốc tế “để mắt” và tìm kiếm các cơ hội hợp tác nhượng quyền thương hiệu. 

Tính đến nay, đã có hơn 300 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Lĩnh vực nhận nhượng quyền thương mại nhiều nhất ở Việt Nam là chuỗi FnB, tiếp đến là cửa hàng bán lẻ nội thất, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, thời trang,...Tính riêng 2018, Việt Nam đã cấp phép nhượng quyền cho 17 thương hiệu nước ngoài như Puma SE, JYSK A/S,...

Tại Việt Nam. nhiều doanh nghiệp cũng đã hình thành mô hình nhượng quyền kinh doanh, tiêu biểu có thể kể đến cafe Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery,..., trong đó nhiều doanh nghiệp đã được cấp phép nhượng quyền ra nước ngoài. 

nhượng quyền cafe trung nguyên

Xu hướng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam chủ yếu đang dừng lại ở mô hình nhượng quyền cấp 1 nghĩa là nhượng quyền độc quyền. Với tiềm năng lớn về khả năng tiêu thụ và độ mở của nền kinh tế, nhiều thương hiệu đã lựa chọn hình thức nhượng quyền hàng loạt thay vì nhượng quyền từng cửa hàng như trước đây để đẩy nhanh tốc độ nhân rộng. 

Theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 8/12 thị trường hàng đầu được xác định là có giá trị nhất cho việc mở rộng toàn cầu. Và các lĩnh vực tiềm năng cho các doanh nghiệp nhượng quyền là Thực phẩm, đồ uống, giáo dục, y tế, thời trang, làm đẹp, khách sạn và cửa hàng tiện lợi,...

3. Nhượng quyền trong ngành bán lẻ

3.1 Thực tế nhượng quyền bán lẻ tại Việt Nam

Khảo sát năm 2004 của WFC cho thấy, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền thương mại đang hoạt động. Tuy là một con số khá khiêm tốn, tuy nhiên điều này có thể bước đầu tại ấn tượng năng động, hiện đại và hiệu quả kinh tế đối với các doanh nghiệp Việt. 

Thống kê cho thấy, mô hình nhượng quyền thương mại bán lẻ là ngành có tỷ lệ nhượng quyền cao chỉ sau ngành thực phẩm. Ở Việt Nam tuy chưa có thống kê chính thức về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong bán lẻ, tuy nhiên có thể thấy cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi và chuyển dịch lớn từ các kênh truyền thống sang kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi,...

Từ 01/01/2008, Việt Nam đã cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức vốn góp từ phía nước ngoài. Điều này giúp thị trường bán lẻ trở nên sôi động hơn bởi khả năng đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cho người tiêu dùng. 

nhượng quyền kinh doanh

Cùng với đó, ngành bán lẻ cũng là mô hình kinh doanh tương đối dễ nhượng quyền. Phương thức kinh doanh trong ngành bán lẻ có thể chuẩn hóa và dễ dàng nhượng quyền hơn các ngành khác.

Bên nhượng quyền hoàn toàn có thể trở thành nhà cung cấp cho các bên nhượng quyền nhờ tạo nên các tổng kho phân phối và nâng cao hiệu quả của cả hệ thống. Cùng với đó, bên nhượng quyền có thể dễ dàng nhượng quyền ở tất cả các loại hình như cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay trung tâm thương mại với quy mô khác nhau. 

Đặc biệt, các mô hình kinh doanh bán lẻ thường có khả năng xoay vòng vốn tương đối ổn. Vì vậy, khi nhận nhượng quyền từ những thương hiệu có tên tuổi, bạn thường sẽ chỉ mất một khoản vốn đầu tư cho cửa hàng, trang thiết bị cũng như các chi phí cố định khác.

Và bên nhận nhượng quyền sẽ được hỗ trợ về quy trình bán hàng cũng như công nghệ quản lý cửa hàng, nhân viên như các phần mềm quản lý bán hàng,...

3.2 Các thương hiệu nhượng quyền bán lẻ tại Việt Nam

Co.op Mart

Chuỗi siêu thị Co.op Mart ra đời vào năm 1998 bởi Saigon Co.op và đến nay sau hơn 20 năm đã trở thành địa chỉ mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng cả nước. Co.op có vai trò như nhà phân phối cho các nhà cung cấp và đang triển khai hệ thống Co.op Store, Co.op Food về khắp các tỉnh thành để mang lại nhiều tiện ích và yên tâm mua sắm cho người tiêu dùng. 

Với mô hình kinh doanh nhượng quyền, hệ thống Co.op sẽ hỗ trợ vốn cho các cửa hàng nhận nhượng quyền. Bao gồm việc thiết kế trưng bày, cũng như trang thiết bị bán hàng như máy tính, máy quét, phần mềm quản lý bán hàng,...Cùng với đó là việc cung cấp các mặt hàng với giá thành ưu đãi nhất để đảm bảo khả năng thu lời của cửa hàng. 

kinh doanh nhượng quyền

Daiso

Là một thương hiệu đến từ Nhật Bản với nhiều cửa hàng được kinh doanh theo hình thức nhượng quyền tại Việt Nam. Daiso được biết đến với lượng sản phẩm vô cùng đa dạng và chất lượng cao được nhập từ Nhật Bản như mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang,...với giá thành tương đối rẻ. 

Khi nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam, Daiso đã chuyển giao toàn bộ công nghệ vận hành, quản lý theo tiêu chuẩn của Daiso Nhật Bản. Từ cách bài trí, sắp xếp cửa hàng và sản phẩm để đảm bảo sự phong phú cũng như tối ưu trải nghiệm của người tiêu dùng. 

Family Mart

Với hơn 15000 cửa hàng trên toàn thế giới, Family Mart đã bước vào Việt Nam theo hình thức nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực cửa hàng tiện lợi. Đa dạng về sản phẩm nhằm phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất của người tiêu dùng như tạp phẩm, đồ ăn nhanh, giải khát,...

Ngoài việc chuyển giao công nghệ và sản phẩm, Family Mart cũng lên kế hoạch mở các trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ các đại lý, cửa hàng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn của Family Nhật Bản từ việc trang trí, bày biện đến an toàn thực phẩm. 

Trên đây là tổng quan về thị trường nhượng quyền thương mại ngành bán lẻ tại Việt Nam cũng như tiềm năng của ngành này trong tương lai. Sapo hy vọng rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp nhà kinh doanh hiểu rõ hơn về hình thức này. Để từ đó đưa ra được những nhận định, đánh giá để lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp.  

Tweet
5/5 (0 vote)

BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM